2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Na
2.2.2.4- Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên
- Bảng 2.10: Lao động phân theo trình độ chun mơn kỹ thuật:
Năm Tổng số Trên đại học Đại học, cao đẳng Trung học chuyên nghiệp Đào tạo nghề Chưa qua đào tạo 1995 1.144.335 105 17.165 19.453 183.093 924.519 1996 1.188.172 115 18.842 21.387 219.811 928.017 1997 1.227.653 130 19.642 23.939 238.655 945.287 1998 1.272.622 155 21.507 27.234 266.674 957.052 1999 1.322.792 185 23.750 30.556 289.691 978.610
2000 1.376.467 207 25.464 32.760 313.146 1.004.890 2001 1.428.187 221 27.422 34.562 336.195 1.029.787 2002 1.476.575 236 29.826 36.914 361.170 1.048.429 2003 1.522.022 258 32.419 39.268 390.094 1.059.983 2004 1.561.182 281 34.659 41.683 417.616 1.066.943 2005 1.589.904 350 37.044 44.199 440.403 1.067.908
Nguồn từ Cục Thống kê Đồng Nai
Qua số liệu trên ta nhận thấy mặc dù sau 10 năm từ 1996-2005 lực lượng
lao động chỉ tăng có 1,4 lần với tốc độ tăng bình quân 3,34%/năm, nhưng lao động đã qua đào tạo ở các cấp bậc đều tăng rất cao. Lao động có: trình độ trên đại học tăng 3,3 lần, với tốc độ tăng bình quân 12,79%/năm; trình độ đại học, cao đẳng tăng 2,2 lần, với tốc độ tăng bình quân 8%/năm; trình độ trung học chuyên nghiệp tăng 2,3 lần, với tốc độ tăng bình quân 8,55%/năm và trình độ chỉ qua đào tạo nghề tăng 2,4 lần, với tốc độ tăng bình quân 9,17%/năm. Nhìn chung, lực lượng lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2005 bằng 2,37 lần so với năm 1995, với tốc độ tăng bình quân của lao động đã qua đào tạo ở các cấp đạt 9,03%/năm, trong khi đó lao động chưa qua đào tạo nghề chỉ tăng có 1,15 lần, với tốc độ tăng bình qn chỉ có 1,45%/năm. Cơ cấu lao động phân theo trình độ chun mơn kỹ thuật của tỉnh Đồng Nai đã chuyển biến tích cực.
- Bảng 2.11: Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên mơn kỹ thuật
Đơn vị tính: %
Năm Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo Tỉ lệ LĐ đạt trình độ trên đại học Tỉ lệ LĐ đạt trình độ cao đẳng, đại học Tỉ lệ LĐ đạt trình độ trung học chuyên nghiệp Tỉ lệ LĐ được đào tạo nghề 1995 80.8 0.01 1.50 1.70 16.00 1996 78.1 0.01 1.59 1.80 18.50 1997 77.0 0.01 1.60 1.95 19.44 1998 75.2 0.01 1.69 2.14 20.95 1999 74.0 0.01 1.80 2.31 21.90 2000 73.0 0.02 1.85 2.38 22.75
2001 72.1 0.02 1.92 2.42 23.54 2002 71.0 0.02 2.02 2.50 24.46 2003 69.6 0.02 2.13 2.58 25.63 2004 68.3 0.02 2.22 2.67 26.75 2005 67.2 0.02 2.33 2.78 27.70 Tính từ Bảng 2.10
- Biểu đồ 2.7: Cơ cấu lực lượng lao động đã qua đào tạo:
Năm 1995 Năm 2005
Suốt giai đoạn từ năm 1996-2005, ở Đồng Nai cơ cấu lao động chưa qua đào tạo đã giảm dần liên tục qua các năm, năm 1995 chiếm tỉ trọng là 80,8% thì đến năm 2005 tỉ trọng này chỉ cịn 67,2%. Trong khi đó, lao động đã qua đào tạo các cấp đã tăng liên tục qua các năm: lao động có trình độ trên đại học năm 1995 chiếm 0,01%, đến năm 2005 là 0,02%; lao động có trình độ đại học, cao đẳng năm 1995 chiếm 1,5%, đến năm 2005 chiếm 2,33%; lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp năm 1995 chiếm 1,7%, năm 2005 chiếm 2,78% và lao động có trình độ chỉ qua đào tạo nghề năm 1995 chiếm 16%, đến năm 2005 chiếm 27,7%. Đây là dấu hiệu tốt cho tỉnh Đồng Nai, xu hướng phát triển phù hợp với xu hướng chung của cả nước và trên thế giới.
Tuy nhiên, mức độ tăng lao động đã qua đào tạo của tỉnh có chuyển biến cịn q chậm, nên tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cịn ít. Năm 1995 lao động đã qua đào tạo chiếm tỉ trọng 19,2%, đến năm 2005 tỉ trọng này cũng chỉ đạt 32,8%. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Tỉnh đến cuối năm 2005 thật sự còn quá thấp, chưa tương xứng với tầm vóc của một tỉnh có quy mơ nền kinh tế khá lớn so với rất nhiều tỉnh khác trong cả nước và cả giai đoạn dài có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao như Đồng Nai. Đặc biệt, tỉ trọng lao động chỉ qua đào tạo nghề của Tỉnh còn ở mức quá thấp (27,7%), nếu so với lực lượng lao động chưa qua đào nghề chỉ bằng 41,2%.
Nguyên nhân chủ yếu cơ cấu lao động chưa qua đào tạo nghề cịn ở mức cao là: Lao động phổ thơng nhập cư phần lớn là chưa qua đào tạo và có trình độ học vấn thấp, nhất là lao động nhập cư từ khu vực Miền Tây Nam bộ; Hệ thống trường đào tạo nghề trong Tỉnh còn thiếu, chủ yếu tập trung ở khu vực đơ thị; chưa có sự liên kết đào tạo một cách chặt chẽ giữa các trường và doanh nghiệp; Tỉnh chưa xây dựng cơ cấu lao động cần đào tạo theo ngành nghề cụ thể phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh, từ đó định hướng cho các trường xây dựng chỉ tiêu đào tạo theo từng ngành, nghề; Các trường đào tạo chưa thật sự tạo điều kiện tốt về thời gian cho người lao động để có thể vừa học vừa làm. Mặt khác, chất lượng lao động đã qua đào tạo cịn thấp, chưa mang tính chuyên nghiệp cao nên chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế của Tỉnh, mà đặc biệt là lao động chất lượng cao thiếu trầm trọng.
Vì vậy, việc tăng cường đào tạo lao động các cấp bậc để tăng nhanh tỉ lệ lao động qua đào tạo, mà đặc biệt là đào tạo nghề và lao động chất lượng cao một cách phù hợp, kịp thời là các vấn đề hết sức cấp bách đặt ra cho chính quyền các cấp của Đồng Nai cần phải tập trung giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2.2.2.5, Cơ cấu trình độ chun mơn nghiệp vụ cán bộ trong bộ máy quản lý hành chính của tỉnh:
- Bảng2.13: Cán bộ công chức của tỉnh theo trình độ chun mơn kỹ thuật: Đơn vị tính: người Năm Tổng số Trình độ trên đại học Đại học, cao đẳng Trung học chuyên nghiệp Sơ cấp, khơng có bằng cấp 2005 2.439 59 1.607 525 248 2006 2.676 59 1.736 503 378 2007 2.726 63 1.758 554 351
Nguồn số liệu từ Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai
- Bảng 2.14: Cơ cấu lực lượng cán bộ công chức của tỉnh phân theo trình độ
chun mơn kỹ thuật: Đơn vị tính: %
Năm Tổng số Trình độ trên đại học Đại học, cao đẳng Trung học chuyên nghiệp Sơ cấp, khơng có bằng cấp 2005 100 2,4 65,9 21,5 10,2 2006 100 2,2 64,9 18,8 14,1 2007 100 2,3 64,5 20,3 12,9 Tính từ bảng 2.12
Qua số liệu trên ta nhận thấy rằng:
- Lực lượng cán bộ cơng chức có trình độ trên đại học ở Đồng Nai cịn q ít và tăng chậm. Trong khi năm 2005 có 59 người, thì đến năm 2007 cũng chỉ tăng lên được 63 người và chiếm tỉ lệ có 2,3% trên tổng số cán bộ cơng chức của Tỉnh. Số cán bộ có trình độ trên đại học tập trung làm việc chủ yếu ở cấp tỉnh và một số ít ở thành phố Biên Hòa.
- Cán bộ cơng chức có trình độ đại học, cao đẳng chiếm phần lớn trong tổng số cán bộ công chức của Tỉnh và khá ổn định. Năm 2005 có 1.607 người, chiếm tỉ lệ 65,9%, đến năm 2007 là 1.758 người và chiếm tỉ lệ 64,5% trên tổng số cán bộ công chức của tỉnh.
- Cán bộ có trình độ trung học chun nghiệp chiếm tỉ lệ lớn thứ hai và khá ổn định. Năm 2005 có 525 người, chiếm tỉ lệ 21,5%, đến năm 2007 là 554 người và chiếm tỉ lệ 20,3% trên tổng số cán bộ công chức của tỉnh.
Nhìn chung, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ cơng chức tỉnh Đồng Nai ở mức khá, vì cán bộ có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỉ lệ tương đối cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, nếu phân tích sâu hơn thì vẫn cịn một số vấn đề khác đáng lo ngại: Thứ nhấtø, có nhiều cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học nhưng học hệ tại chức được đào tạo một cách vội vàng ngay sau những năm Miền Nam vừa hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước. Một số khác mặc dù có học một cách bài bản, nhưng đã học thời gian quá lâu, kiến thức đã lỗi thời. Trong khi đó, nhiều cán bộ công chức lại khơng chịu thường xun cập nhật kiến thức mới. Vì vậy, số cán bộ này khơng có khả năng hồn thành tốt cơng vụ, khả năng hợp tác yếu kém và khơng thể triển khai thực hiện các chính sách mới đảm bảo u cầu, tóm lại là khơng đáp ứng được u cầu cơng vụ trong giai đoạn hiện nay – thậm
Những năm qua, mặc dù ở Đồng Nai đã tích cực thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ về sắp xếp cán bộ, tinh giản biên chế, nhằm đảm bảo bộ máy hành chính tinh gọn và hiệu quả. Nhưng thời gian qua ở Đồng Nai hiệu quả mang lại thật sự không đáng kể, các nguyên nhân chủ yếu là:
- Tiền lương của cơng chức Việt Nam cịn q thấp, nên khó có thể tuyển dụng cán bộ giỏi hoặc có tuyển được cán bộ giỏi rồi thì do tiền lương khơng đảm bảo cuộc sống nên nhiều người cũng xin nghỉ việc. Do tiền lương không đảm bảo cuộc sống nên cán bộ công chức không thể chuyên tâm làm việc, học hành nâng cao trình độ chun mơn được.
- Chế độ trách nhiệm của từng cán bộ cơng chức cịn chung chung, khơng rõ ràng, từ đó triệt tiêu động lực phấn đấu nâng cao trình độ chun mơn và ý thức trách nhiệm trong công việc không cao. Thực tế hiện nay trong bộ máy công chức là người làm được việc thì ít và phải ơm đồm vào quá nhiều việc, trong khi người có năng lực chun mơn yếu thì nhiều mà chỉ làm những cơng việc đơn giản. Tức là người yếu kém đùn đẩy công việc cho người giỏi, nhưng tiền lương
- Chế độ khen thưởng quy định rất rõ ràng cụ thể, nhưng đặt ra rất cao. Tuy nhiên, trong thực tế khi xem xét thi đua khen thưởng thì rất hình thức, hầu như cái nền trước tiên của thi đua là lao động giỏi cho tất cả cán bộ, sau đó tùy mức độ sai trái, thiếu sót trong cơng việc sẽ giảm dần mức thi đua khen thưởng. Vì vậy, xảy ra một điều hết sức bất hợp lý trong thực tế là đối với những người làm càng nhiều việc – tất nhiên thì càng có nhiều thiếu sót, nên dễ bị hạ bậc thi đua. Trong khi đó người khơng có năng lực thì làm ít việc và làm cơng việc giản đơn - nên rất khó có sai sót, thì bậc thi đua cao, cơ quan nào khơng bị kỷ luật và báo cáo thành tích giỏi thì sẽ được khen. Vì vậy, nó triệt tiêu ý thức phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong cán bộ công chức. Một vấn đề khác trong công tác thi đua hết sức phi lý là nhà nước qui định tỉ lệ phần trăm nhất định số người lao động giỏi trong tổng lao động trong cơ quan. Các vấn đề nêu trên Chính phủ cũng đã thấy và chỉ đạo chấn chỉnh trong cả nước, nhưng thật ra do cơ chế ràng buộc như đã nêu trên nên rất khó thực hiện và ở Đồng Nai cũng chuyển biến cịn chậm, khơng đáng kể.
- Mặc dù đến nay Chính phủ ngày càng nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị, nhưng thực ra vẫn còn nặng cơ chế quyết định tập thể, và vì thế tập thể chịu trách nhiệm, nhưng thật ra khơng có ai chịu trách nhiệm thật sự. Mọi chủ trương, chính sách sai lầm hầu như khi đưa ra kiểm điểm tập thể thì đều nêu ra hàng loạt các nguyên nhân khách quan, còn nguyên nhân chủ quan thì chỉ nêu một cách chung chung. Cũng từ cơ chế này, đơi khi chỉ có một hay vài ý kiến chủ quan, thiếu kiến thức của lãnh đạo (vì tất cả các lĩnh vực
- Chính sách đào tạo cán bộ công chức chưa hợp lý, dành quá nhiều chi phí và thời gian để đào tạo lý luận chính trị, thay vì phải ưu tiên hàng đầu cho đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế đối ngoại và ngoại ngữ để đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công vụ trong thời mở cửa.
Vì vậy, đẩy mạnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tinh giản bộ máy hành
chính, nâng cao chất lượng cơng chức một cách mạnh mẽ và triệt để là vấn đề hết sức cấp bách đối với chính quyền Đồng Nai.
2.2.2.6- Chỉ số phát triển con người (HDI):
- Bảng 2.15: Chỉ số phát triển con người ở Đồng Nai từ năm 2000-2005:
Năm Chỉ số tuổi thọ Chỉ số giáo dục Ch.số mức sống Chỉ số HDI
A B C D E=(B+C+D)/3 2000 0,791 0,850 0,531 0,724 2001 0,802 0,857 0,545 0,735 2002 0,827 0,858 0,561 0,748 2003 0,834 0,858 0,578 0,757 2004 0,837 0,858 0,601 0,765 2005 0,842 0,857 0,624 0,774
- Biểu đồ 2.9: Tăng trưởng HDI của Đồng Nai từ năm 2001-2005: 600 620 640 660 680 700 720 740 760 780 800 1 2 3 4 5 6
HDI của Đồng Nai HDI của cả nước
Vẽ từ số liệu Bảng 2.13
Qua số liệu tính tốn ở trên cho thấy chỉ số phát triển con người (HDI) của tỉnh Đồng Nai từ năm 2000 đến năm 2005 đã được nâng dần lên đáng kể qua các năm. Cụ thể như sau:
- Bảng 2.16: Mức tăng HDI qua các năm
Năm Chỉ số HDI Mức tăng năm sau so năm trước 1999 0,714 2000 0,724 + 0,01 2001 0,735 +0,011 2002 0,748 +0,013 2003 0,757 +0,009 2004 0,765 +0,008 2005 0,774 +0,009 Tính từ Bảng 2.13
Theo kết quả tính tốn và cơng bố của Việt Nam một số năm vừa qua, ta có thể so sánh HDI của Đồng Nai và cả nước như sau:
- Bảng 2.17: So sánh HDI của Đồng Nai với cả nước
Năm HDI của Đồng Nai HDI của cả nước Chênh lệch HDI của Đồng Nai và cả nước A B C D=B-C 2000 0,724 0,671 +0,053 2001 0,735 0,682 +0,053 2002 0,748 0,688 +0,060 2003 0,755 0,688 +0,067 2004 0,765 0,691 +0,074 2005 0,774 0,704 +0,070
Nguồn số liệu từ Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai
Qua đó cho thấy HDI của Đồng Nai từ năm 2000-2005 có sự tăng trưởng khá phù hợp với số liệu chung của cả nước. Tuy nhiên, HDI của Đồng Nai cao hơn khá nhiều so với HDI của cả nước và cách biệt có xu hướng ngày càng lớn dần. Nếu xem xét chi tiết hơn thì ta thấy từng chỉ số thành phần của HDI Đồng Nai cũng đều cao hơn của cả nước. Tuy nhiên, nếu so sánh HDI của Đồng Nai với HDI của các nước láng giềng thì tương đương hoặc vẫn cịn thấp hơn (Năm 2005 HDI của: Malaysia là 0,806; Thái Lan là 0,781; Trung Quốc là 0,758 và Philippin là 0,766).
HDI của Đồng Nai là khá cao và tăng liên tục là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, các chỉ số thành phần vận động không đều. HDI của Đồng Nai cao chủ yếu là nhờ chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ của Đồng Nai cao, nhưng HDI của Đồng Nai tăng nhanh qua các năm giai đọan 2001-2005 là nhờ chỉ số tuổi thọ và chỉ số mức sống được nâng cao. Sau đây ta cần xem xét chi tiết hơn các chỉ số thành phần:
- Phương pháp tính tuổi thọ trung bình dùng để tính tốn chỉ số tuổi thọ trung bình ở Đồng Nai giai đọan 2001-2005 là dựa vào tỉ lệ chết trẻ em dưới một tuổi và tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên. Cơ sở của phương pháp tính tốn này là tỉ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi càng cao thì tuổi thọ trung bình của cộng đồng càng
thấp, ngược lại, tỉ lệ dân số 65 tuổi trở lên càng cao thì tuổi thọ trung bình của cộng đồng càng cao. Qua bảng số liệu ở trên cho thấy chỉ số tuổi thọ của Đồng