Các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh đồng nai (Trang 66)

* Để chủ động hơn trong việc kiểm soát mức độ phát triển số lượng nguồn nhân lực do tăng dân số cơ học và khắc phục tình trạng thiếu lao động đang và sẽ tiếp tục diễn ra trầm trọng hơn trong thời gian tới. Khi quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phải trên cơ sở điều tra lao động tại chỗ và tính tốn cụ thể cơ cấu ngành nghề cần thu hút đầu tư, chọn những ngành nghề thu hút đầu tư phù hợp theo từng vùng, khu vực. Cụ thể, hiện nay ở thành phố Biên Hòa chỉ thu hút đầu tư những ngành nghề có cơng nghệ, kỹ thuật cao và sử dụng ít lao động. Đối với các huyện khác của tỉnh cũng tùy lực lượng lao động của huyện và gắn kết với quy hoạch lâu dài các khu dân cư khu vực lân cận để thu hút những ngành nghề phù hợp, đảm bảo lực lượng lao động tại chỗ và các vùng lân cận đáp ứng được cơ bản nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Bởi vì hiện nay trên cả nước đã và đang xây dựng hoặc đã quy hoạch chuẩn bị xây dựng rất nhiều khu, cụm cơng nghiệp. Vì vậy, làn sóng lao động từ khu vực nông thôn lên thành thị và từ khu vực Miền Bắc, Miền Trung về khu vực Đơng Nam bộ sẽ khơng cịn mạnh mẽ như xưa, thậm chí một bộ phận lao động đã di cư trước đây thì nay đang có xu hướng trở về q. Do đó, hiện nay khi quy hoạch các khu, cụm cơng

* Tiếp tục chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động theo hướng giảm tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Để thực hiện được điều này có 2 biện pháp thực hiện đồng thời như sau:

- Tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp. Đẩy nhanh chuyển giao khoa học kỹ thuật để hiện đại hóa trong lĩnh vực nơng nghiệp. Đây là cách đã và đang làm thường xuyên của mọi quốc gia hay địa phương để tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, giảm số lao động nông thôn và chuyển sang ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên, theo tơi để có thể thực hiện tốt vấn đề này trong điều kiện đất đai bị manh mún như hiện nay thì cần có một giải pháp nhỏ bổ sung là: nhà nước khởi xướng kêu gọi, phân tích sự ích lợi để các hộ nông dân liền kề tự tổ chức hợp tác sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Tất nhiên, không phải thành lập như hợp tác xã trước đây, mà một số hộ liền kề có thể hùn nhau để nâng cao khả năng mua máy móc, thiết bị nơng nghiệp hiện đại để dùng chung, hoặc cũng có thể tự thống nhất với nhau mỗi hộ mua 1 lọai thiết bị và các hộ kia sẽ thuê lại….Làm được điều này sẽ tránh lãng phí và tận dụng được cơng suất máy móc, thiết bị. - Tận dụng thời gian nhàn rỗi của lao động nơng nghiệp, do tính chất cơng việc trong lĩnh vực nông nghiệp, để sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Để thực hiện được vấn đề này, ta cho xây dựng các nhà máy chế biến nông sản trong các vùng trồng nguyên liệu hoặc xây dựng các nhà máy sản xuất thuộc các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác ( như ngành mây, tre đan xuất khẩu) với quy mô vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn một cách phù hợp. Nhưng đặc biệt là các xí nghiệp cơng nghiệp này áp dụng thời gian làm việc ½

* Tiếp tục duy trì thực hiện tốt chủ trương điều tiết tỉ lệ tăng dân số tự nhiên thơng qua kế hoạch hóa gia đình để giảm tỉ lệ tăng dân số tự nhiên đến mức hợp lý (theo Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai là khoảng 1,05% / tổng dân số) và sẽ cố gắng giữ ổn định tỉ lệ này. Để thực hiện được vấn đề này sẽ khơng khó ở thành thị, nhưng ở khu vực nơng thơn thì lại rất khó. Bởi vì, nơng dân thường thì nghèo nhưng lại thích sinh nhiều con và trình độ nhận thức thấp. Vì vậy, nhà nước cần đẩy mạnh cơng tác kế họach hóa gia đình ở nơng thơn hơn nữa, nhưng ngịai cơng tác tuyên truyền như hiện nay và hỗ trợ phương tiện ngừa thai, cần đẩy mạnh tuyên truyền nhiều hơn nữa những tấm gương sinh con nhiều bị nghèo đói và phải tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh ở nơng thôn cho các lứa tuổi khác nhau để hạn chế sinh đẻ, thậm chí thơng qua các hoạt động này để tun truyền giáo dục kế hoạch hóa gia đình. 3.3.2, Nhóm giải pháp về bảo vệ & phát triển thể lực nguồn nhân lực: 3.3.2.1- Mục tiêu: Từng bước tăng chiều cao trung bình, tăng cường sức

khỏe cho lực lượng lao động tỉnh Đồng Nai. 3.3.2.2- Các giải pháp:

- Đồng Nai cần đẩy mạnh phong trào tập luyện thể dục thể thao trên toàn địa bàn và phải xuống tới tận khu phố, ấp. Cách làm như hiện nay là không hiệu quả: hàng năm yêu cầu cán bộ, công chức đăng ký rèn luyện thể dục thể thao,

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em một cách hiệu quả. Tuyên truyền, kiểm tra chế độ ăn uống giữa ca ở các doanh nghiệp để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chế độ dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng khác nhau đến tận khu phố, ấp và nhà trường. Trong đó, chính quyền cần chỉ ra các loại thực phẩm có thể thay thế với nhau để các tầng lớp nhân dân tùy điều kiện kinh tế của mình mà sử dụng một cách hợp lý. Ngoài ra, cần quan tâm hướng dẫn chế độ dinh dưỡng để làm tăng chiều cao, nhất là ở lứa tuổi học sinh.

3.3.3, Nhóm giải pháp về phát triển trí lực:

3.3.3.1- Mục tiêu: Tạo cho Đồng Nai thành một xã hội có học vấn cao. - Nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn trong dân cư, tạo cho người dân - Nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn trong dân cư, tạo cho người dân trong tỉnh nhận thức ra tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ học vấn và coi được đi học là một quyền lợi của mỗi người dân.

- Tăng nhanh tỉ lệ lao động qua đào tạo, nhưng phải đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí trong đào tạo. Đặc biệt, phải đào tạo được một lực lượng lao động chất lượng cao.

3.3.3.2- Các giải pháp:

* Nhanh chóng củng cố và nâng cao hiệu quả họat động của Hội Khuyến học các cấp, mà đặc biệt là cấp cơ sở. Hội Khuyến học không thể chỉ họat động như hiện nay chủ yếu là chờ thấy có những học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc để khen thưởng, biểu dương hoặc tài trợ cho một số học sinh nghèo học giỏi. Theo tôi, ngồi ra Hội Khuyến học cần thiết phải lao vào thực hiện những vấn đề quan trọng khác để nâng cao trình độ dân trí của tỉnh, cụ thể như sau: - Chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường và chính quyền địa phương để giải quyết thật tốt vấn đề học sinh bỏ học đang có chiều hướng gia tăng, hiện nay là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong lĩnh vực giáo dục đối với cả nước và Đồng Nai cũng không ngoại lệ.

Để làm được điều này Hội Khuyến học nên liên hệ thường xuyên với các trường học để nhanh chóng nắm bắt thơng tin về học sinh đã và có nguy cơ bỏ học. Đồng thời, Hội cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân bỏ học của từng em thông qua nhà trường và chính quyền địa phương. Từ đó, bàn biện pháp hỗ trợ cả về vật chất, tinh thần và vận động gia đình, khuyên các em đi học lại. Nguyên nhân thường dẫn đến vấn đề bỏ học của các em học sinh là nhà nghèo gắn với học dỡ. Vì vậy, hiện nay chỉ chú trọng đến việc hỗ trợ vật chất cho học sinh nghèo học giỏi sống tốt thì thật ra chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ vấn đề học sinh bỏ học–vì đã học giỏi thì thường ham học nên rất khó bỏ học.

Mặt khác, Hội Khuyến học cũng cần phối hợp với nhà trường và địa phương để có kế họach thường xuyên bồi dưỡng ngồi giờ học chính khóa đối với những học sinh yếu kém, có thể bồi dưỡng ở trường hoặc khu phố, ấp. Việc

Khôi phục, đẩy mạnh hoạt động của Đồn, Đội trong nhà trường như nhiều năm trước kia. Từ đó, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt vui tươi, lành mạnh để vừa giải trí, vừa hỗ trợ học tập chính khóa, tạo niềm vui và động lực trong học tập của các em học sinh cũng là một biện pháp hạn chế học sinh bỏ học.

- Chủ động phối hợp với ngành giáo dục và chính quyền cơ sở tiếp tục giữ vững kết quả đã đạt được và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học.

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương phát hiện nhân tài ở địa phương để giới thiệu cho nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân tài để có thể được đào tạo, bồi dưỡng phát huy hết khả năng của mình.

- Phối hợp cùng các trường đại học, cao đẳng trong việc tạo điều kiện cho các sinh viên nghèo có thể làm thêm ngồi giờ để có thêm thu nhập chi phí cho việc học.

* Để một mặt là nhanh chóng nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh, vừa tránh lãng phí trong đào tạo khi các nguồn lực còn nhiều hạn chế, các trường hay cơ sở đào tạo nghề nhất thiết phải xây dựng được một cơ cấu đào tạo hợp lý đáp ứng tốt nhất và kịp thời nhu cầu của xã hội một cách thiết thực nhất: số lượng lao động cần đạo tạo theo từng ngành nghề, theo từng bậc học. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, chính quyền Đồng Nai nên nhanh chóng xây dựng một

* Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học, đào tạo nghề lớn và có uy tín trong và ngồi nước đầu tư mở chi nhánh trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, các trung tâm dạy nghề trên trên địa bàn tỉnh cần chủ động liên kết với các trường lớn ngồi tỉnh hay thậm chí ở nước ngồi để đào tạo nghề, nhất là đào tạo lao động chất lượng cao.

* Chính quyền tỉnh nên quan tâm hơn nữa trong việc tạo mối quan hệ khăng khít, liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, để từ đó có thể xác định kịp thời nhu cầu đào tạo và đào tạo theo nhu cầu. Đồng thời, các cơ sở đào tạo nghề cần nghiên cứu kỹ để có thể xây dựng nhiều lịch đào tạo khác nhau nhằm tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho hầu hết người lao động có thể học nghề, nâng cao trình độ nếu họ có nhu cầu. Thậm chí, các cơ sở đào tạo có thể liên hệ với các doanh nghiệp để đào tạo lao động của họ theo nhu cầu và theo lịch mà doanh nghiệp có thể sắp xếp được. Các cơ sở đào tạo nghề phải vừa làm nhiệm vụ đào tạo, vừa tham gia lĩnh vực xúc tiến việc làm, nhất là xúc tiến việc làm đối với lao động chất lượng cao– Là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động.

* Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo – đầu tư xây dựng các trường hay trung tâm đào tạo nghề ngồi công lập, nhưng phải gắn chặt với chất lượng đào tạo và kiến nghị Nhà nước có chế độ ưu đãi hơn nữa trong đào tạo nghề. Phải làm mất đi dư luận xã hội coi thường hay phân biệt đối xử với những người học từ các trường từ khối dân lập như hiện nay bằng chính chất lượng thật sự của đào tạo ngịai cơng lập.

Muốn vậy, một mặt phải khuyến khích mọi cá nhân, thành phần kinh tế có khả năng để tham gia đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Phải thực hiện thật tốt chính sách ưu đãi cho đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định hiện hành của Chính phủ. Trong đó, phải đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, thật sự tạo điều kiện dễ dàng trong việc giới thiệu đất để lập dự án đầu tư (đây là khâu thường vướng nhất) và áp dụng tốt chính sách ưu đãi tài chính theo qui định. Đặc biệt, cần đẩy mạnh kêu gọi đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi, chính sách ưu đãi để các trường đại học nổi tiếng trên thế giới đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, phải thẩm định kỹ một cách khách quan năng lực mọi mặt, thường xuyên kiểm tra chất lượng đào tạo và nhất là giám sát chặt chẽ công tác thi cử. Kiên quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở đào tạo dân lập kém chất lượng, làm giảm uy tín đào tạo của khối trường dân lập.

Kiến nghị nhà nước khi xây dựng các chính sách, các qui định khơng nên phân biệt đối xử giữa trường công và trường tư thục.

* Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền ích lợi và tạo điều kiện cho người lao động được tham gia học ngoại ngữ. Trong các trường đại học nên nghiên cứu để dạy một số môn học bằng Anh ngữ.

* Khuyến khích các doanh nghiệp dành một phần từ quỹ lương để trợ cấp thêm cho những người lao động có bằng cấp chun mơn, ngoại ngữ để tạo động lực học tập nâng cao trình độ cho người lao động.

* Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của tồn dân và vì dân, trong đó có cả doanh nghiệp. Vì vậy, tơi cho rằng nhà nước nên nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân để quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải trích một tỉ lệ nhất định từ lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ Đào tạo và nghiên cứu khoa học. Quỹ này dùng để chi hỗ trợ đào tạo lại, nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức luật và các kỷ năng cần thiết khác cho công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp và để trả cơng, thưởng cho những người lao động có nghiên cứu đề tài, sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích sử dụng Quỹ này, nhưng sử dụng Quỹ này phải đúng mục đích, khi chi trả phải có sự giám sát của tổ chức Cơng đồn về nội dung chi và sẽ được kiểm tra quyết toán từng năm với cơ quan thuế theo số thực tế đã sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần có ràng buộc người được đào tạo là có cam kết thời gian làm việc với doanh nghiệp bỏ chi phí đào tạo.

* Chính quyền Đồng Nai nên quan tâm đẩy mạnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nhân và các nhà quản lý về kiến thức kinh tế đối ngoại, đáp ứng kịp thời nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

* Chính quyền Đồng Nai nên nghiên cứu ưu tiên ngân sách bổ sung thêm cho các khoản hỗ trợ khó khăn tạo điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên nghèo. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tín dụng đào tạo, vấn đề này có thể thực hiện bằng 2 cách: Chính quyền dành một phần ngân sách giao cho ngân hàng chính sách thực hiện và khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn dành một tỉ lệ vốn nhất định của mình để thực hiện.

3.3.4- Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong bộ máy chính trị tỉnh: tỉnh:

3.3.4.1- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực

trong bộ máy chính trị tỉnh Đồng Nai, đảm bảo thực hiện tốt công vụ trong giai đoạn mới.

3.3.4.2- Các giải pháp:

* Đổi mới, nâng cao chất lượng thi tuyển công chức một cách khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh đồng nai (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)