Nhóm giải pháp về phát triển trí lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh đồng nai (Trang 69 - 75)

3.3.3.1- Mục tiêu: Tạo cho Đồng Nai thành một xã hội có học vấn cao. - Nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn trong dân cư, tạo cho người dân - Nhanh chóng nâng cao trình độ học vấn trong dân cư, tạo cho người dân trong tỉnh nhận thức ra tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ học vấn và coi được đi học là một quyền lợi của mỗi người dân.

- Tăng nhanh tỉ lệ lao động qua đào tạo, nhưng phải đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí trong đào tạo. Đặc biệt, phải đào tạo được một lực lượng lao động chất lượng cao.

3.3.3.2- Các giải pháp:

* Nhanh chóng củng cố và nâng cao hiệu quả họat động của Hội Khuyến học các cấp, mà đặc biệt là cấp cơ sở. Hội Khuyến học không thể chỉ họat động như hiện nay chủ yếu là chờ thấy có những học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc để khen thưởng, biểu dương hoặc tài trợ cho một số học sinh nghèo học giỏi. Theo tôi, ngồi ra Hội Khuyến học cần thiết phải lao vào thực hiện những vấn đề quan trọng khác để nâng cao trình độ dân trí của tỉnh, cụ thể như sau: - Chủ động phối hợp chặt chẽ với nhà trường và chính quyền địa phương để giải quyết thật tốt vấn đề học sinh bỏ học đang có chiều hướng gia tăng, hiện nay là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong lĩnh vực giáo dục đối với cả nước và Đồng Nai cũng không ngoại lệ.

Để làm được điều này Hội Khuyến học nên liên hệ thường xuyên với các trường học để nhanh chóng nắm bắt thơng tin về học sinh đã và có nguy cơ bỏ học. Đồng thời, Hội cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân bỏ học của từng em thông qua nhà trường và chính quyền địa phương. Từ đó, bàn biện pháp hỗ trợ cả về vật chất, tinh thần và vận động gia đình, khuyên các em đi học lại. Nguyên nhân thường dẫn đến vấn đề bỏ học của các em học sinh là nhà nghèo gắn với học dỡ. Vì vậy, hiện nay chỉ chú trọng đến việc hỗ trợ vật chất cho học sinh nghèo học giỏi sống tốt thì thật ra chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ vấn đề học sinh bỏ học–vì đã học giỏi thì thường ham học nên rất khó bỏ học.

Mặt khác, Hội Khuyến học cũng cần phối hợp với nhà trường và địa phương để có kế họach thường xuyên bồi dưỡng ngồi giờ học chính khóa đối với những học sinh yếu kém, có thể bồi dưỡng ở trường hoặc khu phố, ấp. Việc

Khôi phục, đẩy mạnh hoạt động của Đồn, Đội trong nhà trường như nhiều năm trước kia. Từ đó, tổ chức nhiều buổi sinh hoạt vui tươi, lành mạnh để vừa giải trí, vừa hỗ trợ học tập chính khóa, tạo niềm vui và động lực trong học tập của các em học sinh cũng là một biện pháp hạn chế học sinh bỏ học.

- Chủ động phối hợp với ngành giáo dục và chính quyền cơ sở tiếp tục giữ vững kết quả đã đạt được và từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp học.

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương phát hiện nhân tài ở địa phương để giới thiệu cho nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân tài để có thể được đào tạo, bồi dưỡng phát huy hết khả năng của mình.

- Phối hợp cùng các trường đại học, cao đẳng trong việc tạo điều kiện cho các sinh viên nghèo có thể làm thêm ngồi giờ để có thêm thu nhập chi phí cho việc học.

* Để một mặt là nhanh chóng nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo trong tỉnh, vừa tránh lãng phí trong đào tạo khi các nguồn lực cịn nhiều hạn chế, các trường hay cơ sở đào tạo nghề nhất thiết phải xây dựng được một cơ cấu đào tạo hợp lý đáp ứng tốt nhất và kịp thời nhu cầu của xã hội một cách thiết thực nhất: số lượng lao động cần đạo tạo theo từng ngành nghề, theo từng bậc học. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, chính quyền Đồng Nai nên nhanh chóng xây dựng một

* Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học, đào tạo nghề lớn và có uy tín trong và ngồi nước đầu tư mở chi nhánh trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, các trung tâm dạy nghề trên trên địa bàn tỉnh cần chủ động liên kết với các trường lớn ngồi tỉnh hay thậm chí ở nước ngồi để đào tạo nghề, nhất là đào tạo lao động chất lượng cao.

* Chính quyền tỉnh nên quan tâm hơn nữa trong việc tạo mối quan hệ khăng khít, liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, để từ đó có thể xác định kịp thời nhu cầu đào tạo và đào tạo theo nhu cầu. Đồng thời, các cơ sở đào tạo nghề cần nghiên cứu kỹ để có thể xây dựng nhiều lịch đào tạo khác nhau nhằm tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho hầu hết người lao động có thể học nghề, nâng cao trình độ nếu họ có nhu cầu. Thậm chí, các cơ sở đào tạo có thể liên hệ với các doanh nghiệp để đào tạo lao động của họ theo nhu cầu và theo lịch mà doanh nghiệp có thể sắp xếp được. Các cơ sở đào tạo nghề phải vừa làm nhiệm vụ đào tạo, vừa tham gia lĩnh vực xúc tiến việc làm, nhất là xúc tiến việc làm đối với lao động chất lượng cao– Là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp và người lao động.

* Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo – đầu tư xây dựng các trường hay trung tâm đào tạo nghề ngồi công lập, nhưng phải gắn chặt với chất lượng đào tạo và kiến nghị Nhà nước có chế độ ưu đãi hơn nữa trong đào tạo nghề. Phải làm mất đi dư luận xã hội coi thường hay phân biệt đối xử với những người học từ các trường từ khối dân lập như hiện nay bằng chính chất lượng thật sự của đào tạo ngịai cơng lập.

Muốn vậy, một mặt phải khuyến khích mọi cá nhân, thành phần kinh tế có khả năng để tham gia đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Phải thực hiện thật tốt chính sách ưu đãi cho đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định hiện hành của Chính phủ. Trong đó, phải đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, thật sự tạo điều kiện dễ dàng trong việc giới thiệu đất để lập dự án đầu tư (đây là khâu thường vướng nhất) và áp dụng tốt chính sách ưu đãi tài chính theo qui định. Đặc biệt, cần đẩy mạnh kêu gọi đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi, chính sách ưu đãi để các trường đại học nổi tiếng trên thế giới đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Mặt khác, phải thẩm định kỹ một cách khách quan năng lực mọi mặt, thường xuyên kiểm tra chất lượng đào tạo và nhất là giám sát chặt chẽ công tác thi cử. Kiên quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở đào tạo dân lập kém chất lượng, làm giảm uy tín đào tạo của khối trường dân lập.

Kiến nghị nhà nước khi xây dựng các chính sách, các qui định khơng nên phân biệt đối xử giữa trường công và trường tư thục.

* Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ chất lượng cao trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền ích lợi và tạo điều kiện cho người lao động được tham gia học ngoại ngữ. Trong các trường đại học nên nghiên cứu để dạy một số môn học bằng Anh ngữ.

* Khuyến khích các doanh nghiệp dành một phần từ quỹ lương để trợ cấp thêm cho những người lao động có bằng cấp chun mơn, ngoại ngữ để tạo động lực học tập nâng cao trình độ cho người lao động.

* Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của tồn dân và vì dân, trong đó có cả doanh nghiệp. Vì vậy, tơi cho rằng nhà nước nên nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân để quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải trích một tỉ lệ nhất định từ lợi nhuận trước thuế để lập Quỹ Đào tạo và nghiên cứu khoa học. Quỹ này dùng để chi hỗ trợ đào tạo lại, nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức luật và các kỷ năng cần thiết khác cho công nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp và để trả cơng, thưởng cho những người lao động có nghiên cứu đề tài, sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích sử dụng Quỹ này, nhưng sử dụng Quỹ này phải đúng mục đích, khi chi trả phải có sự giám sát của tổ chức Cơng đồn về nội dung chi và sẽ được kiểm tra quyết toán từng năm với cơ quan thuế theo số thực tế đã sử dụng. Tuy nhiên, cũng cần có ràng buộc người được đào tạo là có cam kết thời gian làm việc với doanh nghiệp bỏ chi phí đào tạo.

* Chính quyền Đồng Nai nên quan tâm đẩy mạnh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các doanh nhân và các nhà quản lý về kiến thức kinh tế đối ngoại, đáp ứng kịp thời nhu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

* Chính quyền Đồng Nai nên nghiên cứu ưu tiên ngân sách bổ sung thêm cho các khoản hỗ trợ khó khăn tạo điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên nghèo. Mặt khác, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa tín dụng đào tạo, vấn đề này có thể thực hiện bằng 2 cách: Chính quyền dành một phần ngân sách giao cho ngân hàng chính sách thực hiện và khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn dành một tỉ lệ vốn nhất định của mình để thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh đồng nai (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)