Các Tập Đòan Thép Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành thép việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

Thép Trung Quốc rẻ, ngoài lý do phát triển quá nóng trong thời gian gần đây nên tồn kho lớn và doanh nghiệp phải bán phá giá để thu hồi vốn, thì cịn một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng, đó là các nhà máy có sản lượng lớn nên chi phí tính trên 1 đơn vị sản phẩm thấp và từ đó cho giá thành thấp. Sản lượng thép Trung Quốc hiện chiếm tới 1/3 tổng sản lượng toàn thế giới. Năm 2005, Trung Quốc sản xuất trên 350 triệu tấn. Các tập đoàn thép tại Trung Quốc thường có cơng suất lên tới 10-20 triệu tấn/năm.

Những doanh nghiệp có sản lượng 1-2 triệu tấn/năm hiện được coi là hoạt động khơng có hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp. Những doanh nghiệp này muốn tồn tại thường phải sáp nhập, liên kết với nhau để có thị phần lớn hơn và sắp xếp lại sản xuất, đầu tư

mới nâng cao sức cạnh tranh. Điều đó cũng đang là xu thế diễn ra trong thời đại hiện

nay.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp ngành thép Việt Nam

Từ kinh nghiệm nâng cao năng lực tài chính của các tập địan thép đa quốc gia, có thể rút ra bài học chung cho việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thép Việt Nam như sau:

- Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có tầm cỡ vừa và nhỏ, thiếu vốn để cạnh tranh,

mở rộng đầu tư, vì vậy nên sáp nhập để hình thành các tập địan lớn có thế mạnh

hơn về vốn, chuyên sâu hơn về các dòng sản phẩm, như là nhà thép tiền chế, thép tấm công nghiệp, thép xây dựng, thép mạ , thép cán nóng, thép cán nguội,…có

đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, có đăng ký chất lượng sản phẩm cụ thể và cam kết

rõ ràng về sản phẩm mình cung cấp cho khách hàng. Qua việc cơ cấu lại các công ty thép và ngành hàng đăng ký, các doanh nghiệp sẽ tăng vị thế cạnh tranh về sản phẩm, về doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, giảm giá thành sản phẩm. - Minh bạch hóa các thơng tin tài chính nhằm thu hút quan tâm tin tưởng từ các bên

thứ ba, như là đối tác, khách hàng, ngân hàng, các tổ chức tài chính,…. Tạo cơ hội liên doanh liên kết mở rộng mạng lưới bán hàng.

- Quan tâm đến việc đào tạo tay nghề, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên trong

doanh nghiệp, khuyến khích tài năng, thiết lập và quản lý hệ thống quản trị nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp.

- Thiết lập các chuẩn quản lý nguyên vật liệu hiệu quả, làm giảm thiểu chi phí kho bãi, chi phí hư hao thất thóat, nhưng vẫn bắt kịp tiến độ sản xuất. Tăng cường

việc quản lý các cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp, có chính sách duy trì một cách hiệu quả các mối quan hệ này để bảo đảm nguồn nguyên liệu đầu vào ln sẵn có với giá phí hợp lý, ít biến động nhất trong khỏang thời gian một năm.

- Vì sản xuất thép là ngành cơng nghiệp nặng, các doanh nghiệp Việt Nam cần cam kết thực hiện các quy định an tòan cho nhân viên trong sản xuất kinh doanh, thực

hiện đúng quy định về ô nhiễm môi trường cho cộng đồng, khu dân cư xung

quanh nhà máy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Năng lực tài chính doanh nghiệp là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong việc cạnh tranh hiện nay. Nó phản ảnh tiềm lực của các doanh nghiệp về vốn, quản trị tài chính, nhân lực trong quản trị tài chính, mức độ tiếp cận thị trường tài chính, hướng họat động và kết quả họat động của doanh nghiệp…..

Trong xu thế chung của việc hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam

đang có những cơ hội phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng có những nguy cơ lớn về cạnh

tranh và nguyên tắc sàng lọc trong cạnh tranh. Vì vậy, xu thế tái cấu trúc lại các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam là tất yếu nhằm giúp các doanh nghiệp trưởng thành hơn, vững vàng hơn trong môi trường kinh doanh mới đầy thử thách và cơ hội mới.

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH THÉP VIỆT NAM

2.1 Tổng quan ngành thép Việt Nam:

2.1.1 Đặc điểm họat động của doanh nghiệp ngành thép Việt Nam:

Ngành sản xuất thép thô ở nước ta được triển khai ở Công ty Gang Thép Thái Nguyên, Công ty Thép Miền nam và Công ty Thép Đà nẵng. Ngịai ra, một số nhà máy cơ khí có lị điện hồ quang sản xuất thép thỏi như Công ty DISOCO, Cơng ty Cơ khí Cẩm Phả,

Cơng ty cơ khí Dun hải, Cơng ty cơ khí Hà nội, Cơng ty thép Bêtơng Ninh Bình và các hộ tư nhân luyện thép bằng lò trung tần. Gần đây nhiều cơ sở ngịai Tổng cơng ty Thép Việt Nam đã đầu tư xây dựng các Nhà máy luyện thép với sản lượng từ 200.000

đến 600.000 tấn/năm đã đi vào sản xuất.

Hiện nay ngành thép có 20 doanh nghiệp nằm trong Hiệp hội Thép Việt Nam và khỏang vài trăm doanh nghiệp sản xuất thép lọai nhỏ họat động trong 3 ngành chính:

@ Ngành thép cán, thép xây dựng và sản xuất phôi thép:

™ Đại diện cho ngành này là các công ty và nhà máy như: Nhà Máy Thép Thủ Đức,

Vũng Liêm, Công ty Cổ phần Thép HPS- Hải Phịng, Cơng ty Gang Thép Thái Ngun, Cơng ty CP Thép Đình Vũ- Hải Phịng, Nhà máy thép Việt Ý-Hà nội, Cơng ty Thép Miền nam, Cơng ty CP Thép Hịa Phát- Dani Steel, Công ty TNHH SX, XD & TM TRU-Everich- phân phối thép BHP, Nhà Máy Thép Vinafco-Hà nội, Công ty CP Đầu tư TM SMC, Công ty TNHH Thép Tây Nguyên Tanyco, Công ty Thép Việt Ý, Công ty TNHH Thép Đồng Tiến- Bà Rịa Vũng Tàu, Công ty Thép Tây Đơ- Cần Thơ, Xí Nghiệp SX KD Sắt Thép Thiên Kim- Đà Nẵng, Công ty TNHH Thép SeAH Việtnam-Đồng nai, Công ty VSC-Posco- Thép Việt Hàn, … ™ Số doanh nghiệp: hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất cán thép, kinh doanh

thương mại thép xây dựng. ™ Chủng lọai thép xây dựng:

- Thép thanh (cây) trơn: Φ6, Φ10, Φ12, Φ14, Φ16, Φ18, Φ20,…

- Thép thanh (cây) vằn: Φ10, Φ12, Φ14, Φ16, Φ18, Φ20, Φ22, Φ24, Φ26, Φ28, Φ30,

Φ32,…

™ Nguyên liệu cho sản xuất là :

- Sắt thép vụn, sắt thép phế liệu, phế phẩm thu hồi từ q trình luyện, cán. - Phơi thép nhập khẩu.

- Ngịai ra cịn có vật liệu phụ như than điện cực, dầu FO, chất khử oxy (than, FeMn, FeSi, Al…, vật liệu chịu lửa (sạn Mg, gạch samot, amiant, gạch Crom- manhezit…

™ Vốn đầu tư:

Sản phẩm thép dài chủ yếu được sản xuất theo cơng nghệ lị điện, ngun liệu đầu vào chủ yếu từ thép phế liệu, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp đầu tư cho các thiết bị này rất thấp, chỉ cần vài triệu USD.

™ Quy trình sản xúât:

- Quá trình luyện: Thép vụn, thép phế liệu sau khi lọai bỏ những tạp chất, chất nổ cháy,… sẽ được đưa vào trong lò luyện hồ quang thép, nung chảy sắp thép vụn

thành chất lỏng với một nhiệt độ nhất định, số chất lỏng này được lọai bỏ tạp chất hóa học, cơ học với tiêu chuẩn cho phép, sau đó chất lỏng được rót vào thùng rót và được cầu trục chuyển đến hệ thống khuôn đúc sử dụng phương pháp đúc liên tục, cho ra bán thành phẩm là thép thỏi.

- Quá trình cán: Bán thành phẩm thép thỏi được đưa vào lò nung với nhiệt độ

12500C trong thời gian 60 phút, sau khi nung xong, sẽ được đưa vào các dàn cán (cán thơ, cán trung, cán tinh) có khn mẫu tùy theo kích cỡ thép thành phẩm cần có. Nhiên liệu nung là dầu FO. Đối với sản xuất thép khoanh, thép thanh vằn, sau khi cán thép xong, chuyển sang cuốn, cuối cùng thép thành phẩm được buộc lại

thành từng bó nhờ hệ thống dàn lăn.

@ Ngành thép mạ nhôm kẽm, tấm lợp

™ Đại diện cho ngành này là các công ty và nhà máy như: Bluescope Steel Vietnam,

Cơng ty CP Tập Địan Hoa Sen, Phương Nam, Sun Steel, Công ty Liên Doanh

Công ty CP Tôn Hiệp Hưng, , Công ty TNHH Thép Melin- Hà nội, Công ty TNHH TM & SX Thép TVP-Long An, Công ty Liên Doanh Tôn Phương nam-Đồng nai,… Việt Nam đang trên đà phát triển, là nước có khí hậu nhiệt đới nên nhu cầu xây dựng

cơng trình cơng cộng, nhà ở, các dự án…. ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu này, trong những năm gần đây, hàng lọat các dự án vốn đầu tư nước ngịai cùng với các cơng ty

trong nước đã đi vào họat động làm cho thị trường sản phẩm thép tấm ngày càng đa

dạng.

™ Số doanh nghiệp: hiện có gần 200 doanh nghịệp sản xuất kinh doanh thương mại trong ngành tấm lợp. Trong đó, có 5 doanh nghiệp chủ đạo nắm 68% thị phần trong nước, và những doanh nghiệp còn lại nắm 32% thị phần trong nước.

Hình 2.1: Thị phần tơn mạ kẽm Việt Nam năm 2008

“Nguồn: http://Hoasengroup.com.vn” (14)

™ Công ty đại biểu cho nghiên cứu năng lực tài chính: Cơng ty CP Tập Địan Hoa Sen và Cơng ty TNHH Bluescope Steel Vietnam.

@ Ngành Nhà thép tiền chế

™ Đại diện cho ngành này là các công ty và nhà máy như: Bluescope Building

Vietnam, Thép Zamil, Công ty TNHH Thép Bắc Việt, Công ty Austnam- Hà nội, Công ty TNHH Total Building system, Công ty Thép Vạn Thái- Vinashin Hànội,

Công ty CP Nhà Khung Thép và Thiết Bị Công Nghiệp Seico- Hà nội, Cơng ty TNHH Cơ khí Xây Dựng TM Hùng Vân, Công ty TP Tư Vấn Đầu tư XD An Cư- Ac Steel, Công ty CP Đáy Lưới Thép Nam Định-Winesco, Công ty TNHH Tơn

Đơng Á-Bình Dương, ...

™ Số doanh nghiệp: hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản xúât kinh doanh thương mại khung nhà thép tiền chế.

Bảng 2.1: Các thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam (năm 2003).

Stt Tên Doanh Nghiệp Năm thành lập

Công suất thiết kế

(tấn/năm)

1 Cty Gang Thép Thái Nguyện 1959 350.000

2 Cty Thép Miền nam 1976 510.000

3 Cty Thép Đà nẵng 1992 40.000

4 Cty Kim Khí Miền Trung 1994 20.000

5 Cty LD Natsteel Vina 1996 120.000

6 Cty LD VPS 1995 220.000

7 Cty LD Vinausteel 1996 180.000

8 Cty LD Vina Kyoei 1996 300.000

9 Cty LD Thép Tây Đô 1997 120.000

10 Cty Sunsteel 2001 300.000

11 Cty SSE 2002 200.000

12 Cty Thép Nam Đô 2001 120.000

13 Cty CP Thép Hải Phòng 2002 160.000

14 Cty Thép Hòa Phát 2001 250.000

15 Cty Thép Việt Ý 2002 250.000

16 Cty CP Thép Thái Nguyên 2003 150.000

17 Cty Thép Tam Điệp 2002 250.000

18 Cty Thép Vinafco 1995 15.000

19 Cty Thép Vina Kansai 2004 300.000

20 Cty Thép Pomina 2003 300.000

Tổng công suất 4.155.000

“Nguồn: http://www.sscdinhvu.com.vn” ( 14 )

Stt Tên Doanh Nghiệp Năm sản xuất đi vào Công suất thiết kế(tấn/năm)

1 Cty CP Thép Hịa Phát 2005 Phơi 200.000

2 Nhà máy Cán Thép Thái Nguyên 2005 Phôi 200.000

Cán 300.000

3 Nhà máy Thép Thái Phú Mỹ 2005 Phôi 500.000

Cán 400.000

4 Nhà máy Thép Vạn Lợi 2005 Phôi 200.000

5 Nhà máy Thép Cửu Long 2005 Phôi 300.000

Cán 240.000

6 Cty CP Kim Khí Hưng n 2005 Phơi 300.000

7 Cty CP Thép Đình Vũ 2005 Phơi 200.000

8 Cty Pomina 2 2005 Thép cán 300.000

9 Cty Thép Tấm Lá Phú Mỹ 1997 Tấm, lá 400.000

10 Cty Thép Bluescope Steel VN 2006 Tấm, lá 175.000

11 Cty CP Tập Đòan Hoa Sen 2001 Tấm, lá, 100.000

Cộng công suất Phôi 1.900.000

Thép cán 1.240.000

Tấm, lá 500.000

Tổng công súât 3.640.000

“Nguồn: http://www.sscdinhvu.com.vn” ( 14 )

Như vậy hiện nay các nhà máy đã họat động với công suất 4.595.000 tấn thép cán,

2.500.000 tấn phôi, 675.000 tấn thép tấm, lá.

2.1.2 Quy định pháp lý về quản lý nhà nước đối với ngành thép: 2.1.2.1 Bảo hộ của Nhà nước: 2.1.2.1 Bảo hộ của Nhà nước:

Những năm qua, ngành thép xây dựng được bảo hộ khá cao, với mức thuế nhập khẩu

cộng với phụ thu lên đến 40%. Giá phôi nhập rẻ (khoảng trên dưới 200 USD/tấn), giá bán lẻ trong nước lại ở mức cao (khoảng 4.500-4.700 đồng/kg). Nhờ đó, các cơng ty

trong ngành có lãi lớn. Thấy lãi lớn như vậy, nhiều địa phương đã phớt lờ lệnh tạm

ngưng của Chính phủ để cho ra đời một loạt nhà máy cán thép nhỏ, công suất khoảng 20.000-30.000 tấn/năm. Ngay khi tốc độ đầu tư vào ngành thép xây dựng tăng lên, lợi

nhuận của các doanh nghiệp bắt đầu giảm. Đến năm 2003, tốc độ tăng nhu cầu về thép

những năm trước. Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới, có quy định khung thuế suất và mức bảo hộ thấp hơn, thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ khó tồn tại hơn.

2.1.2.2 Quy họach Nhà nước cho sản xuất thép trong nước:

- Ngày 11/2/2004, Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổ Công tác điều hành thị trường trong nước đã thống nhất 4 biện pháp để đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện: đẩy mạnh sản xuất phôi thép trong nước, tháo gỡ khó khăn trong việc

nhập khẩu phế liệu sản xuất phôi thép; kiểm tra mạng lưới phân phối để tránh đầu cơ;

nhập khẩu thép thành phẩm khi nguồn cung trong nước không đáp ứng cầu.

- Ngày 4/9/2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007-2015, có xét đến 2025.

Theo Quy hoạch, nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam dự kiến năm 2010 đạt khoảng 10-11 triệu tấn và năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn. Quy hoạch xác định các dự án đầu tư chủ yếu trong giai đoạn 2007-2015 gồm: Liên hợp thép Hà Tĩnh; Liên hợp thép Dung Quất; Dự án nhà máy thép cuộn cán nóng, cán nguội và mạ kẽm chất lượng cao; Dự án mở rộng sản xuất Công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2; Liên hợp thép Lào Cai...Trong giai đoạn 2016-2025, sẽ tiến hành đầu tư Dự án sản xuất thép lị điện từ sản phẩm hồn nguyên trực tiếp; nghiên cứu đầu tư một số dự án luyện cán thép tấm, thép hình lớn và thép ống không hàn với công nghệ tiên tiến; nghiên cứu đầu tư nhà máy thép

đặc biệt quy mô công suất khoảng 0,3-0,5 triệu tấn/năm. Qua đó, Chính phủ khuyến

khích các doanh nghiệp đẩy mạnh cổ phần hóa.

Tuy nhiên, các quy họach này là chưa đồng bộ cho nhu cầu của các địa phương. Ngòai ra, phát triển sản xuất thép cần phát triển các cơng trình cầu cảng, kiến trúc thượng tầng, hạ tầng để đáp ứng được quy mơ của ngành thép vì hiện nay, nhu cầu vận chuyển bốc dỡ thép nhâp khẩu trong nước đã vượt quá năng suất bốc dỡ của cảng biển Hải Phịng, Cái Lân, Đình Vũ (cho khu vực miền Bắc)

2.1.2.3 Các quy định về xuất nhập khẩu:

- Trong tình hình hiện nay sản xuất thép trong nước cung đang vượt cầu, Chính phủ khơng khuyến khích việc doanh nghiệp th nước ngồi sản xuất hàng hố mang nhãn hiệu Việt Nam sẽ ảnh hưởng không tốt đến sản xuất trong nước.

Bộ Thương mại, Tài chính xem xét khả năng điều chỉnh thuế đối với thép trong trường hợp nhập khẩu nhiều gây ảnh hưởng đến sản xuất thép trong nước cũng như cân nhắc

tính tốn khả năng cạnh tranh chống bán phá giá để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước đồng thời tránh việc tăng giá thép quá cao ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu

dùng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra chặt tiêu chuẩn chất lượng các loại thép nhập khẩu theo quy định, đảm bảo chất lượng

hàng nhập khẩu.

Tổng cục Hải quan kiểm tra chặt tiêu chuẩn, chất lượng của các loại thép nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với sản phẩm thép mang nhãn hiệu Việt Nam khi cần thiết phải gia cơng, sản xuất tại nước ngồi nhập khẩu phải có giấy xác nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có chức năng phía nước ngồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành thép việt nam , luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)