2.1.3 Khó khăn của ngành thép Việt Nam
2.1.3.2 Nguyên liệu cho sản xuất thép trong nước
Nguyên liệu là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành thép Việt Nam. Để có một nhà máy, trữ lượng quặng cần phải đủ cung cấp ít nhất cho 20-30 năm. Vì đặc thù nhà máy thép là thiết bị phải vận hành liên tục 20-30 năm, nếu tạm thời ngừng vận hành cũng chỉ trong thời gian rất ngắn vì ngừng lâu khi khơi phục lại hệ thống máy rất khó khăn, thậm chí hỏng hóc. Nhiều địa phương có mỏ, dù rất nhỏ, mới thăm dị sơ bộ, trữ lượng hồn tồn chưa đủ độ tin cậy là đã kêu gọi đầu tư. Nhiều trường hợp xây nhà máy xong được một vài năm đã khơng có quặng để sản xuất. Theo một số địa phương, nếu thiếu nguyên liệu sẽ mua quặng trôi nổi trên thị trường vì mỗi năm Việt Nam xuất sang Trung Quốc mấy triệu tấn quặng, nhưng thực ra, đây là nguyên nhân tạo thế bị
nữa, quặng cũng phải tùy loại, chất lượng… Ngòai ra, than cốc để luyện thép ta cũng
khơng có mà đi mua lại không hề đơn giản và chắc chắn nguồn cung.
Trữ lượng quặng sắt Việt Nam từ 240 điểm và mỏ (trong đó miền Nam có khỏang 30 mỏ và điểm quặng) phân bố rải rác chủ yếu ở miền Bắc , trong đó có một số mỏ lớn như
Thạch Khê (Hà Tĩnh) 540 triệu tấn, Quý Xa (Lào Cai) 120 triệu tấn, Mơ Đức …cịn lại là các mỏ nhỏ và điểm quặng nằm rải rác ở các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng…cần được khai thác, thu gom và nấu luyện thành gang thép để tự túc trong nước và tiến tới xuất khẩu. Hầu hết các quặng sắt chưa được đánh giá về trữ lượng, chất lượng và tính chất luyện kim. Điều nghịch lý là hiện nay chúng ta đang nhập khẩu thép phế và phôi thép khỏang 6 triệu tấn/năm, nhưng mỗi năm hàng triệu tấn quặng sắt đang bán trơi nổi ra nước ngịai. Điều này làm tăng chi phí sản xuất thép trong doanh nghiệp, do phải bị động trong khâu nhập nguyên liệu, dự trữ và lệ thuộc về giá nguyên liệu lên xuống thất thường, phải lệ thuộc chính sách thuế quan từ nước ngòai, ảnh
hưởng đến giá thành thành phẩm.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, trong năm 2007, nhu cầu nhập khẩu thép phế của cả nước sẽ từ 1,3 đến 1,5 triệu tấn. Trong khi đó lượng sắt thép phế thu gom trong nước chỉ
đáp ứng được 700.000 tấn -800.000 tấn/năm nên nhu cầu nhập khẩu thép phế của các
doanh nghiệp sản xuất là rất lớn. Để sản xuất được một tấn phơi, trung bình cần có
1,1tấn - 1,15 tấn thép phế liệu. Hiện tại, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ có Cơng ty Gang thép Thái Nguyên chủ động được 70% lượng phơi cho sản xuất; cịn nhà máy thép Vạn Lợi 250.000 tấn, Đình Vũ 230.000 tấn, Phú Mỹ 1,5 triệu tấn vẫn đang trong giai đoạn chạy thử hoặc chạy chưa hết công suất máy do thiếu nguyên liệu.
Các chuyên gia về lĩnh vực này cho rằng, để tự chủ được mỗi năm khoảng 1 triệu tấn
phôi, hàng năm, các doanh nghiệp thép phải nhập khẩu từ 700.000 tấn - 800.000 tấn thép phế, phần còn lại là từ quặng trong nước. Một vài năm gần đây, hưởng ứng lời kêu gọi
của Thủ tướng, nhiều nhà doanh nghiệp trong và ngoài ngành thép đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phơi thép bằng lị điện hồ quang, nguyên liệu là thép phế liệu. Tuy nhiên, chính sách nhập khẩu thép phế đang vướng mắc bởi những quy định ngặt nghèo
của Luật Môi trường và ngành thép đang phải đối mặt với những khó khăn về nguyên
liệu cho những dự án thượng nguồn.
Tóm lại, thép Việt Nam đang gặp khó khăn vì nguồn nguyên liệu sản xuất:
- Gánh nặng nhập khẩu phôi thép và thép phế giá cả ngày càng tăng và chất lượng khơng kiểm sóat được.
- Sự mất cân đối về khả năng sản xuất thép và công suất của các nhà máy cán ở Việt Nam, mà khả năng sản xúât phụ thuộc trứơc tiên vào gang, sau đó là thép phế.
- Thực tế thị trường thép Việt Nam hiện tại đang phụ thuộc vào nước ngòai.
- Khả năng nhập khẩu phôi thép và giá cả thép phế trên thị trường trong và ngịai nước đang rất khó khăn và biến động.