3.4 Các giải pháp hỗ trợ
3.4.3 Quản lý tín dụng
Tăng vòng quay vốn lưu động, tăng cường thắt chặt thu, nới lỏng chi nhưng vẫn bảo đảm uy tín doanh nghiệp, áp dụng chính sách tín dụng (nhận tiền trứơc giao hàng, bảo lãnh qua ngân hàng, trả chậm 30 ngày…).
- Đối với các khỏan phải trả: cam kết thực hiện theo hợp đồng thanh tóan đúng thời hạn với nhà cung cấp, với nhà nước, nhằm đảm bảo uy tín doanh nghiệp. Để thực hiện được, doanh nghiệp cần lập kế họach thu, chi tiền trước mỗi tuần, mỗi tháng đảm bảo cân đối dòng tiền. Đối với trường hợp thiếu, phải vay từ ngân hàng. Đối với trường hợp thừa,
phải gửi vào tài khỏan tín dụng có thu lãi tại ngân hàng.
- Đối với các khỏan phải thu: cần kiểm sóat chặt việc thu hồi công nợ theo tiến độ hợp đồng. Với các khách hàng có uy tín và tiêu thụ doanh số lớn, cần có chính sách bảo lãnh
thanh tóan qua ngân hàng, và chính sách tín dụng thích hợp với năng lực tài chính của khách hàng. Với các khách hàng nhỏ, doanh số tiêu thụ không đều, nên áp dụng chính sách thu tiền trước khi giao hàng. Cần xác lập chỉ tiêu thu hồi công nợ và giảm thiểu tổng số ngày nợ từ khách hàng, tốt nhất là từ 30-45 ngày. Quản lý tín dụng khách hàng phải trên cơ sở xác lập hạn mức tín dụng cho mỗi đối tượng khách hàng,
- Trên cơ sở cân đối thu chi, bảo đảm tỷ lệ tương đối giữa tổng số tín dụng thương mại
mà doanh nghiệp chiếm dụng từ nhà cung cấp (như cam kết trong hợp đồng) và tổng số công nợ phải thu hồi, lên chỉ tiêu và kiểm sóat kết quả thực hiện.
- Bằng chính sách tín dụng, cắt giảm chi phí, tăng tài sản dùng trong sản xuất, thanh lý các tài sản khơng cần dùng để tối đa hóa vốn lưu động. Trong giai đọan khó khăn, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí ở mức tối đa có thể, kể cả việc giảm quy mơ họat động
khơng cần thiết, có thể thay đổi chính sách quản lý dòng tiền của doanh nghiệp để giảm áp lực về vốn lưu động, như là: giảm thời gian cho khách hàng trả chậm, tăng thời gian thanh tóan cho nhà cung cấp, tăng vòng quay hàng tồn kho....