3.3.1 Cần quy họach lại đầu tư:
¾ Những năm qua, ngành thép xây dựng được bảo hộ khá cao, với mức thuế nhập
khẩu cộng với phụ thu lên đến 40%. Giá phôi nhập rẻ (khoảng trên dưới 200 USD/tấn), giá bán lẻ trong nước lại ở mức cao (khoảng 4.500-4.700 đồng/kg). Nhờ đó, các cơng ty trong ngành có lãi lớn. Năm 2002, chỉ riêng Tổng cơng ty Thép Việt Nam và 13 công ty liên doanh đã thu về hơn 522 tỷ đồng, mặc dù đây chưa phải là năm ngành thép có mức lãi cao nhất. Một quan chức của Hiệp hội Thép Việt Nam nói: “Thấy lãi lớn như vậy, nhiều địa phương đã phớt lờ lệnh tạm ngưng của Chính phủ để cho ra đời một loạt nhà máy cán thép nhỏ, công suất khoảng 20.000-30.000 tấn/năm. Một số Tổng cơng ty thì lấy lý do đầu tư để sản xuất thép chất lượng cao dùng cho ngành công
nghiệp chế tạo, nhưng thực tế sản phẩm xuất xưởng chỉ là thép xây dựng thông thường”. Gần đây, việc đăng ký của 32 dự án thép lớn đã và đang đi vào họat động
thực sự đã làm quy họach rối.
Giải pháp đề nghị là các bộ ngành liên quan như Công thương, Tài nguyên và môi trường và Hiệp hội Thép VN thực hiện kỹ việc thẩm định các dự án đang hoặc sắp đầu tư vào ngành thép. Theo đó, các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm qui trình thẩm
định các dự án đầu tư sản xuất thép, tập trung thẩm định kỹ các nội dung như: trình độ
kỹ thuật cơng nghệ, năng lực tài chính của nhà đầu tư, thiết bị và giải pháp bảo vệ mơi trường để tránh tình trạng dự án đầu tư được cấp phép mà không triển khai đầu tư hoặc chủ đầu tư lợi dụng nhập khẩu thiết bị công nghệ lạc hậu, tiêu hao điện năng, nguyên vật liệu cao, không đủ điều kiện bảo vệ mơi trường
¾ Tiếp theo là ngăn chặn việc cấp phép cho các dự án sản xuất thép quy mơ lớn ở các địa phương, vì thực tế, đã phá vỡ quy hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007 - 2015 - có xét đến năm 2025 đã được Chính phủ phê duyệt. Các dự án nhà máy thép đang xây dựng hoặc sắp xây dựng mà khơng có sự đảm bảo nguyên liệu để có thể hoạt động lâu dài phải bị đình chỉ. Bên cạnh đó, cần rà sốt quy hoạch ngành, vùng để có xu
hướng đầu tư rõ ràng, phù hợp với điều kiện tự nhiên và hạ tầng kinh tế - xã hội.
Vì cơng suất các nhà máy hiện có đã quá dư thừa so với nhu cầu, các dự án đã cấp phép không đảm bảo tiến độ đã phê duyệt mà khơng có lý do chính đáng, phải kiên
quyết thu hồi giấy phép; các dự án FDI lớn, cần theo dõi sát tiến độ và không cho phép chuyển đổi chủ dự án tuỳ tiện.
¾ Cần xác định mục tiêu và chiến lược ngành thép, không để phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài, hạn chế xây dựng thêm các nhà máy cán thép xây dựng từ phôi nhập khẩu, đồng thời khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất phơi thép có quy mơ lớn. Việc thêu kết, luyện gang, luyện thép, tinh luyện, đúc phôi, cán-đây là hướng đi đúng đắn cần có chính phủ khuyến khích và địa phương hỗ trợ.
¾ Ngịai ra, giải pháp bền vững nhằm hạ nhiệt cho giá thép trên thị trường là việc phải tính đến tăng cường mở rộng các nhà máy sản xuất phôi trong nước nhằm chủ
động nguồn phơi.
¾ Chính phủ cần xem xét năng lực tài chính của nhà đầu tư, xem họ có năng lực tài chính thực sự khơng, nếu khơng khi đầu tư tiến độ sẽ bị kéo dài, do thiếu vốn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Tiếp theo là xem xét nhà đầu tư có kinh nghiệm trong
luyện kim hay khơng, nếu gặp doanh nghiệp ít tên tuổi và ít kinh nghiệm luyện kim sẽ làm mất cơ hội thu hút các nhà đầu tư lớn có trình độ luyện kim tiên tiến trên thế giới, bởi nhu cầu thép tuy cao, nhưng khi công xuất của các dự án được cấp phép đã tương
đương với nhu cầu thì các nhà đầu tư khác sẽ không vào nữa. Cuối cùng, cũng là điều
quan trọng nhất, là xem gam thiết bị mà nhà đầu tư định sử dụng là của quốc gia nào.
Đó có phải là của các quốc gia có ngành cơng nghiệp luyện kim tiên tiến hay là thiết bị
cũ, lạc hậu. Hiện nay tại Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp đầu tư luyện thép với các lò cao từ 400m3 trở xuống. Có hàng nghìn lị cao này đã bị thải loại và đã trót chế
tạo mà khơng được đưa vào sản xuất, đang tìm cách đẩy sang các nước khác. Nếu các thiết bị lạc hậu này được đưa vào Việt Nam thì khó kiểm sốt nổi về chất lượng sản phẩm cũng như ô nhiễm môi trường. Trên hết, đầu tư vào thép rủi ro cao vì vậy khơng nên giao các dự án lớn cho các tập đoàn thiếu kinh nghiệm. Bởi như vậy rủi ro càng
tăng cao. Dự án lớn không thành công khơng chỉ có nhà đầu tư phải chịu mà cịn ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội mà các địa phương sẽ phải gánh chịu thiệt hại nhiều
nhất.
3.3.2 Chính sách thuế xuất nhập khẩu linh động:
3.3.2.1 Thuế xuất khẩu:
¾ Theo phân tích thị trường ở chương 2, việc điều chỉnh thuế xuất khẩu tăng cao và quá nhanh nhưng khi hạ thì rất dè dặt trong 6 tháng cuối năm 2008 sẽ đưa DN sản xuất phôi thép đến chỗ bế tắc, buộc phải dừng sản xuất vì khơng thể giải quyết được khó
khăn tài chính.
¾ Thép là ngành cơng nghiệp nặng cần vốn đầu tư lớn, quy trình sản xuất phức tạp và khả năng thu hồi vốn chậm. Ngòai ra chỉ số giá thị trường và các biểu hiện vĩ mô của nền kinh tế sẽ tác động tức thời đến kết quả họat động của ngành. Vì vậy ngành
thép cần nhận được ưu đãi từ chính phủ qua chính sách thuế xuất nhập khẩu linh họat. Chính phủ nên có những biện pháp tức thời để tháo gỡ khó khăn cho các DN thép nhất là DN sản xuất phơi khi tình hình tiêu thụ trong nước sụt giảm, xuất khẩu thua lỗ vì mức thuế quá cao, như việc ban hành thuế suất xuất khẩu mới là 5% cho mặt hàng sắt thép vào tháng 10/2008 sau khi đã tăng lên mức 20%.
3.3.2.2 Thuế nhập khẩu:
¾ Chính phủ cần hạn chế việc nhập thép thành phẩm, phôi thép qua mức thuế suất cao (hiện nay là 8%) và ưu đãi cho việc nhập khẩu nguyên liệu qua mức thuế suất thấp hơn (trước đây là 2%) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá đầu vào qua đó giảm được giá thành sản phẩm, và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước giải quyết được
¾ Theo lộ trình cam kết WTO, cho phép áp dụng mức thuế nhập phôi thép là 17%, chính phủ cần cân đối với các kiến nghị của Hiệp hội thép và doanh nghiệp khi ban hành mức thuế suất nhập khẩu phôi (hiện nay VSA đề nghị là 15%, còn doanh nghiệp
đền nghị 25%) nhằm hỗ trợ tối ưu cho ngành sản xuất thép trong nước.
¾ Mặt khác Chính phủ cần hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp sản xuất phơi (vì
ngành này mới phát triển), tiến tới giảm sự phụ thuộc vào phôi nhập khẩu. Để giảm tác
động tiêu cực đối với các doanh nghiệp cán thép từ phôi nhập khẩu, Bộ Công thương đề nghị Bộ Tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu thép xây dựng lên 20% (để ngăn thép
nhập khẩu tràn vào).
3.3.3 Cần phối hợp các bộ ngành liên quan thanh tra, ngăn chặn việc bán phá giá đối với thép nhập khẩu: với thép nhập khẩu:
Vào tháng 9/2006, khi Trung quốc áp dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu sản phẩm, nên đã giảm thuế đánh vào sản phẩm xuất khẩu từ 17% xuống còn 6%, trong khi
đó việc xuất khẩu phơi thép của Việt Nam khơng hề được khuyến khích dẫn đến chuyện
giá phơi thép cao hơn giá thép thành phẩm. Với vai trò, chức năng là cơ quan thực thi Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thương mại, cho rằng việc hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam muốn bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình đối với hành vi thương mại khơng cơng bằng là hồn tồn chính đáng và phù hợp với luật pháp Việt Nam và quốc tế. Tuy nhiên,
để tiến hành một vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam,
Hiệp hội và các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định và tuân thủ đúng trình tự, thủ tục của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
Đồng thời, khi yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một sản phẩm nhập
khẩu, cần phải xem xét liệu thị phần nhập khẩu của mặt hàng đó có chiếm trên 3% tổng thị phần nhập khẩu hàng hóa đó vào trong nước hay khơng. Hàng hóa đó có thực sự bán phá giá vào thị trường Việt Nam, có gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất của Việt Nam và mối quan hệ nhân quả giữa việc bán phá giá hay không... Để kết luận sản phẩm thép cuộn xuất xứ từ Trung Quốc có bán phá giá trên thị trường Việt Nam hay không, cơ quan điều tra chống bán phá giá của Việt Nam cần phải tiến hành các bước điều tra cần thiết, thu thập thông tin, số liệu thống kê, tính tốn giá xuất khẩu,
giá trị thơng thường của hàng hóa và tất cả các bước này cần phải tuân thủ đúng các thời hạn theo luật định.
Đây là một hạn chế rất lớn trong đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước cho việc thống kê cơ sở
dữ liệu, chính phủ cần sắp xếp lại các cơ quan chuyên trách hỗ trợ thích đáng cho việc bảo vệ quyền lợi của ngành sản xúât trong nước. Ngịai ra, việc thiết lập và hiện đại hóa hệ thống thông tin giữa các cơ quan này là hết sức cần thiết phải đầu tư.
Bên cạnh đó, để phát triển thị trường thép, quy hoạch xác định cần bảo vệ thị trường nội
địa bằng các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng, môi trường hợp pháp nhằm
ngăn chặn sự xâm nhập của sản phẩm kém chất lượng, khơng bảo đảm an tồn vào thị trường Việt Nam; hồn thiện chính sách, pháp luật và tăng cường năng lực thực hiện pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống liên kết lũng đoạn thị trường, chống
bán phá giá.
3.3.4 Chính sách khai khóang quặng sắt trong nước:
Điều nghịch lý là hiện nay chúng ta đang nhập khẩu thép phế và phôi thép khỏang 6
triệu tấn/năm, nhưng mỗi năm hàng triệu tấn quặng sắt đang bán trôi nổi ra nước ngịai. Trong khi đó, kết quả phân tích thành phần hóa học và nghiên cứu tính chất luyện kim quặng sắt một số mỏ của cơng ty thép Đình Vũ và Trường Đại Học Bách Khoa Hà nội cho thấy rất nhiều quặng sắt có chất lượng tốt, tạp chất có hại (S, P, As, Zn, Pb, K,…) thấp, tính chất luyện kim đáp ứng được cho nhà máy luyện gang). Trong khi Trung quốc là nước xuất khẩu thép với doanh số 1/3 tổng lượng thép thế giới, nhưng họ khơng khai thác quặng có sẵn mà để dành cho tương lai, họ bù đắp giá nguyên liệu nhập cao bằng cách đầu tư công nghệ tiên tiến để giảm giá thành trên đơn vị sản phẩm. Vì vậy, Chính phủ cần có biện pháp quản lý, ngăn cấm việc khai thác rời rạc quặng sắt trong nước rồi xuất bán quặng và thép phế trôi nổi ra nước ngòai. Cần quy họach tập trung việc khai thác các quặng này để làm nguyên liệu sản xuất thép trong nước, giảm giá thành phẩm.
3.3.5.Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn:
Nhu cầu về vốn đầu tư phát triển của ngành Thép Việt Nam trong giai đoạn 2007-2025
mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của ngành Thép để đa dạng sở hữu nguồn vốn và huy động vốn từ các cổ đơng; khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần trong
ngành Thép thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu thu hút vốn đầu tư gián tiếp.
Ngân hàng cần hạn chế cấp tín dụng cho các cơng ty nhập các sản phẩm thép Việt Nam còn tồn kho lớn hoặc năng lực sản xuất đã dư thừa, nâng thuế nhập khẩu thép, giãn nợ
cho các doanh nghiệp.
Đầu tư sản xuất thép phải được phát triển đồng bộ với việc đầu tư vào hệ thống xử lý
thông tin, đường truyền, hệ thống cơ sở hạ tầng... Chính phủ cần xúc tiến việc kích cầu
đầu tư cơ sở hạ tầng, các cơng trình trọng điểm để kích thích tăng trưởng kinh tế.
Để tạo điều kiện đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất thép, Nhà nước cần có chính sách
thích hợp như cho vay, mua bán ngoại tệ, điều chỉnh giá kịp thời cho các cơng trình xây dựng cơ bản.
Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng cách hoãn nộp thuế, hoặc miễn thuế cho các doanh nghiệp thật sự khó khăn; xây dựng Quỹ bình ổn thép, thép phế và phơi thép; nghiên cứu nâng mức thuế nhập khẩu một cách hợp lý với phôi thép, thép xây dựng, ống thép hàn, thép mạ... phù hợp với WTO, AFTA, Asean+1... (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc).