sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam thời gian tới
- Quy định của pháp luật
Sau 5 năm thực hiện cải cách tư pháp theo yêu cầu của Nghị quyết 49- NQ/TW hoạt động của cơ quan tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng hoạt động đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, tuy nhiên q trình cải cách diễn ra chậm chạp, bộc lộ nhiều hạn chế, để tiếp tục thực hiện quyết tâm của Đảng trong cải cách tư pháp ngày 28/7/2010 Bộ Chính trị - Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 79- KL/TW về đề án đổi mới tổ chức hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Theo tinh thần kết luận tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp có những thay đổi cơ bản, đối với Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được thành lập theo 4 cấp (cấp khu vực; cấp tỉnh; cấp cao và tối cao) không phụ thuộc vào địa giới hành chính, cơ quan điều tra trong Công an nhân dân về cơ bản giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ và mơ hình tổ chức như hiện nay nhưng được kiện toàn một bước để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động. Mơ hình các cơ quan tư pháp trong tương lai đã
hết sức rõ ràng với định hướng quan trọng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho hoạt động tư pháp nói chung và ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng. Thực hiện chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp trong những năm tới Nhà nước ban hành sửa đổi, bổ sung những văn bản như Hiến pháp năm 1992; BLTTHS năm 2003; Luật Tổ chức VKSND năm 2002; Pháp lệnh kiểm sát viên… quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong đó có hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, tất yếu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và hoạt động kiểm sát trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam nói riêng.
Với những quy định mới của Hiến pháp, BLTTHS, Luật Tổ chức VKSND, Luật thi hành án hình sự… liên ngành trung ương sẽ ban hành văn bản pháp quy hướng dẫn về mối quan hệ công tác giữa Viện kiểm sát các cấp với cơ quan quản lý giam giữ, đây là căn cứ pháp lý quan trong cho việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam và hướng phòng ngừa vi phạm pháp luật của VKS cùng cơ quan quản lý giam giữ trong tương lai.
- Tổ chức bộ máy
Trong những năm tới tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam các cấp có sự thay đổi cơ bản ở nhưng nội dung như sau:
+ Về nhiệm vụ, Luật thi hành án hình sự ra đời, có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2011, theo đó phân định thẩm quyền VKSND cấp tỉnh kiểm sát tuân theo pháp luật tại trại giam do Bộ Cơng an quản lý đóng chân trên địa bàn thì nhu cầu tăng biên chế cho VKSND địa phương nhất là cấp tỉnh là hết sức cần thiết. Vì vậy khi được cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế, VKSND các cấp cần bố trí, sử dụng cho phù hợp để bảo đảm hoạt động VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đạt hiệu quả.
Thực hiện cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân, bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác Viện trưởng VKSNDTC đã sắp xếp, phân định lại việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát trong ngành theo đó chuyển phần kiểm sát thi hành án hình sự và các biện pháp tư pháp hình sự ( trước đây do bộ phận kiểm sát thi hành án ở VKSND các cấp thực hiện) giao cho bộ phận kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thực hiện từ ngày 01/01/2011.
+ Về tổ chức bộ máy thực hiện chức năng, thực hiện lộ trình cải cách tư pháp, trong những năm tới mơ hình VKSND được tổ chức ở 4 cấp ( hiện nay là 03 cấp) khơng phụ thuộc vào cấp hành chính do vậy về tổ chức bộ máy trong hệ thống cơ quan VKSND nói chung và tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam sẽ có những thay đổi cơ bản cho phù hợp với việc thực hiện hiện chức năng nhiệm vụ đây là thay đổi ảnh hưởng lớn đến chất lượng hiệu quả hoạt động kiểm sát của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.
- Diễn biến tình hình cơng tác tạm giữ, tạm giam
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, bộ mặt đất nước đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước đã khẳng định ưu thế, hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng toàn cầu hoá đang diễn ra là khuynh hướng chủ đạo không loại trừ bất cứ quốc gia nào. Đất nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển nội lực và khả năng cạnh tranh, ngày càng có nhiều nhân tố mới thúc đẩy giúp đất nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện làm thay đổi căn bản nền kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang kinh tế công nghiệp từng bước hiện đại, các thành phần kinh tế hỗ trợ cùng nhau phát triển. Cùng với sự phát triển đó đất nước đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức làm cản trở đến điều kiện phát triển kinh tế xã hội, tinh hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất
ổn định mà bao hàm cả nguy cơ phát sinh từ nội tại xã hội và nguy cơ do sự tác động từ các thế lực bên ngoài.
Sự phát triển kinh tế thị trường đi đơi với q trình hội nhập kinh tế quốc tế, tốc độ đơ thị hố cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt mà hậu quả là tình trạng thất nghiệp của một bộ phận dân cư gia tăng, phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, phân hoá khu vực giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi...làm đảo lộn nhiều giá trị xã hội, dẫn tới nhiều diễn biến phức tạp trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng.
Sự phát triển của kinh tế thị trường trong điều kiện kinh tế quốc tế là điều kiện thuận lợi để các thế lực phản động ở trong nước và nước ngoài lợi dụng gây mất ổn định về kinh tế, làm lệch hướng XHCN, mất tự chủ về kinh tế, sử dụng chính sách kinh tế như một mồi nhử nhằm phá hoại đất nước, làm mất đi nhiều nét văn hố mang tính truyền thống, do vậy tính chất tội phạm đan xen giữa kinh tế, chính trị, văn hố....
Tồn cầu hố là một xu thế tất yếu đang diễn ra, liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế có yếu tố nước ngồi đang diễn ra là xu hướng chủ đạo trong bối cảnh đó kinh nghiệm làm ăn với các đối tác nước ngồi cịn thiếu, hành lang pháp lý hiện tại chưa phù hợp, nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh chưa được pháp luật quốc gia ghi nhận và điều chỉnh từ đó xuất hiện nhiều loại tội phạm có yếu tố nước ngồi, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa tội phạm trong nước và tội phạm nước ngoài. Cùng với sự phát triển, thay đổi về kinh tế - xã hội, trong những năm qua Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với suy thối kinh tế tồn cầu đã tác động không nhỏ đến xã hội Việt Nam, là nhân tố khiến tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng, diễn ra phức tạp. Các thế lực phản động nước ngoài sẽ cấu kết với các thế lực phản động trong nước để thực hiện âm mưu diễn biến hồ bình đồng thời lơi kéo tầng lớp trẻ, trí thức như học sinh, sinh viên cùng tham gia là chuyển biến nội bộ nhất là chuyển biến về mặt tư tưởng.
Tuy nhiên ngày 19/6/2009 Quốc hội thông qua Luật số 37/2009/QH12 về sửa đổi bổ sung 1 số điều của BLHS, theo đó sửa tăng mức định lượng tối thiểu của một số tội về chiếm đoạt tài sản, phi hình sự hóa một số tội danh… có hiệu lực từ ngày 01/01/2010, do vậy năm 2010 một số loại tội về chiếm đoạt sẽ giảm đồng nghĩa với việc số người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam trong tồn quốc giảm song sẽ có xu hướng tăng ở những năm tiếp theo.
Từ phân tích tình hình kinh tế xã hội cho thấy trong những năm tới tình hình tội phạm cịn diễn ra phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng như cướp có vũ khí ở những trung tâm có nhiều tài sản, tiền bạc như ngân hàng, tiệm vàng... Mâu thuẫn trong nhân dân diễn ra phức tạp chủ yếu liên quan đến tranh chấp đất đai, thừa kế... sẽ dẫn đến các vụ cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng...nếu không được giải quyết dứt điểm sẽ dẫn đến mâu thuẫn lớn, dễ dàng tạo ra diểm nóng về chính trị. Sự suy thoái của nền kinh tế làm phát sinh nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản dưới nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi dẫn đến tội phạm về chiếm đoạt như trộm cắp tài sản, lạm dụng chiếm đoạt tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... gia tăng. Tai nạn giao thông vẫn gia tăng do ý thức chấp hành pháp luật của người dân cịn kém, số lượng phương tiện giao thơng gia tăng nhưng cơ sở hạ tầng về giao thông không được cải thiện; tội phạm ma tuý diễn ra phức tạp, gia tăng về số lượng cùng như tính chất, mức độ nghiêm trọng; tội phạm về môi trường, công nghệ cao, rửa tiền, buôn bán phụ nữ xuất hiện với nhiều thủ đoạn phạm tội mới; tội phạm tham nhũng diễn ra trên nhiều lĩnh vực như xây dựng, tài chính, xuất nhập khẩu, dự án... ; tội phạm trốn thuế, buôn bán hàng cấm, liên quan đến thuế giá trị gia tăng sẽ tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, cấu kết với tội phạm quốc tế. Tội phạm hình sự phát triển thành băng nhóm, cấu kết chặt chẽ với các yếu tố nước ngồi gây án ở nhiều địa bàn và móc nối với những cán bộ thoái hoá biến chất trong bộ máy nhà nước cũng như cơ quan bảo vệ pháp luật.
Tình hình tạm giữ, tạm giam trong những năm tới dự báo sẽ diễn ra theo xu hướng sau:
Trong những năm tới số lượng người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam có chiều hướng gia tăng, đặc biệt đối tượng vị thành niên phạm những tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý như cướp tài sản, giết người, cố ý gây thương tích có sử dụng hung khí nguy hiểm, tội phạm ma túy...
Đối tượng có nhiều tiền án, tái phạm nguy hiểm, phạm nhiều tội cũng có xu hướng gia tăng xuất hiện những đối tượng “có kinh nghiệm” trong việc đối phó với cơ quan quản lý giam giữ, vi phạm kỷ luật và hiện tượng đàn anh, đầu gấu trong công tác giam, giữ.
Số đối tượng tạm giữ, tạm giam mắc bệnh ngoài xã hội ngày càng nhiều như HIV/AIDS, nghiện các chất ma túy… và các bệnh truyền nhiễm khác địi hỏi phải có phịng tạm giam, tạm giữ riêng để theo dõi, điều trị bệnh, chống lây, nhiễm sang các đối tượng khác.
Việc tạm giữ tạm giam đối với người có quốc tịch nước ngồi, người khơng xác định quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam và quốc tịch của một quốc gia khác thực hiện hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam bị các cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam ngày càng nhiều. Do vậy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam sẽ là xu thế tất yếu trong những năm tới.
Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam vẫn còn diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Đối tượng đưa vào giam, giữ là những đối tượng chuyên nghiệp, quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, công tác quản lý chưa nghiêm... là những nhân tố gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị pháp luật tước bỏ.
Mặt khác điều kiện cơ sở vật chất nơi giam giữ hiện nay chưa đáp ứng đủ quy mô và yêu cầu quản lý giam giữ như quá tải trong hoạt động tạm giữ, tạm giam hay nhà tạm giữ, trại tạm giam xuống cấp sẽ còn diễn ra trong thời gian tới mà chưa thể khắc phục ngay được là nguyên nhân khách quan dẫn đến một số vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.