Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 93 - 101)

Một là, sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về công tác tạm

giữ, tạm giam cụ thể là:

- Bổ sung về cách tính thời gian tạm giữ như sau, “ Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” có quyền tạm giữ hình sự nhưng về cách tính thời hạn tạm giữ tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS được sửa đổi về thời hạn tạm giữ: “ Kể từ khi cơ quan có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ nhận người bị bắt” nhằm bảo đảm quyền lợi cho người bị tạm giữ.

- Bảo đảm nguyên tắc của BLTTHS là hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án phải được thi hành, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giam giữ đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trong bị kết án từ hình, chờ quyết định của Chủ tịch nước, Bộ luật tố tụng hình sự cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 258 theo hướng nên quy định thời hạn để Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm tử hình.

- Để giải quyết vướng mức khó khăn trong thực tiễn khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, kiến nghị bổ sung khoản 4 Điều 303 của BLTTHS như sau:

“4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau:

a. Là bị can, bị cáo bỏ trốn, bắt theo lệnh truy nã;

b. Là bị can, bị cáo đang áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý cản trở nghiêm trọng đến quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.”

- Sửa đổi, bổ sung điểm 4.1- mục 4 - Nghị quyết số: 04/2004/NQ- HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao theo hướng:

"b. Nếu thời hạn phạt tù cịn lại dưới 45 (bốn mươi năm) ngày, thì ghi thời hạn tạm giam bằng thời hạn hình phạt tù cịn lại.

Thời hạn tạm giam của Hội đồng xét xử đã hết, Chánh án Toà án nhân dân đã xét xử ra quyết định trả tự do cho người tạm giam nếu họ không bị tạm giam, giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác, Trại tạm giam có trách nhiệm trả tự do ngay cho bị cáo".

- Hiện tại theo quy định về chế độ ăn của người bị tạm giữ, tạm giam tại Điều 26 của quy chế tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định 89/NĐ-CP của Chính phủ thấp hơn so với chế độ ăn của phạm nhân theo Điều 16 quy chế trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 113/NĐ-CP, xuất phát từ tính nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, mặt khác đối tượng bị tạm giữ, tạm giam chưa phải là người có tội, để bảo đảm sức khỏe tốt hơn cho người bị tạm giữ tạm giam phục vụ quá trình xử lý vụ án, đề nghị cấp có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi chế độ ăn của người bị tạm giữ, tạm giam theo hướng bằng với chế độ ăn của phạm nhân.

- Pháp luật cần quy định và thừa nhận việc chuyển đổi giới tính, bổ sung Điều 15 quy chế tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính Phủ về những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam là đối tượng lưỡng tính hoặc đã chuyển đổi giới tính phải được tổ chức giam giữ riêng.

- Về chế độ y tế, theo quy định hiện hành khi người bị tạm giữ, tạm giam ốm đau vượt quá khả năng điều trị của Bệnh xá thì chuyển họ ra Bệnh viện ngoài điều trị, tuy nhiên quy định này đang bất cập trong thực tế bởi những lý do sau: Người bị tạm giữ, tạm giam là đối tượng đang bị cơ quan tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn cần cách ly khỏi xã hội một thời gian để bảo đảm quá trình xử lý vụ án, tuy nhiên khi đưa đi điều trị tại bệnh viện ngồi, khơng được bố trí phịng riêng (do chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh), phải điều trị chung với bệnh nhân bên ngoài do vậy q trình quản lý đã khơng bảo đảm yêu cầu của biện pháp ngăn chặn trong TTHS, mặt khác là khó khăn cho công tác bảo vệ, quản lý, canh gác. Đề nghị cơ quan chức năng ban hành văn bản sửa đổi bổ sung điều luật theo hướng xây dựng tại bệnh viện phòng riêng để điều trị cho đối tượng bị tạm giữ, tạm giam.

- Đổi mới xây dựng mơ hình nhà tạm giữ, trại tạm giam, mơ hình nhà tạm giữ, trại tạm giam hiện tại đang sử dụng để tạm giữ, tạm giam các đối tượng được khảo sát và tiến hành xây dựng đã lâu đến nay khơng cịn phù hợp, nhất là nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện không đáp ứng yêu cầu công việc, đây cũng là nguyên không nhỏ dẫn đến một số vi phạm, tồn tại như quá tải nhà tạm giữ, trại tạm giam ở một số địa phương. Do vậy đề nghị Chính Phủ cần sớm chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu đưa ra mơ hình phù hợp đáp ứng được yêu cầu từ thực tế.

Để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự, thể hiện rõ nét chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, phù hợp với pháp luật quốc tế, kiến nghị với cấp có thẩm quyền nghiên cứu xây dựng luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tạm giữ, tạm giam, không để các văn bản dưới luật điều chỉnh như hiện nay có nội dung quy định bảo đảm tốt hơn quyền của người bị tạm giữ, tạm giam; có quy định cụ thể hơn về chế độ đối với những đối tượng mắc bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS, lao, suy tim, viêm phổi, đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, người già, người chưa thành niên; xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra, kiểm sát đối với các nhà tạm giữ, trại tạm giam trong việc tổ chức thực hiện các quy định về tạm giữ, tạm giam.

Hai là, VKSND tối cao cần rà sốt, đánh giá, có kế hoạch đào tạo, bồi

dưỡng chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên ở VKSND các cấp trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam để nâng cao trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn.

Ba là, do môi trường công tác của hoạt động kiểm sát là nhà tạm giữ,

trại tạm giam rất độc hại, đối tượng bị tạm giữ, tạm giam mắc các bệnh truyền nhiễm ngoài xã hội trước khi bị tạm giữ, tạm giam như Lao, HIV/AIDS… ngày càng nhiều, khi tiến hành hoạt động kiểm sát kiểm sát viên VKSND phải tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố này. Đề nghị Lãnh đạo VKSNDTC, các ngành chức năng xem xét cấp chế độ bồi dưỡng chống độc hại cho cán bộ, kiểm sát viên trực tiếp kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Bốn là, về phương tiện phục vụ thực hiện nhiệm vụ, do đặc thù hoạt

động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam của VKSND cấp huyện tiến hành hàng ngày kiểm sát nhà tạm giữ thuộc Công an huyện, VKSND cấp tỉnh tiến hành kiểm sát hàng tuần tại trại tạm giam thuộc Công an tỉnh, tiến hành kiểm sát bất thường tại nhà tạm giữ, trại tạm giam khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra dù bất kể ngày hay đêm. Thực tế các nhà tạm giữ, trại tạm giam đóng xa so với trụ sở các VKSND cùng cấp, năm 2007 Bộ Tài chính đã nhất trí cấp cho mỗi đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện 02 xe máy để phục vụ công tác kiểm sát, mỗi Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được cấp 01 xe máy cho Phòng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác kiểm sát nhà tạm giữ, trại tạm giam. Quá trình thực hiện đến nay nhiều địa phương chưa được cấp đủ phương tiện như đã nêu trên, số lượng cán bộ, kiểm sát viên thực hiện công tác kiểm sát đã nhiều nên số lượng phương tiện khơng đủ phục vụ cơng tác, với cấp huyện có rất nhiều bộ phận công tác như kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, kiểm sát thi hành án, khiếu tố….cần sử dụng đến phương tiện chung, xuất hiện tình trạng thiếu phương tiện phục vụ công tác; cấp tỉnh tiến hành đồng thời kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam tại trại tạm giam và chấp hành án phạt tù tại trại giam do Bộ Cơng an đóng trên địa bàn nên phương tiện không đủ phục vụ nhu cầu công tác. Do vậy đề nghị Chính Phủ tiếp tục quan tâm cấp phương tiện để công tác đạt hiệu quả.

Năm là về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, để bảo đảm tính

hiệu quả trong cơng tác cũng như sự an toàn của cán bộ kiểm sát các cấp có thẩm quyền quan tâm cấp cho bộ phận kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được trang bị máy quay phim, máy chụp ảnh máy ghi âm để phục vụ công tác và khẩu trang, găng tay cao su, ủng để đi lại để chống độc hại, bảo vệ sức khỏe cán bộ. Cần đầu tư nhằm hiện đại hóa hơn nữa về cơng nghệ thơng tin như máy vi tính, phần mềm quản lý số liệu về tạm giữ, tạm giam thông qua mạng nội bộ giúp quản lý tình hình và chỉ đạo điều hành thuận lợi hơn.

Kịp thời phát hiện, tìm ra nguyên nhân, điều kiện và áp dụng các biện pháp pháp lý nhằm loại trừ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn mà Đảng và Nhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân dân. Trước yêu cầu của cải cách tư pháp ở giai đoạn hiện nay, nghiên cứu mơ hình, đổi mới tổ chức hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân là nội dung hết sức cần thiết, cấp bách và được nhiều người quan tâm. Trong thời gian qua tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tư pháp có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi từ thực tiễn nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật nhằm phát hiện, xử lý và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là một tất yếu khách quan.

Với mục đích đó đề tài đã tập trung phân tích làm rõ cơ sở pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại nơi giam, giữ và mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân chủ thể của hoạt động kiểm sát với cơ quan hữu quan, các ngành, các cấp trong việc phát hiện, loại trừ và phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam. Đặc biệt đã nêu và phân tích từng nội dung, các phương thức và biện pháp cơ bản mà Viện kiểm sát nhân dân sử dụng để tiến hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định và quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân. Kết quả nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam trong mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong

lĩnh vực tạm giữ, tạm giam với hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện việc tạm giữ, tạm giam trong lực lượng Công an nhân dân, cơ quan tiến hành tố tụng, cấp ủy Đảng, cơ quan dân cử, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, giữa hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với chức năng thực hành quyền công tố và các công tác kiểm sát hoạt động tư pháp khác trong ngành kiểm sát nhân dân; trong mối liên hệ biện chứng giữa thực trạng chất lượng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với giải pháp khắc phục tồn tại, thiếu sót của thực trạng đó, luận văn đã đánh giá tồn diện kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục. Đánh giá sự tác động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đến công tác quản lý tạm giữ, tạm giam trong lực lượng Công an nhân dân, đưa ra nhận xét một số ưu điểm và khuyết điểm cơ bản về kết quả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại nơi giam giữ của Viện kiểm sát nhân dân, từ đó chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan và điều kiện lẩy sinh của thiếu sót, tồn tại, làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động kiểm sát luật của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đảm bảo việc tuân theo pháp trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đã phân tích và dự báo những yếu tố tác động gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam thời gian tới đó là quy định của pháp luật; về tổ chức bộ máy và diễn biến tình hình của cơng tác tạm giữ, tạm giam cùng những thuận lợi, khó khăn của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam trong thời gian tới, luận văn đưa ra các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam. Những giải pháp cụ thể được đưa ra đó là: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tạm

giữ, tạm giam, trước hết nghiên cứu bổ sung làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam để quán triệt đến đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị hoạt động kiểm sát trong ngành, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các diễn đàn để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cơ quan hữu quan, các cấp, các ngành và toàn xã hội; Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung, quy trình, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, trong giai đoạn tới cần sửa đổi, bổ sung văn bản pháp quy về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nhằm tạo ra hành lang pháp cần thiết bảo đảm hoạt động kiểm sát có hiệu quả đồng thời xây dựng và phổ biến quy trình nghiệp vụ, kỹ năng kiểm sát để đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên nâng cao trình độ, năng lực cơng tác, vận dụng linh hoạt các phương thức kiểm sát; phân công rõ trách nhiệm, tăng cường mối quan hệ giữa Viện kiểm sát với các cấp, các ngành nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam; củng cố tổ chức tăng cường lực lượng, phương tiện cần thiết để bảo đảm hồn thành nhiệm vụ; Bên cạnh đó luận văn đưa ra một số kiến nghị về hoàn thiện một số quy định pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chế độ bồi dưỡng và trang bị phương tiện liên quan đến hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w