Những hạn chế của tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 45 - 49)

tác tạm giữ, tạm giam

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên tình hình chấp hành pháp luật trong công tác tạm giữ, tạm giam vẫn cịn có một số hạn chế như sau:

Nhà tạm giữ, trại tạm giam ở một số địa phương được xây dựng từ lâu xong qua thời gian sử dụng đã xuống cấp vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền quan tâm đầu tư, sửa chữa, dẫn đến khơng an tồn trong việc tổ chức quản lý người bị tạm giữ, tạm giam; do lưu lượng người bị tạm giữ, tạm giam trong những năm qua tăng nhanh nên tình trạng q tải vẫn cịn chưa được khắc phục, nhiều nơi giam giữ do Bộ Công an quản lý đều vượt quá quy mô giam giữ do đó chỗ nằm tối thiểu của người bị tạm giữ, tạm giam không được đảm bảo 2 m2/1 người do vậy chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam không được đảm bảo như tại một số nhà tạm giữ Cơng an thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, trại tạm giam thuộc Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Điện Biên…. [28].

Vẫn cịn hiện tượng bắt giữ khơng đúng quy định dẫn đến bắt nhầm đối tượng vẫn cịn xảy ra như Cơng an thành phố Đà Lạt, lạm dụng tạm giữ hành chính để giữ người phạm tội quả tang, người phạm tội ra đầu thú [34].

Quá thời hạn giam giữ xảy ra còn nhiều, trong 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009 có 406 trường hợp quá thời hạn tạm giữ trong đó quá hạn tạm giữ (năm 2005 là: 205 trường hợp; năm 2006 là: 67 trường hợp; năm 2007 là: 37 trường hợp; năm 2008 là: 52 trường hợp; năm 2009 là: 45 trường hợp ) trong đó số quá hạn tạm giữ đã giải quyết là: 370 trường hợp; quá hạn tạm giữ chưa giải quyết qua các năm là 36 trường hợp, qua số liệu cho thấy vi phạm thời hạn tạm giữ tuy có giảm nhưng khơng ổn định.

Điển hình qua kiểm tra thấy tại trại tạm giam Chí Hịa thuộc Cơng an thành phố Hồ Chí Minh, khi kiểm tra hồ sơ Khưu Hoàng Hải- 1962, bị Cơ

quan Cảnh sát điều tra Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh bắt khẩn cấp ngày 13/9/2008 về hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, hết hạn tạm giữ ngày 23/9/2008 ( đến ngày 18/11/2008 q hạn 56 ngày ) khơng có sự phê chuẩn bắt khẩn cấp của VKSND thành phố Hồ Chí Minh.

Số lượng người bị tạm giam quá thời hạn diễn ra còn nhiều nhất là các địa bàn có nhiều án, phức tạp như thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng tạm giam kéo dài vẫn chưa được khắc phục trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2009 có 3.561 trường hợp để q hạn trung bình chiếm 0,63%, trong đó số quá hạn đã giải quyết là 2.563 trường hợp trung bình chiếm 0,45%; số quá hạn chưa giải quyết là 998 trường hợp trung bình chiếm 0,17%. (năm 2005 có 479 trường hợp; năm 2006 có 1.096 trường hợp; năm 2007 có 1.004 trường hợp; năm 2008 có 608 trường hợp; năm 2009 có 374 trường hợp) hậu quả trực tiếp của quá hạn tạm giam đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người bị tạm giam, đồng thời ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Nhìn chung các trường hợp quá hạn trong tạm giữ, tạm giam như đã nêu trên trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng đã ra lệnh tạm giữ, tạm giam đã tuân thủ không đúng quy định của BLTTHS về giam giữ, tuy nhiên cũng có phần trách nhiệm của cơ quan trực tiếp thực hiện việc tạm giữ, tạm giam trong việc thông báo, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan đang trực tiếp giải quyết vụ án.

Công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, tại một số nhà tạm giữ, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh vẫn xảy ra việc tổ chức giam, giữ không đúng theo quy định như còn tạm giữ chung đối tượng chưa thành niên với đối tượng đã thành niên; đối tượng trong cùng một vụ án, tạm giữ hành chính chung buồng với tạm giữ hình sự như tỉnh Gia Lai, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương….[28]. Có những trường hợp do phân loại, quản lý không đúng quy định đã tạo điều kiện thuận

lợi để các đối tượng vi phạm nội quy, quy chế trại giam, thậm chí thực hiện hành vi phạm tội mới.

Về thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, ở một số nhà tạm giữ, trại tạm giam vẫn cịn xảy ra tình trạng khơng đảm bảo diện tích chỗ nằm tối thiểu 2m2 đối với 1 người; thực hiện cấp phát các đồ dùng thiết yếu như khăn mặt, xà phòng, chế độ vệ sinh đối với người bị tạm giữ, tạm giam là nữ... ở một số nơi còn thiếu như Quảng Trị, Lao Cai, Nghệ An, Lâm Đồng, Hưng Yên ...[ 36]. Thực hiện tiêu chuẩn ăn thêm đối với người bị tạm giữ, tạm giam vào các ngày Lễ, Tết không đúng theo quy định; không cho người bị tạm giữ, tạm giam mượn chăn, chiếu, quần áo khi họ thiếu. Nhà tạm giữ chưa có hệ thống loa phát thanh, chưa được cấp báo hoặc cấp báo chưa bảo đảm quy định; chưa tiến hành khám sức khỏe khi tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam, nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh; khơng có buồng thăm gặp, khơng mở sổ sách theo dõi lưu ký, việc thăm gặp, nhận đồ tiếp tế vượt quá số lần quy định… [34].

Về tình hình vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ có nhiều diễn biến phức tạp. Ở một số nhà tạm giữ, trại tạm giam có lúc, có nơi cịn bng lỏng cơng tác quản lý để người bị tạm giam vi phạm kỷ luật, các dạng vi phạm chủ yếu là trốn khỏi nơi giam, đánh nhau, chiếm đoạt đồ của can phạm khác, mang vật cấm vào buồng giam, giữ, sử dụng rượu, gây mất trật tự khu giam, giữ. Có nhiều vụ việc đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ở các tội giết người, cố ý gây thương tích, trốn khỏi nơi giam, giữ....

Trong các năm từ 2005 đến năm 2009 có 59 trường hợp người bị tạm giữ trốn (trong đó năm 2005 là 15 trường hợp; năm 2006 là 08 trường hợp; năm 2007 là 15 trường hợp; năm 2008 là 09 trường hợp; năm 2009 là 12 trường hợp), trong đó bắt lại được 39 trường hợp, cịn lại 20 trường hợp chưa bắt lại được; Tổng số có 498 trường hợp người bị tạm giam trốn (năm 2005 là

95 trường hợp; năm 2006 là 82 trường hợp; năm 2007 là 91 trường hợp; năm 2008 là 113 trường hợp; năm 2009 là 117 trường hợp) trong đó chưa bắt lại được 160 trường hợp.

Nghiên cứu báo cáo cho thấy các hình thức người bị tạm giữ, tạm giam trốn diễn ra rất đa dạng nhưng chủ yếu là đào tường, khoét ngạch, không chế các đối tượng khác cùng buồng giam để trốn… các đối tượng có thể trốn tại nơi bị tạm giam giữ hoặc trên đường dẫn giải, nhiều trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam trốn khi đang được điều trị tại bệnh viện…Đáng lưu ý có nhiều trường hợp người bị tạm giam chuẩn bị công cụ, phương tiện diễn ra trong thời gian dài, tổ chức trốn tập thể mà vẫn không được cơ quan quản lý giam giữ kịp thời phát hiện mà nguyên nhân chính vẫn do trong quá trình quản lý đối tượng cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ đã khơng tn thủ đúng quy trình cơng tác, mất cảnh giác, thiếu ý thức trách nhiệm, sao nhãng buông lỏng trong kỷ luật. Hậu quả là những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam trốn phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án sau nhiều năm mới bắt lại được gây cản trở lớn cho việc giải quyết vụ án, xử lý đồng phạm hoặc có những trường hợp trốn ra lại phạm tội mới.

Đối với cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý giam, giữ do thiếu trách nhiệm để người bị tạm giam vi phạm kỷ luật nơi giam đã được các cơ quan, đơn vị đưa ra kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc, đáng tiếc có những trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm để người bị tạm giam trốn theo Điều 301 BLHS.

Tình trạng người bị tạm giam chết khi đang áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam trên tồn quốc có xu hướng giảm song vẫn cịn nhiều, có 1.591 người chết, chủ yếu là do tự tử, bệnh lý như HIV, bệnh về tim, mạch ... có nhiều trường hợp chậm được cơ quan quản lý giam giữ phát hiện để kịp thời điều trị (năm 2005 là 275 trường hợp; năm 2006 là 330 trường hợp; năm 2007 là 275 trường hợp; năm 2008 là 327 trường hợp; năm 2009 là 384 trường

hợp). Xảy ra 155 trường hợp người bị tạm giữ chết chủ yếu là do bệnh lý và tự sát ( năm 2005 là 34 trường hợp; năm 2006 là 24 trường hợp; năm 2007 là 34 trường hợp; năm 2008 là 28 trường hợp; năm 2009 là 35 trường hợp).

Đặc biệt do cơng tác quản lý cịn nhiều sơ hở, thiếu sót, cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại nơi giam giữ khơng tn thủ quy định, móc lối tạo điều kiện để người bị tạm giam vi phạm nội quy trại tạm giam dẫn đến có thai và sinh con trong thời gian bị áp dụng biện pháp ngăn chặn như tại trại tạm giam Chí Hịa thuộc Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh và trại tạm giam thuộc Cơng an tỉnh Hịa Bình [35, tr 31].

Tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam có nơi, có lúc chưa được tôn trọng, bảo đảm, theo báo cáo của các VKSND các địa phương và qua cơng tác nắm tình hình của VKSNDTC cho thấy trên phạm vi tồn quốc vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam bị đánh đập, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe… thể hiện qua những trường hợp gây thương tích, giết người xảy ra trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam đã khơng được cơ quan và người có trách nhiệm trong cơng tác quản lý giam giữ kịp thời phát hiện.

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w