Thực trạng về tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 49 - 52)

đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam từ năm 2005 đến năm 2009

2.2.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động kiểm sátcủa Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Nhiệm vụ cụ thể của VKSND trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam trong từng thời kỳ được thực hiện dựa trên các quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND. Ở giai đoan từ năm 2005 đến năm 2009 hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được tổ chức thực hiện theo quy chế tạm thời công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người

chấp hành án phạt tù ban hành kèm theo Quyết định số 168/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/12/2004 của Viện trưởng VKSNDTC và quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSNDTC.

Về cơ cấu, được tổ chức ở 3 cấp, ở VKSNDTC thành lập Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ( ký hiệu là vụ 4); VKSND cấp tỉnh thành lập phòng Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù; VKS cấp huyện có bộ phận thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo VKSND các cấp.

Theo thống kê tính đến tháng 4 năm 2009 tồn ngành kiểm sát có 1.086 cán bộ, kiểm sát viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, được phân bổ như sau Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thuộc VKSNDTC biên chế 23 người ( chiếm 2,11%), trong đó kiểm sát viên: 10 người( gồm cả lãnh đạo vụ); kiểm tra viên và chuyên viên: 13 người; Ở VKSND cấp tỉnh biên chế là: 252 người (chiếm 23,2%), Kiểm sát viên cấp tỉnh : 148 ( gồm cả lãnh đạo phòng), chuyên viên- kiểm tra viên: 104 người, VKSND cấp huyện là: 811( chiếm 74,67%) người, kiểm sát viên là 606 người ( trong đó kiêm nhiệm là 531 người (chiếm 48,89% ), chuyên viên- kiểm tra viên: 205 người, đến nay 100% đã có trình độ cử nhân Luật.

Nhiệm vụ của toàn ngành kiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù tại 47 trại giam, 04 trại tạm giam do Bộ Công an quản lý; 66 trại tạm giam do Công an cấp tỉnh quản lý và 676 Nhà tạm giữ do công an địa phương quản lý.

Về phân cấp đối tượng kiểm sát, tính đến năm 2009 tồn quốc có 70 trại tạm giam do lực lượng Công an nhân dân quản lý thuộc thẩm quyền kiểm sát của VKSNDTC và cấp tỉnh trong đó có 04 trại tạm giam do Bộ Công an quản lý thuộc thẩm quyền kiểm sát của Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thuộc VKSNDTC, 66 trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh quản lý thuộc thẩm quyền kiểm sát ngang cấp của VKSND cấp tỉnh, có 676 nhà tạm giữ thuộc Công an cấp huyện quản lý thuộc thẩm quyền kiểm sát ngang cấp của VKSND cấp huyện.

Tổ chức cán bộ trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam những năm qua đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong cơng tác nhưng vẫn cịn tồn tại những bất cập giữa việc thực hiện chức năng nhiệm vụ với việc xây dựng tổ chức và quản lý; giữa lực lượng thực hiện nhiệm vụ với khối lượng công việc được giao; giữa cơ chế hoạt động và lực lượng thực hiện và đòi hỏi của xã hội đối với hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Tổ chức bộ máy chưa thể hiện đầy đủ tính hệ thống, tồn diện và đồng bộ do vậy dẫn đến tình trạng cấp trên nắm được tình hình hoạt động của cấp dưới khơng đầy đủ, công tác chỉ đạo điều hành chưa sát, thiếu rành mạch cụ thể, hiệu lực chỉ đạo điều hành chưa cao.

Qua số liệu cho thấy số lượng cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù còn kiêm nhiệm nhiều (531/1086 người chiếm 48,89%), số lượng cán bộ có chức danh pháp lý là kiểm sát viên theo yêu cầu của Luật Tổ chức VKSND cịn ít, Kiểm sát viên VKSNDTC: 10 người; Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh: 148 (gồm cả lãnh đạo phòng); Kiểm sát viên VKSND cấp huyện là 606 người (trong đó kiêm nhiệm là 531 người (chiếm 48,89% ), do vậy chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của VKSNDTC đối với VKS địa phương về hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được duy trì thường

xuyên, trong 5 năm đã tiến hành 91 cuộc kiểm tra, hướng dẫn, đã ban hành 91 bản kết luận, qua kiểm tra đã chỉ ra nhiều vi phạm, tồn tại của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý giam giữ cấp dưới mà đơn vị kiểm sát ngang cấp không kịp thời phát hiện, xác định nguyên nhân vi phạm tồn tại kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương có biện pháp sửa chữa, khắc phục [28].

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w