Kết quả hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 52 - 60)

bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Kết quả hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là sự phản ánh đầy đủ, khách quan, chính xác những ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại của các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan quản lý giam giữ trong việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật về tạm giữ, tạm giam. Những đóng góp của VKSND đã góp phần đảm bảo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, giúp cho việc loại trừ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam có hiệu quả, gián tiếp góp phần đấu tranh phịng chống tội phạm (phụ lục số 2.3, 2.4).

Kết quả hoạt động kiểm sát thể hiện ở một số nội dung cơ bản như sau: VKSNDTC (vụ 4) tiến hành kiểm sát trực tiếp 20 lần trại tạm giam do Bộ Cơng an quản lý trong đó định kỳ hàng năm tiến hành kiểm sát mỗi trại tạm giam 01 lần.

VKSND cấp tỉnh kiểm sát trực tiếp 4.076 lần trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trong đó năm 2005 là 508 lần, năm 2006 là 473 lần, năm 2007 là 473 lần, năm 2008 là 2.127 lần, năm 2009 là 495 lần.

VKSND cấp huyện đã tiến hành 27.194 lần kiểm sát trực tiếp nhà tạm giữ Cơng an cấp huyện trong đó năm 2005 là 5.197 lần, năm 2006 là 5.947 lần; năm 2007 là 7.723 lần, năm 2008 là 3.336 lần, năm 2009 là 4.991 lần; VKSND cấp tỉnh tiến hành trực tiếp kiểm sát 1.230 lần nhà tạm giữ cơng an cấp huyện trong đó năm 2005 là 250 lần, năm 2006 là 259 lần, năm 2007 là 217 lần, năm 2008 là 261 lần, năm 2009 là 243 lần.

VKSND các cấp đã ban hành tổng số 1.605 kháng nghị yêu cầu chấm dứt vi phạm pháp luật, trong đó năm 2005 là 511 kháng nghị, năm 2006 là 455 kháng nghị, năm 2007 là 269 kháng nghị, năm 2008 là 244 kháng nghị, năm 2009 là 126 kháng nghị. Ban hành tổng số 6.966 kiến nghị yêu cầu sửa chữa, khắc phục và phòng ngừa nguyên nhân điều kiện dẫn đến vi phạm, trong đó năm 2005 là 1.581 kiến nghị, năm 2006 là 1.977 kiến nghị, năm 2007 là 774 kiến nghị, năm 2008 là 732 kiến nghị, năm 2009 là 1.902 kiến nghị.

Qua kết quả hoạt động kiểm sát, VKS đã nắm chắc được số liệu về tạm giữ, tạm giam, nắm bắt đầy đủ tình hình chấp hành pháp luật ở nơi giam, giữ; thông qua hoạt động kiểm sát đã phát hiện nhiều vi phạm trong công tác tạm giữ, tạm giam đồng thời đã ban hành kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan, người có trách nhiệm trong việc quản lý giam giữ khắc phục vi phạm và áp dụng các biện pháp phịng ngừa có hiệu quả, đã góp phần đưa công tác bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý đi vào nề nếp, có hiệu quả, chất lượng. Cụ thể là đã chấm dứt được tình trạng bắt tràn lan, bắt người không dùng lệnh rồi đưa vào tạm giữ, hạn chế được tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, gọi hỏi rồi bắt, con phạm pháp chưa đủ tuổi thì bắt cha, tạm giữ người tranh chấp nhà cửa, ruộng đất, đi lại khơng có giấy tờ... [35, tr 27- 30].

Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2009, VKSND các cấp đã kiểm sát tiếp nhận 273.716 trường hợp bị tạm giữ hình sự trong đó bắt khẩn cấp là : 77.834 trường hợp; bắt quả tang là: 158.862 trường hợp; bắt truy nã: 16.670 trường hợp; đầu thú, tự thú: 20.350 trường hợp và có chiều hướng gia tăng năm 2005 là: 43.135 người; năm 2006 là: 53.234 người; năm 2007 là: 53.331 người; năm 2008 là: 64.176 người ; năm 2009 là: 59.840 người.

Hoạt động kiểm sát việc tạm giam được tiến hành thận trọng và đầy đủ hơn, từ tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giam cho thấy việc chấp hành thủ tục tạm giam được thực hiện nghiêm túc hơn, chấm dứt tình trạng

tạm giam khơng có phê chuẩn của VKS, những trường hợp VKS từ chối phê chuẩn tạm giam đều bảo đảm có căn cứ và đúng pháp luật. Trong 05 năm, từ năm 2005 đến năm 2009 VKSND các cấp đã kiểm sát việc tiếp nhận là 560.838 đối tượng bị tạm giam (năm 2005 là 92.368 người; năm 2006 là: 105.094 người; năm 2007 là: 107.999 người; năm 2008 là: 120.365 người; năm 2009 là: 135.012 người).

Trong những năm qua được sự quan tâm chỉ đạo trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ tạm giam đã có nhiều cố gắng ở cả 3 cấp ( Cấp trung ương- cấp tỉnh- cấp huyện), hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam đã được tiến hành thơng suốt, có trọng tậm, trọng điểm theo đúng chỉ tiêu đề ra tại Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 và hướng dẫn công tác của Vụ kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù - Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hàng năm các Viện kiểm sát đã tăng cường kiểm sát theo chuyên đề như chuyên đề về thủ tục tố tụng, chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, trốn, chết… Do vậy hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam đã đi vào nề nếp, chất lượng hoạt động được nâng cao, qua mỗi lần kiểm sát, phát hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đã xác định rõ nguyên nhân vi phạm, ban hành nhiều kháng nghị, kiến nghị yêu cầu cơ quan, người có trách nhiệm trong quản lý giam giữ khắc phục, được chủ thể tiếp thu, khắc phục kịp thời, đây là nguyên nhân cơ bản làm cho tình hình chấp hành pháp luật về bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý phạm vi toàn quốc đã thực sự chuyển biến tích cực. Như số người bị bắt, tạm giữ được cơ quan tiến hành tố tụng các cấp khởi tố tăng, số quá hạn giảm số trốn giảm dần năm 2005 là 378 trường hợp, năm 2009 giảm cịn 136 trường hợp….[35].

Thơng qua số liệu bắt, tạm giữ, tạm giam và xử lý cho thấy trong thời điểm 5 năm tồn quốc có 10.165 trường hợp cơ quan bắt phải trả tự do. Trong đó VKS trả tự do theo khoản 3 điều 86 BLTTHS là 1.408 trường hợp, Cơ

quan điều tra lạm dụng bắt khẩn cấp, bắt không đúng sau phải trả tự do là 1.640 trường hợp.

Quá hạn tạm giữ, tạm giam còn để xảy ra nhiều nơi, hoạt động kiểm sát của VKSND các cấp trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đã phát hiện và trực tiếp ban hành văn bản kháng nghị và yêu cầu chấm dứt vi phạm song tình trạng quá hạn vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong thời điểm 5 năm trở lại đây có 406 người quá hạn tạm giữ, 3.561 trường hợp quá hạn tạm giam, trong số quá hạn đều có phần trách nhiệm của CQĐT, Viện kiểm sát và Tịa án các cấp [28].

Qua đó cho thấy tình trạng q hạn tạm giữ ảnh hưởng trực tiếp đến q trình giải quyết vụ án và quyền lợi ích của người bị tạm giữ, tạm giam xong không được cơ quan quản lý giam giữ kịp thời thông báo đến cơ quan tiến hành tố tụng để giải quyết theo pháp luật, đồng thời thông báo đến Viện kiểm sát cùng cấp với nhà tạm giữ, trại tạm giam. Có thể thấy mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan quản lý giam giữ với cơ quan tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát chưa được thực hiện tốt.

Kiểm sát việc phân loại, tổ chức giam giữ đã được VKSND các cấp quan tâm hơn, tuy nhiên vẫn cịn tình trạng giam giữ chung buồng giữa người chưa thành niên với người thành niên; đối tượng bị tạm giữ với đối tượng bị tạm giam; đối tượng trong cùng một vụ án, người có quốc tịch Việt Nam và người có quốc tịch nước ngồi [34]. Qua hoạt động kiểm sát phát hiện ở một số nhà tạm giữ, trại tạm giam, công tác kiểm tra, kiểm sốt cịn nhiều sơ hở để đối tượng đưa vật cấm vào buồng tạm giữ, tạm giam cịn nhiều, thơng qua hoạt động kiểm sát đã kịp thời phát hiện, yêu cầu loại trừ.

Kiểm sát việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là nội dung cơ bản của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được chú trọng quan tâm, nội dung được thể hiện tại các Chỉ thị của Viện trưởng VKSNDTC qua các năm [30], thông qua hoạt động kiểm sát đã kịp thời phát

hiện ở một số nhà tạm giữ, trại tạm giam chưa thực hiện đúng quy định về chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam như:

Diện tích giam giữ khơng bảo đảm theo quy định, năm 2009 có 13/66 trại tạm giam chiếm 19,7%, có 189/676 nhà tạm giữ chiếm 28%. Cịn một số Cơng an cấp huyện chưa xây dựng nhà tạm giữ nên phải giam chung với các huyện khác hoặc giam giữ tại trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh.

Chế độ ăn, mặc, khám chữa bệnh chưa đảm bảo: Chưa chi ăn thêm ngày 30/4, ngày 1/5 cho người bị tạm giữ, tạm giam như nhà tạm giữ thuộc Công an quận Hà Đông, Phú Xuyên, Từ Liêm - Hà Nội, quận Thủ Đức- Thành phố Hồ Chí Minh, Trại tạm giam thuộc Cơng an thành phố Hải Phịng; Chưa cấp phát hoặc cấp phát khơng đầy đủ chế độ khăn mặt, xà phịng, chiếu, chăn, quần áo như các nhà tạm giữ thuộc Công an Hà Nội, nhà tạm giữ thuộc Công an quận 5- Thành phố Hồ Chí Minh, nhà tạm giữ thuộc Cơng an cấp huyện của tỉnh Lao Cai, Vĩnh Phúc, Tiền Giang, Sóc Trăng…, thiếu cán bộ y tế xảy ra ở đa số các nhà tạm giữ thuộc Công an thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau…

Vi phạm trong việc thăm gặp, nhận quà, sinh hoạt: Nhà tạm giữ chưa được trang bị hệ thống loa phát thanh, người bị tạm giữ, tạm giam chưa được cấp báo như hầu hết các nhà tạm giữ thuộc Công an tỉnh Đak Nông, Bến Tre, Trà Vinh, nhà tạm giữ Cơng an huyện Thường Tín, Đơng Anh, Thanh Trì, Tây Hồ, Đống Đa- Hà Nội..., chưa thực hiện mua bán hàng qua căng tin như các nhà tạm giữ thuộc Cơng an tỉnh Lao Cai, Hải Dương, Hịa Bình, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Hà Tĩnh…, cho nhận quà không đúng quy định như tại trại tạm giam thuộc cơng an tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Lạng Sơn…[ 34 ].

Kiểm sát việc bảo đảm an tồn về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng. Đây là quyền con người được Công ước quốc tế ghi nhận, Việt Nam là một thành viên tham gia Công ước, pháp luật

nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm cũng như quyền và lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, tạm giam, nhất là những hành vi lợi dụng sự lệ thuộc, tình trạng mất tự do của người bị tạm giữ, tạm giam để đánh đập, dùng nhục hình, nhục hình biến tướng. Cơ quan quản lý giam giữ phải triển khai tổ chức thực hiện quy định này trên thực tế, VKS có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nội dung này.

Thông qua việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp VKSND các cấp trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam 176 trường hợp khơng có căn cứ và trái pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Tổ chức VKSND trong đó năm 2005 là 41 trường hợp; năm 2006 là 32 trường hợp; năm 2007 là 32 trường hợp; năm 2008 là 52 trường hợp; năm 2009 là 19 trường hợp. Thông qua việc trả tự do VKS yêu cầu cơ quan hữu quan khôi phục lại quyền lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, tạm giam.

Hoạt động quản lý tình hình tại nơi giam giữ ở một số VKSND địa phương còn nhiều hạn chế, chưa chặt chẽ do vậy nhiều vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam xảy ra đã không được kịp thời phát hiện để áp dụng biện pháp loại trừ vi phạm, có nơi vi phạm mang tính chất rất nghiêm trọng thể hiện qua số liệu như:

Trong 5 năm có 9.614 lượt người vi phạm vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ (bao gồm vi phạm nội quy, quy chế trại giam và phạm tội mới) nhiều trường hợp việc vi phạm của đối tượng xuất phát từ sự cẩu thả, thiếu trách nhiệm, khơng tn thủ quy trình cơng tác, vi phạm kỷ luật nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, chiến sỹ trực tiếp thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam.

Vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ xảy ra khá phổ biến như đánh nhau, gây rối trật tự buồng giam, uống rượu, cờ bạc, mang vật cấm vào buồng giam… có nhiều trường gây hậu quả nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự như hiện tượng trốn khỏi buống giam tập thể tại nhà tạm giữ thuộc Cơng an quận 3- Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008 ( 03 bị can đang bị tạm

giam và 04 đối tượng bị tạm giữ chui qua lỗ thủng tường trốn khỏi buồng giam); hay được sự hậu thuẫn của cán bộ để người bị tạm giam có thai trong thời gian bị tạm giam chờ án tử hình, xảy ra ở trại tạm giam thuộc Cơng an tỉnh Hịa Bình…[28].

Tình trạng “đầu gấu, anh, chị” trong trại tạm giam, ở một số trại tạm giam có chức danh “trực buồng” để giúp cán bộ quản giáo nắm tình hình, duy trì trật tự, nhưng trên thực tế lợi dụng sự tin tưởng của cán bộ các đối tượng lợi dụng chức danh này để đối xử thiếu bình đẳng, xâm phạm đến quyền của đối tượng khác, đã xảy ra nhiều vụ việc có hậu quả nghiêm trọng do “trực buồng” gây ra [29].

Việc quản lý, canh gác, bảo vệ còn nhiều sơ hở dẫn đến việc người bị tạm giữ, tạm giam trốn, tự sát chết trong đó có cả trường hợp bị kết án tử hình, có nơi cịn cho người bị tạm giam sử dụng tiền mặt, giam bị can trong 1 vụ án cùng buồng hay đưa đối tượng đi lao động đã dẫn đến hiện tượng thơng cung gây khó khăn cho q trình xử lý vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng như tại trại tạm giam thuộc Cơng an tỉnh Sóc Trăng. Những vi phạm này làm cho tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích khác của người bị tạm giữ, tạm giam trong q trình giam giữ khơng được bảo đảm. Quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát VKSND các cấp đã không kịp thời nắm bắt, tìm ra nguyên nhân, điều kiện yêu cầu cơ quan quản lý giam giữ khắc phục.

Chất lượng hoạt động kiểm sát thường kỳ, bất thường kỳ tại nhà tạm giữ, trại tạm giam còn nhiều hạn chế, việc vận dụng các biện pháp loại trừ vi phạm pháp luật khơng chính xác và đúng với quy định của ngành như một số VKSND địa phương còn nhầm lẫn giữa biện pháp kháng nghị và kiến nghị; một số VKSND địa phương còn kháng nghị cả nguyên nhân, điều kiện dẫn đến vi phạm, thậm chí cịn kháng nghị cả biện pháp phịng ngừa; có VKSND địa phương cho rằng áp dụng biện pháp kháng nghị là quá cứng rắn nên chỉ

nhắc nhở để cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc giam giữ tự tìm biện pháp khắc phục… [32].

Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ tạm giam diễn ra nhiều xong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam không kịp thời phát hiện yêu cầu khắc phục. Thông qua công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của VKSNDTC (vụ 4) đối với các VKSND địa phương hàng năm đã phát hiện nhiều vi phạm cơ bản mà VKSND cấp dưới không kịp thời phát hiện, điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam ở nhiều VKSND địa phương còn bộc lộ tồn tại, hạn chế.

Mối quan hệ giữa VKSND trong hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam với cơ quan hữu quan liên quan, các ngành, các cấp trong công tác chưa được thực hiện tốt, nội dung này được thể hiện cụ thể ở việc trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2009 vẫn có 406 người quá hạn tạm giữ, 3.561 trường hợp

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 52 - 60)