Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung, quy trình, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 83 - 87)

dựng nội dung, quy trình, phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp trong thời gian tới sẽ vẫn là tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp để các cơ quan tư pháp thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý và quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu để bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật. Hoàn thiện cơ sở pháp lý, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, xây dựng nội dung, quy trình, phương pháp là một trong những nhiệm vụ cơ bản, yêu cầu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của VKSND đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Thứ nhất, về hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo ra hành lang cho hoạt động

kiểm sát của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là cần thiết, hiện tại theo quy định của Hiến pháp, BLTTHS, Luật tổ chức VKSND và các văn bản liên quan mơ hình, tổ chức và hoạt động của VKSND được thành lập ở 3 cấp

là Trung ương, tỉnh, huyện gắn liền với đơn vị hành chính. Nghiên cứu sắp xếp lại hệ thống cơ quan Viện kiểm sát theo 4 cấp khơng phụ vào đơn vị hành chính theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW và Kết luận 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị là bước đi đúng đắn song cần xem xét cân nhắc cho phù hợp vì khi thay đổi mơ hình cấu trúc của hệ thống địi hỏi phải sắp xết các bộ phận cấu thành của hệ thống cho phù hợp, mối quan hệ của từng bộ phận cấu thành lên VKS, phân định rõ thẩm quyền của từng bộ phận bảo đảm sự thống nhất, xuyên suốt của tồn hệ thống trong q trình thực hiện nhiệm vụ.

- Trước hết cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 từ Điều 137 đến Điều 140 theo hướng tiếp tục khẳng định VKSND là hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, có chức năng thực hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, tổ chức theo 4 cấp không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, xử lý các vấn đề về nguyên tắc tổ chức hoạt động của VKSND các cấp, mối quan hệ với cơ quan dân cử.

- Sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 theo hướng quy định vai trị, vị trí, chức năng nhiệm vụ của VKSND phù hợp với quy định của Hiến pháp sau khi sửa đổi. Hiện tại Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định chương VI từ Điều 26 đến Điều 29 về kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù, để bảo đảm tính thống nhất theo nhiệm vụ mới được phân công đề nghị sửa đổi thành chương kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, chuyển tồn bộ quy định về hoạt động kiểm sát thi hành án hình sự về quy định tại chương VI.

- Sửa đổi bổ sung Pháp lệnh kiểm sát viên năm 2002 theo hướng quy định 4 ngạch kiểm sát viên là Kiểm sát viên VKSNDTC, kiểm sát viên cao cấp, kiểm sát viên trung cấp và kiểm sát viên sơ cấp, thay cho 3 ngạch như hiện nay, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp là một chức danh pháp lý trong hoạt động của các cơ quan tư pháp do vậy cần thiết phải tăng nhiệm vụ, quyền hạn, nâng cao tính độc lập của kiểm sát viên khi thi hành

nhiệm vụ để đảm bảo kiểm sát viên chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình.

- Sửa đổi, bổ sung thơng tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989, do tính chất phức tạp của mối quan hệ công tác giữa cơ quan quản lý giam giữ và Viện kiểm sát trong thực tế, hiện nay thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989 của liên ngành có nội dung quy định chưa đồng bộ, tồn diện, đầy đủ và cụ thể mới chỉ dừng lại ở việc quy định chung một số chế định. Liên ngành trung ương cần xem xét, nghiên cứu xây dựng văn bản liên tịch thay thế Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 06/9/1989 theo hướng quy định toàn diện, cụ thể hơn về mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Bộ Công an trong lĩnh vực giam giữ và kiểm sát việc giam giữ, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của mỗi cơ quan trong từng hoạt động để tháo gỡ những vướng mắc từ thực tiễn cụ thể là định kỳ hàng tháng cơ quan quản lý giam giữ thông báo cho VKS cùng cấp (thông qua bộ phận kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam) tình hình chấp hành pháp luật tại nơi giam giữ, kịp thời thông báo những trường hợp tăng, giảm người bị tạm giữ, tạm giam, thông báo ngay những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trước mắt cần nghiên cứu, xây dựng quy chế phối hợp công tác liên ngành Công an- Kiểm sát để bảo đảm tốt hơn cho việc xử lý và phòng ngừa vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ.

- Xây dựng văn bản liên tịch giữa VKSND với Ủy ban mặt trận tổ quốc

trong việc phối hợp giám sát thi hành pháp luật về tạm giữ, tạm giam, thực hiện quan điểm cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước về tăng cường vai trị giám sát của cơ quan dân cử, tổ chức chính trị xã hội đối với hoạt động tư pháp, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, liên ngành trung ương cần xây dựng văn bản liên tịch về mối quan hệ công tác giữa VKSND với Ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp và cơ quan dân cử để phối hợp giám sát việc tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do những thay đổi về chức năng nhiệm vụ trong thời gian tới, để bảo đảm tiếp tục phát huy hiệu quả trong công tác đề nghị Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần nghiên cứu ban hành quy chế mới về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự thay thế quy chế đang thực hiện ban hành kèm theo Quyết định số 959/QĐ-VKSTC-V4 ngày 17/9/2007 theo hướng đầy đủ, cụ thể, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị, các cấp trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát, phân cấp cơng việc thật cụ thể để các đơn vị nghiệp vụ, các cấp kiểm sát có căn cứ vận dụng nghiêm chỉnh, thống nhất trong thực tiễn. Theo tác giả việc xây dựng quy chế phải dựa trên những nguyên tắc, cơ cấu và các nội dung cơ bản sau đây: Quy chế phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật, thể chế hóa được các quy định Luật tổ chức VKSND và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam; tuân thủ nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của VKSND. Ngoài ra quy chế nghiệp vụ thể hiện được nội dung, trình tự, thủ tục của từng hoạt động kiểm sát cụ thể, về cơ cấu, cấu trúc của quy chế phải thể hiện rõ, phân công từng loại công việc mà các cấp kiểm sát, các bộ phận nghiệp vụ phải tiến hành đồng thời tương ứng là quy định rõ ràng trách nhiệm pháp lý của cán bộ, kiểm sát viên, người quản lý, người đứng đầu của mỗi đơn vị nghiệp vụ, mỗi cấp trong thực thi những nhiệm vụ cụ thể đó.

Thứ hai, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu trong công tác, hoạt động kiểm

sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam là một hoạt động nghiệp vụ thực hiện chức năng của VKSND, có phạm vi hoạt động rộng với vai trò và quyền năng rất lớn, do vậy ở từng thời điểm, địa phương cụ thể

VKSND căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương và đơn vị mình cần chủ động đề ra mục tiêu và xác định rõ yêu cầu để đảm bảo hoạt động kiểm sát có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng với u cầu chính trị, có như vậy hoạt động kiểm sát mới hoạt động đúng hướng, góp phần phục vụ công cuộc đấu tranh phịng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm có hiệu quả.

Thứ ba, xây dựng, đổi mới về nội dung và phương pháp tiến hành hoạt

động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, tùy từng điều kiện cụ thể ở địa phương mình mà VKSND các cấp cần đổi mới nội dung tiến hành kiểm sát, vận dụng linh hoạt các phương thức kiểm sát và các biện pháp pháp lý nhằm loại trừ vi phạm pháp luật có hiệu quả. Trước hết nội dung và phương thức kiểm sát cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật và quy chế của ngành, điều đó địi hỏi cán bộ, kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam phải nắm chắc quy định của pháp luật liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam và hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam để vận dụng linh hoạt trong quá trình kiểm sát; mặt khác quản lý chặt chẽ tình hình chấp hành pháp luật tại nơi giam giữ để kịp thời đề ra những biện pháp xử lý thích hợp; lãnh đạo VKSND các cấp cần quản lý nghiệp vụ thật tốt để sử dụng, phối hợp lực lượng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 83 - 87)