Trong những năm qua trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế đã đang là xu hướng chủ đạo tạo những điều kiện thuận lợi để giao lưu quốc tế, điều kiện kinh tế xã hội từng bước ổn định đang trên đà phát triển giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Cùng đồng hành với những thuận lợi đó nhiều khó khăn, thách thức được đạt ra, sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường, nhiều quan hệ xã hội phức tạp phát sinh. Đặc biệt là tình hình tội phạm gia tăng có những diễn biến phức tạp khó lường, số lượng các vụ phạm tội năm sau cao hơn năm trước, nhiều loại tội phạm hoạt động với thủ đoạn phạm tội mới xuất hiện, trên nhiều lĩnh vực, tinh vi hơn, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng như tội phạm về ma tuý, băng nhóm kiểu “ xã hội đen”, tội phạm có yếu tố nước ngồi, xuyên quốc gia, nhiều băng nhóm tội phạm cấu kết với tội phạm người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tội ở nhiều quốc gia... từ đó dẫn đến hệ quả số lượng người bị bắt, tạm giữ, tạm giam gia tăng theo từng năm.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhất là sau khi có Chỉ thị số 53- CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị về một số cơng việc cấp bách của các cơ quan tư pháp và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, công tác bắt, tạm giữ, tạm giam trong phạm vi toàn quốc đã từng bước đi vào
nề nếp hoạt động có hiệu quả góp phần quan trọng vào đấu tranh phịng chống tội phạm, các quyền dân chủ của công dân đã được tơn trọng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được tôn trọng và bảo đảm. Chất lượng bắt đưa vào tạm giữ, tạm giam đã được nâng lên rõ rệt, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam giảm đáng kể, kết quả cụ thể như sau.
Tính đến năm 2009 tồn quốc có 676 nhà tạm giữ thuộc Cơng an cấp huyện quản lý, 70 trại tạm giam thuộc Cơng an các cấp quản lý trong đó lực lượng Cảnh sát nhân dân quản lý 68 trại tạm giam, lực lượng An ninh nhân dân quản lý 02 Trại tạm giam thực hiện việc tạm giữ người theo lệnh của cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp.
Theo báo cáo của các VKSND các địa phương tình hình tạm giữ trong tồn quốc từ năm 2005 đến năm 2009 như sau (Phục lục số 2.1).
Tổng số lượng người bị bắt đưa vào tạm giữ trong phạm vi toàn quốc trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2009 là: 273.716 trường hợp ( trong đó bắt khẩn cấp là:77.834 trường hợp; bắt quả tang là: 158.862 trường hợp; bắt truy nã: 16.670 trường hợp; đầu thú, tự thú: 20.350 trường hợp ) và có chiều hướng gia tăng năm 2005 là: 43.135 người; năm 2006 là: 53.234 người; năm 2007 là: 53.331 người; năm 2008 là: 64.176 người; năm 2009 là: 59.840 người.
Việc tạm giữ người được thực hiện đúng đối tượng, bắt trái pháp luật (việc bắt giữ người không phải thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp) cơ bản đã được khắc phục, đối với các trường hợp phạm tội quả tang đã được phân loại xử lý ngay từ đầu do vậy hạn chế đáng kể số bắt giữ sau đó phải trả tự do.
Tỷ lệ người bị bắt, tạm giữ chuyển khởi tố hình sự đạt cao chiếm 94,1%; năm sau cao hơn năm trước cụ thể: năm 2005 chiếm 93,8%; năm 2006 chiếm 94,3%; năm 2007 chiếm 94,4%; năm 2008 chiếm 93,4%; năm 2009 chiếm 94,3%; Nhiều địa phương đạt tỷ lệ khởi tố cao như: năm 2009 cả hai
cấp tỉnh Quảng Bình bắt giữ khởi tố hình sự đạt 100%, Thái Nguyên cấp tỉnh đạt 100%; năm 2008 Ninh bình đạt tỷ lệ khởi tố 99,72%, Lạng Sơn đạt tỷ lệ khởi tố 99,3%, Đồng Tháp đạt tỷ lệ khởi tố đạt 99,12%, các huyện Châu Thành, Thanh Bình, Lấp Vị, Tân Hồng, Tam Nông, Thị xã Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp, các huyện Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Thị xã Bảo Lộc, Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng đạt tỷ lệ khởi tố 100%..... Số lượng người bị tạm giữ sau đó khơng khởi tố hình sự phải trả tự do giảm đáng kể.
Những trường hợp không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam được chuyển áp dụng biện pháp ngăn chặn khác rộng rãi hơn như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh…là 41.112 người trong đó năm 2005 là: 5.796 người; năm 2006 là: 7.499 người; năm 2007 là: 7.854 người; năm 2008 là: 10.213 người; năm 2009 là: 9.750 người.
Công tác đề nghị phê chuẩn bắt, gia hạn tạm giữ nhìn chung đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đúng quy định của BLTTHS, tiến độ giải quyết trong tạm giữ cũng rất khẩn trương đã góp phần khắc phục tình trạng quá hạn tạm giữ, quá hạn tạm giữ trong số đã giải quyết giảm từ 205 trường hợp năm 2005 còn 42 trường hợp năm 2009.
Theo báo cáo của các VKSND các địa phương tình hình tạm giam trong tồn quốc từ năm 2005 đến năm 2009 như sau ( Phục lục số 2.2).
Qua nghiên cứu và khảo sát cho thấy lưu lượng người bị tạm giam từ năm 2005 đến năm 2009 là 560.838 người, cụ thể năm 2005 là 92.368 người; năm 2006 là: 105.094 người; năm 2007 là: 107.999 người; năm 2008 là: 120.365 người; năm 2009 là: 135.012 người, qua số liệu cho thấy lưu lượng người bị tạm giam ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước. Từ tình hình chấp hành pháp luật trong việc tạm giam cho thấy, cơ quan quản lý giam giữ đã bảo đảm thực hiện nghiêm túc thủ tục pháp luật khi tiếp nhận người bị tạm giam nên những năm gần đây đã chấm dứt hồn
tồn tình trạng giam khơng có lệnh hợp pháp, tạm giam theo bản án và giam theo danh sách trích ngang.
Áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đã được các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện thận trọng hơn do vậy số người bị tạm giam đưa ra xét xử đã tăng theo từng năm. Năm 2005 có 50.117 người chiếm 54,25%; năm 2006 có 58.253 người chiếm 55,42%; năm 2007 có 58.885 người chiếm 54,52%; năm 2008 có 63.845 người chiếm 53,04%; năm 2009 có 76.579 người chiếm 56,72%; áp dụng biện pháp ngăn chặn khác cũng được các cơ quan tiến hành tố tụng chú trọng áp dụng, trong 5 năm đã có 48.273 lượt người được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác để thay thế biện pháp ngăn chặn tạm giam chiếm 8,6%.
Về thủ tục, hồ sơ đã được cơ quan quản lý giam giữ chú trọng hơn, đã kịp thời phát hiện và chủ động thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng ra lệnh giam và Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền kiểm sát biết nhiều trường hợp thiếu thủ tục hồ sơ, chuẩn bị hết thời hạn tạm giam …
Việc nâng cấp, xây mới một số khu giam, buồng giam được quan tâm nên từng bước khắc phục được tình trạng giam giữ quá tải, cơ sở giam giữ xuống cấp gây khó khăn cho cơng tác quản lý giam giữ, nơi ở của người bị tạm giam rộng rãi hơn bảo đảm sức khoẻ cho họ và an tồn trong q trình tổ chức giam giữ.
Sau khi tiếp nhận đối tượng vào nhà tạm giữ, trại tạm giam đều được cơ quan quản lý giam giữ phân loại, tổ chức giam giữ nhìn chung phù hợp theo quy định pháp luật, việc phân loại tạm giam, quản lý đã được tiến hành chặt chẽ hơn nên đã hạn chế được tình trạng thơng cung giữa các bị can trong cùng một vụ án, tình hình vi phạm nội quy, quy chế trong giam giữ từng bước giảm. Hồ sơ, thủ tục nhận, trích xuất, trả tự do đều được thực hiện cơ bản đúng quy định của pháp luật, đều có quyết định hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền.
Những trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam vi phạm nội quy, quy chế giam giữ nhìn chung đều được kịp thời phát hiện lập biên bản, căn cứ vào tính chất, mức dộ của từng trường hợp vi phạm để quyết định hình thức kỷ luật phù hợp bằng văn bản của cấp có thẩm quyền nên trật tự, kỷ cương nơi tạm giữ, tạm giam luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, trong thời gian qua không xảy ra trường hợp cướp, phá nhà tạm giữ, trại tạm giam.
Về chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam về cơ bản được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn lương thực cũng được tăng lên, các tiêu chuẩn khác như cá, thịt, rau, đường, xà phòng, chất đốt, nước mắm, muối được quy định theo định lượng, nhiều nhà tạm giữ, trại tạm giam đã chủ động hoán đổi định lượng ăn của người bị tạm giữ, tạm giam cho phù hợp với thực tế và khẩu vị để đảm bảo cho người bị tạm giữ, tạm giam ăn hết tiêu chuẩn. Khắc phục hồn tồn tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam chết suy kiệt do hậu quả của chế độ ăn uống không đảm bảo. Khi tiếp nhận các trường hợp tạm giữ, tạm giam cán bộ y tế đã khám sức khỏe, phân loại, khi ốm được khám bệnh và cấp thuốc. Việc thăm gặp phần lớn được bố trí theo lịch, việc nhận q đảm bảo đúng trình tự, định lượng, các trường hợp vi phạm nội quy, quy chế được xử lý kịp thời [44].
Công tác quản lý đã bảo đảm tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam và các quyền khác của họ như quyền bào chữa, quyền khiếu nại - tố cáo….đều được tôn trọng, qua khảo sát nhận thấy số lượng người bị tạm giữ, tạm giam bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và các quyền cơ bản khác trong những năm gần đây giảm rõ rệt..
Nhìn chung trong những năm qua công tác tạm giữ, tạm giam từ việc tiếp nhận, quản lý, thực hiện các chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam về cơ bản đã được tổ chức, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.