Nhận xét, đánh giá chung về hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 60 - 73)

nhân dân đảm bảo việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

2.2.3.1. Những ưu điểm chính đạt được và nguyên nhân

Một là, hoạt động kiểm sát của VKSND các cấp đảm bảo việc tuân theo

pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đã từng bước được các ngành, các cấp chú trọng quan tâm hơn nên đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả đáng ghi nhận, kịp thời phát hiện, loại bỏ nhiều vi phạm pháp luật của cơ quan quản lý giam giữ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng xử lý tội phạm có hiệu quả.

Hai là, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được tiến hành ngay

từ đầu khi nhà tạm giữ, trại tạm giam nhận người bị tạm giữ, tạm giam, kết thúc khi có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền, qua đó đã đảm bảo cho hoạt động quản lý giam giữ được tổ chức thực hiện kịp thời

có hiệu quả, từng bước hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật trong quá trình giam giữ.

Ba là, quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ hoạt động kiểm sát việc

tạm giữ, tạm giam luôn đi sâu vào từng nội dung cụ thể giúp cho hoạt động kiểm sát có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo đúng quy định của pháp luật và loại trừ được vi phạm pháp luật mang tính bức xúc, phổ biến, chất lượng hoạt động kiểm sát ngàng càng được nâng lên rõ rệt.

Bốn là, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam được VKSND các

cấp tiến hành theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy định của pháp luật và quy chế của ngành nên bảo đảm sự chặt chẽ, thơng suốt, nề nếp, tình hình chấp hành pháp luật tại nơi giam giữ về cơ bản đều được VKSND các cấp nắm chắc về số liệu, quản lý có hiệu quả.

Năm là, những vi phạm pháp luật mà VKSND các cấp phát hiện trong

quá trình hoạt động được áp dụng biện pháp loại trừ trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đều bảo đảm sự kịp thời, khách quan và có căn cứ đa số đều được cơ quan quản lý giam giữ chấp nhận sửa chữa, qua đó góp phần phịng ngừa vi phạm pháp luật có hiệu quả trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam.

Nguyên nhân đạt được kết quả:

Những kết quả mà hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam đạt được xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau

Một là, vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong đó có

hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam đã được Đảng và Nhà nước xác định rõ hơn trong lộ trình cải cách tư pháp, đáng chú ý là Chỉ thị 53/CT-TW ngày 21/03/2000 của Bộ Chính trị về một số cơng việc cấp bách của các cơ quan tư pháp; Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thực hiện chủ trương

cải cách tư pháp của Đảng, Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự như BLHS năm 1999; BLTTHS năm 2003; Luật Tổ chức VKSND năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 (năm 2009)… Ngoài ra liên ngành tư pháp trung ương còn ban hành nhiều văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự, tạm giữ, tạm giam do vậy hệ thống pháp luật liên quan đến VKSND và công tác tạm giữ, tạm giam từng bước được hoàn thiện là cơ sở pháp lý cần thiết, tạo điều kiện quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam có hiệu quả.

Hai là, nhận thức về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của hoạt động

kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam từng bước được nâng lên, hàng năm căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp đề ra chương trình cơng tác ở cấp mình trong đó rất chú trọng đến hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam như thực hiện kiểm sát theo chuyên đề, nội dung cụ thể, đã tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ của toàn ngành, được sự ủng hộ quan tâm của xã hội.

Ba là, công tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ đã được VKSND các

cấp chú trọng hơn, hoạt động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, làm rõ cơ sở lý luận hoạt động kiểm sát được quan tâm hơn, đã làm sáng rõ hơn về mục tiêu, yêu cầu trong công tác, cơ bản xây dựng phương pháp, nội dung và quy trình của hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam giúp hoạt động kiểm sát có nề nếp, đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Bốn là, lực lượng cán bộ, kiểm sát viên thực hiện hoạt động kiểm sát

việc tạm giữ, tạm giam được bổ sung, tăng cường, bộ máy tổ chức không ngừng được kiện tồn. Đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn, được trang bị kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức pháp luật.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong ngành Kiểm sát nhân dân được tăng cường và thực hiện kịp thời. Thông qua thực hiện các chuyên đề, báo cáo, sơ kết, tổng kết, tập huấn các đơn vị kiểm sát cấp trên đã xây dựng nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ đối với VKSND cấp dưới từ đó giúp cho cán bộ, kiểm sát viên nâng cao trình độ năng lực trong cơng tác.

Năm là, sự phối hợp giữa VKSND với các cơ quan hữu quan, các

ngành, các cấp trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ, giúp hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam kịp thời phát hiện nhiều vi phạm pháp luật, là một trong những nguyên nhân cơ bản để hoạt động kiểm sát đạt được kết quả.

Sáu là, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và chế độ chính sách đối

với cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam từng bước được cải thiện đã động viên, khích lệ tinh thần độ ngũ cán bộ, kiểm sát viên.

2.2.3.2. Một số tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả, ưu điểm nêu trên, hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam còn những hạn chế sau đây:

Một là, cơng tác quản lý tình hình tạm giữ, tạm giam ở một số VKSND

địa phương cịn hạn chế, chưa chặt chẽ, khơng kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình chấp hành pháp luật nơi giam, giữ tại địa phương mình nên nhiều vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam xảy ra đã không được kịp thời phát hiện để áp dụng biện pháp loại trừ vi phạm pháp luật chính vì vậy có nhiều vi phạm pháp luật diễn ra kéo dài hoặc tái diễn phức tạp và nghiêm trọng hơn.

Hai là, ở nhiều VKSND địa phương chưa thực hiện đúng theo chương

trình, nội dung hướng dẫn của VKSND cấp trên và yêu cầu thực tế của cấp mình, do vậy hoạt động kiểm sát cịn dàn trải, khơng có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam đạt kết quả chưa cao.

Ba là, việc áp dụng quy định pháp luật để xác định vi phạm pháp luật,

vận dụng các biện pháp pháp lý để loại trừ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam ở một số VKSND địa phương chưa thống nhất, khơng chính xác và đúng với quy định của ngành, vẫn còn nể nang, chưa kiên quyết đã làm hạn chế hiệu quả hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam.

Bốn là, những tác động của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật

của VKSND đến công tác quản lý giam giữ chưa đủ mạnh để thực sự tạo sự chuyển biến tích cực trong đấu tranh phịng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm tại nơi giam, giữ.

Nguyên nhân của tồn tại, thiếu sót

- Nguyên nhân khách quan

Một là, trong những năm qua tình hình tội phạm diễn biến phức tạp có

chiều hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, một số vụ án lớn, có tổ chức, băng ổ, nhóm, liên quan đến nhiều địa phương, ngành, lĩnh vực, số lượng người bị bắt, đưa vào tạm giữ, tạm giam năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó cơ sở vật chất sử dụng cho việc giam, giữ được xây dựng quá lâu, đã xuống cấp gây quá tải trong việc tạm giữ, tạm giam, mất an tồn cho cơng tác tạm giữ, tạm giam, đã không chống được thông cung, vi phạm về chế độ giam giữ, ảnh hưởng đến q trình đấu tranh phịng chống tội phạm và hiệu quả hoạt động kiểm sát.

Hai là, cơng tác đào tạo cán bộ cịn nhiều bất cập nên năng lực, trình độ

của một bộ phận cán bộ, kiểm sát viên làm công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn trong công tác.

Ba là, điều kiện làm việc, cở sở vật chất và đời sống cán bộ chưa được

đầu tư phù hợp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao nhất là VKSND cấp huyện, vùng sâu, vùng xa, hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải trực tiếp tiếp xúc với mơi trường có độ độc hại cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ cán bộ, kiểm sát viên như bệnh truyền nhiễm, sự chống đối của các đối tượng song vẫn chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng.

Bốn là, cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động kiểm sát việc tuân theo

pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam còn chưa thống nhất, thiếu đầy đủ, chưa cụ thể dẫn đến cách hiểu và vận dụng ở một số địa phương và cơ quan tiến hành tố tụng không thống nhất, nhiều văn bản quy phạm pháp luật ban hành đã lâu có những phần khơng cịn phù hợp nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét chỉnh sửa cho phù hợp; nhiều quy định pháp luật về tổ chức quản lý giam giữ chưa phù hợp với thực tiễn, q trình nghiên cứu thấy cịn một số tồn tại do quy định của pháp luật cụ thể như.

- Về cách tính thời gian tạm giữ, theo quy định tại khoản 2 Điều 81 BLTTHS “ Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đồn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phịng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” có quyền tạm giữ hình sự nhưng về cách tính thời hạn tạm giữ tại khoản 1 Điều 87 BLTTHS quy định: “ Kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt” và tại khoản 2 Điều 87 BLTTHS cho phép cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, vậy thời hạn tạm giữ được tính như thế nào? Vì những người quy định tại khoản 2 điều 81 BLTTHS như đã nêu không phải Cơ quan điều tra, do đó cần sửa đổi, bổ sung điều luật này cho phù hợp.

- Về việc quản lý đối với đối tượng bị kết án tử hình: Người bị kết án tử hình là những đối tượng đặc biệt, có quy định riêng về chế độ quản lý những đối tượng này, Nhà nước đòi hỏi ở cán bộ quản lý phải có chế độ quan tâm riêng, đặc biêt, tuy nhiên trong thực tế khi tiến hành quản lý đang gặp rất nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng gây nên.

Đa số đối tượng bị tạm giam sau khi bị xét xử tuyên án tử hình thường có thái độ chống đối tích cực, thể hiện bằng nhiều hành vi vi phạm nội quy, quy chế giam giữ như: Chửi bới cán bộ quản giáo, tìm nhiều cách trốn hoặc tự tử để trốn tránh việc thi hành án, do vậy những đối tượng này có những diễn biến tâm lý phức tạp, khó lường, khó đốn biết để phát hiện giáo dục gây ra

nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý. Chế độ giam giữ đối với đối tượng bị kết án tử hình được quy định riêng, cụ thể là có khu giam và buồng giam riêng, có thể bị cùm chân 24/24 giờ trong trường hợp cần thiết, cho gặp thân nhân, quy định nêu trên cho phép quản lý riêng từng loại đối tượng để kịp thời đề ra những biện pháp quản lý cụ thể. Tuy nhiên đối tượng bị kết án tử hình thường có số lượng rất ít so với đối tượng bị tạm giữ, tạm giam do vậy khi đối tượng phát sinh tâm lý tiêu cực sẽ không được cán bộ chiến sỹ phát hiện để kịp thời giáo dục, những đối tượng này là những đối tượng lì lợm, nhiều thủ đoạn tinh vi, với quyết tâm thực hiện hành vi vi phạm nội quy, quy chế giam giữ rất cao nếu những hành vi đó khơng kịp thời phát hiện sẽ gây ra hậu quả xấu.

Tại Điều 258 BLTTHS năm 2003 quy định thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành: “…Trong trường hợp người bị kết án xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình chỉ được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm...”. Pháp luật không quy định thời hạn để Chủ tịch nước bác hay chấp nhận đơn ân giảm nên đã gây khơng ít khó khăn cho công tác quản lý.

- Về việc tạm giữ, tạm giam đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên, theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 303 của BLTTHS thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, Điều 303 BLTTHS không quy định bắt, tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp người chưa thành niên bỏ

trốn và bị bắt theo lệnh truy nã hoặc trường hợp người chưa thành niên được áp dụng biện pháp ngăn chặn tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi cản trở q trình xử lý vụ án, những trường hợp là đối tượng lang thanh, bụi đời, khơng có địa chỉ cư trú rõ ràng nên nếu cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chăn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên trong các trường hợp này là không đúng với điều kiện quy định tại khoản 1, 2 Điều 303 BLTTHS, được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nhà tạm giữ, trại tạm giam thực hiện việc tạm giữ, tạm giam cũng vi phạm pháp luật, song cũng khơng có căn cứ để trả tự do theo quy định.

- Về việc trả tự do cho người bị tạm giam khi hết thời hạn tạm giam. Điểm d -mục 1- Thông tư số 08/2001/TT-BCA ngày 12/11/2001 hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế về tạm giữ, tạm giam quy định:

" Trưởng nhà tạm giữ, Giám thị trại tạm giam trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp sau:

- Có quyết định trả tự do của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án đang thụ lý vụ án;

- Quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam;

- Có quyết định thay đổi biện pháp tạm giữ, tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác;"

Điểm 4.1- mục 4 - Nghị quyết số: 04/2004/NQ-HĐTP ngày 05/11/2004

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w