Phân công rõ trách nhiệm, tăng cường mối quan hệ với các cấp, các ngành trong hoạt động kiểm sát nhằm phòng ngừa vi phạm pháp

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 87 - 91)

cấp, các ngành trong hoạt động kiểm sát nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam

Phân công rõ trách nhiệm nhằm nâng cao chất lượng trong công tác là hết sức cần thiết, trước hết cần phân công hợp lý khối lượng công việc giữa các cấp kiểm sát cho phù hợp với năng lực và cơ cấu lực lượng ở từng địa phương, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm phối hợp giữa các ngành, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc phối hợp phát hiện, xử lý và phòng ngừa vi phạm pháp luật xảy ra tại nơi giam giữ, theo hướng mỗi cơ

quan, mỗi ngành, mỗi cấp chụ trách nhiệm chính một phần công việc, người đúng đầu mỗi ngành, mỗi cấp phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình cấp mình, cùng với việc phân cơng, phân nhiệm cũng cần quy định cơ chế phối hợp trong công tác giữa các đơn vị, lực lượng để tránh hoạt động chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác.

Do đặc thù về phạm vi hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam là hoạt động đan xen, xuyên suốt quá trình tố tụng bắt đầu từ tiền khởi tố ( khi có người bị tạm giữ) cho đến khi án có hiệu lực pháp luật, người bị tạm giam được chuyển đi chấp hành án. Để thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam thì ngồi các biện pháp nghiệp vụ thì mối quan hệ với các cơ quan hữu quan là quan trọng và cần thiết, quan hệ phối hợp trong công tác là quan trọng, quyết định đến hiệu quả cơng tác góp đấu tranh phịng ngừa tội phạm có hiệu quả, cần thực hiện tăng cường các mối quan hệ sau:

- Trước hết cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục hoàn thiện nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác tạm giữ, tạm giam và hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam, khắc phục tình trạng cấp uỷ bng lỏng lãnh đạo hoặc Cấp uỷ viên can thiệp khơng đúng vào các hoạt động này. Do đó các hoạt động của VKSND trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy trong đó có sự phối hợp giữa hai đơn vị nhằm đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật tại nơi giam giữ. Trong các chương trình, kế hoạch hoạt động của cấp ủy cần có nội dung chỉ đạo các hoạt động của hai cơ quan về tạm giữ, tạm giam và hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam. Sáu tháng, năm cần nghe hoặc yêu cầu hai ngành báo cáo về tình hình, kết quả cơng tác để có biện pháp tháo gỡ.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với cơ quan quản lý giam, giữ trong đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm

giam, từ thực tiễn cho thấy, nếu VKSND và cơ quan quản lý giam giữ nhận thức thống nhất và thực hiện nghiêm chỉnh quy định về mối quan hệ phối hợp sẽ giúp loại trừ, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tạm giữ, tạm giam. VKSND chủ động phối hợp với cơ quan quản lý giam giữ (là các nhà tạm giữ, trại tạm giam) trong việc quản lý tình hình về tạm giữ, tạm giam, đảm bảo luôn nắm chắc số lượng người bị tạm giữ, tạm giam ở từng thời điểm, phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật xảy ra tại nơi giam giữ. Khi có sự việc phức tạp xảy ra nhất là những vụ việc liên quan đến trách nhiệm trong công tác quản lý như trốn, chết, phạm tội mới, dịch bệnh… kịp thời cử kiểm sát viên cùng cơ quan quản lý giam giữ xác định làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong cơng tác quản lý để có hình thức xử lý nghiêm minh, giải quyết triệt để, đúng pháp luật. Cơ quan quản lý giam giữ tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, ngay từ khi tiếp nhận và xử lý người bị tạm giữ, tạm giam kịp thời thơng báo để VKSND cùng cấp nắm tình hình theo quy định.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và cơ quan dân cử, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban mặt trận tổ quốc các cấp nhằm thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của VKSND, đồng thời cũng thực hiện quyền và trách nhiệm của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam. Cụ thể là Viện kiểm sát các các cấp tạo kiện để Ban thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp phối hợp kiểm tra liên ngành tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam theo định kỳ 6 tháng một lần. VKSND cùng cấp phải gửi kế hoạch trước để Ủy ban mặt trận tổ quốc cử đại diện tham gia. Khi nhận được đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến công tác tạm giữ, tạm giam do Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam gửi đến, Viện kiểm sát cùng cấp phải xác minh, kết luận theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết đến Thường trực Mặt trận tổ quốc cùng cấp.

Tiếp tục tăng cường mối quan hệ với cơ quan dân cử đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân như Quốc Hội, cơ quan thuộc Quốc hội như Ủy

ban Tư pháp, Ủy ban pháp luật…; Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân như Ban pháp chế… VKSND cấp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia giám sát tình hình chấp hành pháp luật tại nơi giam, giữ, định kỳ chủ động mời đại diện của cơ quan quyền lực trực tiếp tham gia giám sát trực tiếp nơi giam giữ; một mặt không ngừng nâng cao vị thế của ngành đồng thời bảo đảm sự giám sát tối cao của nhân dân tại nhưng nơi nhạy cảm như nhà tạm giữ, trại tạm giam.

- Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng, thông qua hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam kịp thời thông báo cho các cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án biết những trường hợp khiếu nại, tố cáo về bắt, tạm giữ, tạm giam theo quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự hoặc khiếu nại, tố cáo về hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, hành vi của người tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, xét xử.

Các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời thông báo cho VKSND thông qua hoạt động kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam những trường hợp từ chối gia hạn tạm giữ, không phê chuẩn lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam, hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam để kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam biết, kiểm tra theo dõi, bảo đảm các lệnh, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện nghiêm chỉnh.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các khâu công tác nghiệp vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân, để thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, ngoài các biện pháp về nghiệp vụ, thì việc phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong cơng tác là hết sức cần thiết. Do vậy cần tiếp tục tăng cường mối quan hệ giữa các khâu nghiệp vụ để kịp thời nắm bắt những thông tin cần thiết phục vụ phòng ngừa vi phạm pháp luật. Xong để bảo đảm sự phối hợp giữa các khâu nghiệp vụ được thường xuyên, kịp thời, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp chịu

trách nhiệm và phải chủ động điều hành việc phối hợp có như vậy mới bảo đảm yêu cầu trong công tác.

Một phần của tài liệu Chương 1: một số nhận thức cơ bản về công tác tạm giữ, tạm giam và công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam của viện kiểm sát nhân dân (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w