Tai biến thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực phù mỹ phù cát, bình định (Trang 65 - 69)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Nhân tố môi trƣờng và tai biến thiên nhiên

2.3.4. Tai biến thiên nhiên

Hằng năm, khu vực thường bị tác động trực tiếp bởi các loại tai biến thiên nhiên gồm bão, áp thấp nhiệt đới, lũ, lụt, nắng nóng, hạn hán, dơng lốc, triều cường, xâm nhập mặn, sạt lở đất và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như nước biển dâng, gió Tây khơ nóng, gió mùa Đơng Bắc:

Bão và áp thấp nhiệt đới

Bão và áp thấp nhiệt đới là loại hình thời tiết nguy hiểm ở Bình Định thường xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 9 – 12, nhiều nhất vào tháng 9, 10 và 11 (chiếm khoảng 80 %), khả năng tập trung vào tháng 9 là 20 %, tháng 10 khoảng 40 %. Từ năm 1975 đến nay đã quan trắc được gió với tốc độ gió bão 40 m/s, trước năm 1975 đã quan trắc được gió bão 59 m/s. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh duyên hải Trung Bộ thường xuyên phải gánh chịu khoảng 70 % tổng số cơn bão đổ bộ vào nước ta, trong đó, có từ 60 – 65 % số cơn bão có sức mạnh từ cấp 8 - 12. Kết quả tính tốn cho thấy, tần số bão ảnh hưởng tới Bình Định dao động từ 1 - 1,5 cơn bão/năm. Cường độ gió mạnh do bão ở ngưỡng cao phổ biến là 35 - 40 m/s (cấp 13). Đặc biệt, tại trạm Quy Nhơn đã ghi nhận được tốc độ gió 59 m/s (cấp 17) trong ngày 15/9/1972 khi cơn bão FLOSIE đổ bộ vào Quảng Ngãi gây ra. Tốc độ gió lớn nhất ghi nhận được tại trạm Pleiku do bão AGNES đổ bộ vào Bình Định

ngày 8/11/1984 gây ra là 28m/s (cấp 10) [20]. Ngày 4/11/2017, cơn bão số 12 đổ bộ vào Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và một phần nam Tây Nguyên với sức gió mạnh nhất lên tới cấp 13. Khi đổ bộ vào đất liền, bão thường gây mưa từ 200 – 300 mm trong 2 – 3 ngày; bán kính 100 – 200 km. Khi kết hợp với khơng khí lạnh, diện mưa sẽ mở rộng, thời gian mưa tới 5 – 6 ngày, lượng mưa có thể tới 700 mm. Gió bão thường đi kèm với triều cường ven biển nên hậu quả gây ra đối với môi trường và đời sống sản xuất của nhân dân vơ cùng nghiêm trọng. Tại Phù Mỹ có 361ha lúa và 10 ha hoa màu bị hư hại. Tại Phù Cát có 10 nhà bị sập, 34 nhà tốc mái, 1.050 nhà bị ngập nước; 40 ha lúa bị ngã đổ, 96 ha lúa bị ngập và 34 ha hoa màu bị ngã đổ; 1 tàu cá bị chìm; 5 ha ni trồng thủy sản bị vỡ; sạt lở 100 m2 mái đê đập dâng, 849 m đê suối bị sạt lở.

Tuy nhiên, bão ngày nay diễn biến phức tạp cả về số lượng lẫn cường độ và thời gian xuất hiện: có năm tháng 6 đã có bão như trận bão số 2 ngày 30/6/1978 với tốc độ gió là 40 m/s và cũng có năm bão xuất hiện muộn vào tháng 12 như cơn bão số 9 đổ bộ vào Bình Định ngày 10/12/1972 có tốc độ gió khoảng 39 m/s. Hằng năm,khả năng xuất hiện một cơn bão chiếm 39 %, khả năng khơng có bão chiếm 35 % và có từ 3 - 4 cơn bão chỉ chiếm 4 - 5 % [10].

Sạt lở

Sạt lở là loại hình thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam, bao gồm: sạt lở bờ sông, bờ biển, các sườn núi dốc và lún, nứt đất. Nguyên nhân gây ra sạt lở thường do ngoại sinh (do nước), nội sinh (do biến động địa chất) và dân sinh (do khai thác khoáng sản bừa bãi hoặc thi công các cơng trình)... Tại Bình Định, sạt lở thường xuất hiện tại các vùng đồi núi có độ dốc lớn, địa chất mềm yếu, tầng phủ mỏng, mưa lớn, đặc biệt là dọc các tuyến sơng có dịng chảy lũ lớn, địa chất bờ sơng mềm yếu, các tuyến đê, bờ ngự thủy không được gia cố của sông Hà Thanh, sông Côn, La Tinh, Lại Giang và dọc theo bờ biển. Trong các nơi đó, có nhiều vùng đáng lo ngại vì tập trung dân cư với mật độ lớn ngay sát mép biển trong đó có huyện Phù Cát và Phù Mỹ.

Bồi tụ, xói lở

Dưới tác động của triều cường kết hợp với gió mùa Đơng Bắc cường độ mạnh gây sóng lớn, đường bờ biển dọc theo đới bờ nghiên cứu đã có những biểu hiện bị xói lở đường bờ theo các tốc độ khác nhau.

Trong đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát có cửa Đề Gi chịu ảnh hưởng của sự dao động và xói lở, bồi tụ theo chu kỳ mùa. Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam, khu vực cửa thường bị bồi lấp gây khó khăn trong việc lưu thơng của các tàu thuyền ra vào cửa Đề Gi cũng như trong quá trình trao đổi nước giữa biển và đầm. Vào thời kỳ mưa lũ, gió mùa Đơng Bắc khu vực cửa chịu ảnh hưởng của q trình đào bới của sóng, dịng chảy ven bờ và nước lũ [5].

Hạn hán

Khu vực nghiên cứu có địa hình khá dốc từ Tây sang Đông nên hàng năm sau khi mùa mưa kết thúc vài tháng, dịng chảy trong sơng đã cạn kiệt. Mùa khơ ở Bình Định kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ đạt 20 đến 25 % lượng mưa năm, nhiều năm khơng có mưa, hoặc mưa rất ít, làm cho tầng phủ lưu vực và sông suối khô kiệt, hồ nước khơ cạn, nền nhiệt độ cao, gió Tây khơ, nóng làm cây cối khô héo, hàng chục ngàn ha lúa bị hạn hán, nhiều nơi thiếu nước sinh hoạt, nguy cơ hỏa hoạn cao.

Năm 2014, tất cả các hồ chứa nước trên địa bàn huyện Phù Mỹ - Phù Cát bị khơ hạn, khơng cịn khả năng cung cấp nước cho tưới tiêu nơng nghiệp. Thiếu nước, diện tích canh tác đất nông nghiệp phải bỏ hoang và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nuôi trồng thủy sản không sản xuất được do độ mặn tăng cao. Giống vật nuôi phát sinh dịch bệnh và chết làm ô nhiễm môi trường. Nắng hạn không chỉ ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của hàng ngàn hộ dân. Các hộ dân khu vực Phù Mỹ - Phù Cát bị thiếu nước sinh hoạt, phải đi mua nước về dùng.

Hiện nay, tình hình nắng nóng, khơ hạn ngày càng có diễn biến khó lường theo hướng bất lợi hơn.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Biến đổi khí hậu là nguy cơ lớn đối với tất cả quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Biến đổi khí hậu kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan: dâng cao mực nước biển, axit hóa đại dương, nhiệt độ nước biển tăng có thể gây ra các thảm họa đối với con người, môi trường và sinh thái. Biến đổi khí hậu còn làm tăng cường độ và tần suất của các thiên tai khắc nghiệt như bão, mưa lớn, hạn hán, ngập lụt, xâm nhập mặn,…

Các tác động của biến đổi khí hậu tới đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát gồm: - Tăng mức độ ngập úng và lũ lụt: nước biển dâng sẽ làm tăng mức ngập lụt vùng hạ lưu của các con sông và lấn sâu vào các vùng cửa sông ven biển. Bão, lũ lụt, hạn hán có xu hướng tăng về tần suất và cường độ.

- Thúc đẩy nhanh hơn q trình xói lở bờ biển.

- Nước biển lấn sâu vào vùng nước ngọt dưới đất: xâm nhập mặn sâu hơn vào nội địa, nhất là khi có hạn hán, ảnh hưởng đến khả năng cấp nước ngọt, giảm chất lượng nước mặt và nước ngầm, làm cho việc khai thác nước ngầm khó khăn hơn. Biến đổi khí hậu sẽ làm cho diện tích bị nhiễm mặn ở vùng ven biển tăng lên đáng kể, làm giảm sút sản lượng lúa, hoa màu, thủy sản và nhiều hậu quả khác về môi trường.

- Nước thủy triều xâm lấn sâu hơn vào vùng cửa sông và hệ thống sông. - Tăng nhiệt độ đất và nước mặt.

- Tác động đến đường bờ, các hệ sinh thái, các đô thị, vùng dân cư và cơ sở hạ tầng vùng bờ biển. Các hệ sinh thái trên các vùng thấp ven sông, trong sông và vùng cửa sông, đặc biệt là các hệ sinh thái đầm Đề Gi chịu tác động mạnh và bị suy giảm.

- Ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản. Nước biển dâng sẽ làm các đầm, phá nuôi trồng thủy sản bị thay đổi.

- Dâng cao mực nước biểntác động trực tiếp làm mất quỹ đất tại các vùng đất thấp ven biển, đặc biệt là các khu vực xung quanh đầm Đề Gi. Tác động gián tiếp của sự dâng cao mực nước biển là đẩy mạnh sự phát triển của các tai biến xói lở và nhiễm mặn. Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016 của Bộ Tài ngun và Mơi

trường, vào năm 2100, khi nước biển dâng 77 cm làm cho những vùng có địa hình thấp bị ảnh hưởng nặng nề hơn, quy mô ngập lụt do nước biển dâng gia tăng, đặc biệt là tại đầm Đề Gi. Tại thời điểm đó, đường bờ biển dịch chuyển vào đất liền khoảng 6 – 9 m, diện tích huyện Phù Cát bị ngập tới 1.201 ha trên tổng diện tích 84.806 ha (chiếm 1,42 %) (Hình 2.7).

Hình 2.7. Nguy cơ ngập úng với mực nước biển dâng 80cm tỉnh Bình Định [2]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực phù mỹ phù cát, bình định (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)