5. Cấu trúc luận văn
2.4. Nhân tố kinh tế xã hội
2.4.1. Dân cư
Khu vực nghiên cứu có diện tích tự nhiên trên đất liền khoảng 284,9 km2, dân số khoảng 70.000 người vào năm 2016, mật độ dân số cao khoảng 560 người/km2, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, là một trong những khu vực nghèo của tỉnh Bình Định, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 10 % (theo chuẩn mới của Việt Nam) [13], [14]. Trong vùng tập trung chủ yếu là người Kinh phân bố chủ yếu là ven đầm
Đề Gi và hai bên trục đường giao thơng chính ven biển. Nghề nghiệp chủ yếu là làm nông nghiệp, một bộ phận nhỏ làm nghề đánh bắt cá, nuôi trồng thuỷ sản, nghề muối và buôn bán nhỏ.
2.4.2. Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng về đường điện và hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc đã được đầu tư, về cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng cho hoạt động kinh tế và sinh hoạt. Trong khu vực nghiên cứu có một số điểm di tích lịch sử Gị Kho ở Cát Minh, nhà ông Trần Điền ở Mỹ Chánh; di tích cách mạng làng Nam Hải ở Mỹ Thành. Tuy nhiên, các di tích văn hóa, lịch sử cần được trùng tu, tơn tạo để gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa, truyền thống của lịch sử.
Giao thơng trong vùng gồm có đường bộ, đường biển và đường sắt rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá trong tỉnh và đi các tỉnh khác trong cả nước. Khu vực nghiên cứu nằm trên trục quốc lộ 1A và trục đường sắt Bắc - Nam, điều kiện giao thông thuận lợi với các huyện trong tỉnh Bình Định và với các tỉnh khác trong cả nước. Từ thị trấn huyện lỵ Phù Mỹ có đường bộ trải nhựa đi đến các trung tâm xã, kể cả các xã ven biển. Đó cũng là thuận lợi cho việc khai thác quặng Titan tại xãMỹ Thành, Cát Thành và khai thác cát nhiễm mặn tại cửa biển Đề Gi, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 25 km.
2.4.3. Phát triển các ngành kinh tế
Trong vài chục năm nay, nền kinh tế các xã trong đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát vẫn tập trung phát triển nơng nghiệp là chính: trồng lúa, hoa màu, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản và lâm nghiệp. Đồng thời, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng được chú trọng phát triển.
2.4.3.1. Nông nghiệp
a, Ngành trồng trọt và chăn nuôi
Khu vực này hội tụ nhiều điều kiện để phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng. Trong trồng trọt, tập trung vào những khâu then chốt như thực hiện dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho nông dân sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; quan tâm công tác chỉnh trang đồng ruộng từ hệ thống giao thông, thủy lợi để
chủ động tưới tiêu và cơ giới hóa sản xuất. Nhờ thực hiện thành công Đề án cải tạo bộ giống lúa thích ứng với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng ở các xã Cát Minh, Cát Thành nên năng suất ngành trồng trọt tăng lên đáng kể. Một số cây trồng chính gồm: lúa, đậu phộng (lạc), sắn, hành, ớt, bắp (ngô), dưa hấu và các rau màu khác.
Về chăn nuôi, trên địa bàn phát triển theo hướng sản xuất tập trung, trang trại, gia trại gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và an tồn dịch bệnh. Cơng tác phịng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được quan tâm thường xuyên, dịch bệnh ít có khả năng diễn ra. Nghề làm muối cũng phát triển nhanh. Hệ thống làm muối tập trung phát triển mạnh xung quanh ven bờ đầm Đề Gi.
b, Lâm nghiệp
Ngành lâm nghiệp ở khu vực này có phát triển tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Thực hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước và các dự án khác như dự án WB3, dựa án 5 triệu ha rừng và các chính sách tín dụng ưu đãi khác đã tạo thuận lợi cho cộng đồng đại phương phát triển ngành sản xuất lâm nghiệp. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2010 chỉ đạt 28.254 triệu đồng, chiếm 1,15 % tổng giá trị nơng nghiệp. Ngồi những đồi núi nằm về phía Tây vùng nghiên cứu (xã Mỹ Chánh, xã Cát Khánh), những cánh rừng tự nhiên và rừng trồng phòng hộ ở ven biển (xã Mỹ Thành, xã Cát Khánh) đã tăng độ che phủ của rừng lên 40 %. Tuy nhiên, những năm gần đây, độ che phủ ở đây lại có xu hướng giảm do rừng bị chặt phá để phục vụ cho hoạt động khai thác khoáng sản và do hoạt động hồn thổ, phục hồi mơi trường khơng hiệu quả.
c, Nuôi trồng và khai thác thủy hải sản
Năng lực đánh bắt, khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản đều tăng. Đây là ngành kinh tế khá phát triển của cả huyện Phù Mỹ và Phù Cát. Năm 2013, tổng sản lượng khai thác thủy sản của huyện Phù Mỹ và Phù Cát lần lượt là 58.259 tấn và 32.721 tấn; giá trị sản xuất thủy sản của huyện Phù Mỹ và Phù Cát lần lượt là 337.323 triệu và 261.410 triệu; các chỉ số đều tăng lên hàng năm. Huyện Phù Mỹ trở thành địa phương có sản lượng khai thác cao nhất của tỉnh Bình Định.
Hoạt động ni trồng thủy sản đầm Đề Gi rất được chú trọng phát triển, đặc biệt là các bãi giống ở cồn Xà Lảng (xã Mỹ Chánh) ni hàu, xìa, sị huyết, cá
mú,… và bãi giống ở cồn Ghẹ (xã Cát Khánh) nuôi các loại cua, ghẹ, cá chua,… Tuy nhiên, gần đây, việc nuôi lồng bè và các bãi giống phát triển ồ ạt đã gây ra nhiều tác động tới hoạt động phát triển của các ngành khác như trồng muối, trồng lúa và hoa màu, ngành du lịch và hoạt động bảo vệ môi trường.
Về tàu thuyền khai thác thủy, hải sản ở đới bờ nghiên cứu chủ yếu là tàu vỏ gỗ, đóng theo kiểu dân gian, trang bị đơn giản. Tuy số lượng tàu cá tương đối nhiều nhưng so với các tỉnh khác thì tàu các ở đây chủ yếu là các tàu các nhỏ. Khu vực Phù Mỹ - Phù Cát là một trong những khu vực tập trung tàu thuyền nghề cá của Bình Định. Tàu cá khơng gắn máy và có cơng suất nhỏ hơn 20 CV chủ yếu khai thác tại các vùng đầm và ven bờ. Tàu cá có cơng suất từ 20 CV đến dưới 90 CV chủ yếu khai thác tại các vùng ven bờ và vùng lộng. Cịn tàu cá có cơng suất từ 90 CV trở lên chủ yếu khai thác tại các vùng lộng và ngoài khơi. Tuy nhiên, số lượng lượng tàu thuyền khai thác gần bờ tăng liên tục và chiếm trên 50% tổng số tàu cá, trong khi đó nguồn lợi thủy sản ven bờ có dấu hiệu cạn kiệt, đây cũng là điểm đáng chú ý trong việc quy hoạch khai thác vùng ven bờ, gắn với công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đồng thời có định hướng cho cơ cấu chuyển đổi cho nghề khai thác xa bờ ở đới bờ Phù Mỹ - Phù Cát.
2.4.3.2. Công nghiệp
a, Cơng nghiệp khai khống
Ở xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, sa khống có nguồn gốc từ đá granit điorit, granit, granit – migmatit phức hệ Chu Lai- Ba Tơ (γ2cb), granit phức hệ Bản Giằng - Quế Sơn (γ41-γ41bq), granit phức hệ Đèo Cả (γ52đc). Chúng tạo thành những dải cát, cồn cát chạy dọc theo bờ biển, có phương Tây Bắc - Đơng Nam. Sự tích tụ sa khống có xu hướng tăng lên từ bắc xuống nam. Đặc biệt ở khu Vĩnh Lợi trong thành tạo biển - gió Holocen có chứa quặng sa khoáng với hàm lượng tập trung cao. Titan Mỹ Thành thuộc vùng Phù Mỹ là nơi tích tụ quặng sa khống với quy mơ và hàm lượng được xếp vào hạng cao nhất so với các vùng khác trên dải ven biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Do có tiềm năng lớn nên phần lớn diện tích điều tra tỷ lệ 1: 25.000 đã được đánh giá tỷ lệ 1: 10.000. Hiện nay, phương pháp và công nghệ khai
thác titan Mỹ Thành được sử dụng công nghệ khai thác bằng sức nước, tuyển quặng đồng thời bằng phương pháp tuyển trọng lực. Quá trình khai thác mỏ được tiến hành qua các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiến hành khai thác ở phía Đông – Bắc của khu mỏ. Năm đầu tiên vừa xây dựng cơ bản đồng thời khai thác khoảnh khai thác đầu tiên.
- Các năm sau tiếp tục khai thác các khoảnh tiếp theo khai thác xuống phía Nam, khi đến ranh giới phía Nam thì chuyển sang khai thác phía Tây của mỏ (cơng trình mỏ dịch chuyển theo khoảnh khai thác của từng năm nằm song song với đường bờ biển đến khi kết thúc khai thác mỏ ở khoảnh 6).
- Khi kết thúc khai thác tiến hành chuyển toàn bộ thiết bị khai thác sang bên khai trường xã Cát Khánh để đảm bảo công suất 3.6750 tấn quặng nguyên khai/năm.
Tại khu vực mỏ cát nhiễm mặn cửa Đề Gi, theo báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định và Cơng ty Kiến Hồng, thì tổng khối lượng cát nhiễm mặn tận thu từ Dự án đã xuất khẩu năm 2014 và năm 2015 là 1.021.390 m3, khối lượng còn lại cần nạo vét theo thiết kế giai đoạn 1 của Dự án là 1.068.610 m3
. Công nghệ khai thác được sử dụng để nạo vét, khai thác cát nhiễm mặn là sử dụng xáng cạp, xà lan…
Hoạt động khai thác khoáng sản có nhiều đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho cộng đồng. Ngoài ra, cơng nghiệp khai khống cịn có những tác động lan tỏa đối với phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tại xã Mỹ Thành do có nhiều cơng ty hoạt động mà các ngành dịch vụ của xã tăng nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó, việc khai thác titan đã thúc đẩy quá trình đơ thị hóa trong khu vực. Từ một xã nghèo ven biển, thu nhập chủ yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi, làm muối,… đến nay cơ cấu kinh tế của xã Mỹ Thành đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Hiện nay xã Mỹ Thành đang xây dựng để án để hình thành đô thị loại 5 vào năm 2020 theo hướng gắn phát triển công nghiệp và cảng cá trong vùng Đề Gi. Bên cạnh những lợi ích mang lại, hoạt động khai thác khoáng sản trong khu vực đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với các ngành kinh tế khác và
những thiệt hại về giá trị môi trường, giá trị sinh thái, sức khỏe của người dân vùng khai thác.
b, Các ngành công nghiệp khác
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển với nguyên vật liệu phong phú, phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ với nhiều thắng cảnh và di tích, đồng thời phát triển mạnh về nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế của khu vực. Hiện nay, cơng nghiệp ở Phù Mỹ đã hình thành và phát triển các cụm cơng nghiệp, trong đó có cụm cơng nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản titan ở xã Mỹ Thành. Tuy nhiên, việc khai thác khoảng sản hiện nay đang có nhiều xung đột với mơi trường và các hệ sinh thái khác do các chất thải độc hại và các nguồn phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ngồi ra, khu thủy sản cơng nghệ cao tại xã Mỹ Thành đang được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nuôi trồng sản xuất, chế biến kinh doanh tôm thương phẩm. Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, Phù Mỹ sẽ tiếp tục duy trì và phát triển các mặt hàng chủ lực như cá cơm khơ, nước mắm.
Trong khu vực nghiên cứu, có hình thành và phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như làng đan lát thôn Trung Chánh, xã Cát Minh; làng nghề làm muối Đức Phổ xã Cát Minh; làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Đề Gi xã Cát Khánh với các sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu có sẵn và mang nét đặc trưng riêng của khu vực (Hình 2.8).
2.4.4. Phát triển đô thị
Theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035, tỉnh Bình Định được phân thành 2 vùng khơng gian. Vùng 1 là vùng kinh tế phát triển tổng hợp, định hướng phát triển là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bình Định; phát triển cơng nghiệp, cảng biển, logistic dựa trên các lợi thế về đầu mối giao thông vùng - quốc gia; phát triển du lịch biển gắn với văn hóa lịch sử; phát triển chuyên sâu lĩnh vực đào tạo giáo dục, y tế, trong đó có huyện Phù Cát. Đến năm 2035, đô thị Cát Khánh trở thành đơ thị loại V với diện tích đất xây dựng đơ thị 230 ha, dân số quy hoạch là 15.500 người. Vùng 2 là vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao; định hướng phát triển đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; phát triển nơng nghiệp, du lịch sinh thái, trong đó có huyện Phù Mỹ. Đến năm 2035, đô thị Mỹ Thành trở thành đơ thị loại V với diện tích đất xây dựng đơ thị 230 ha, dân số quy hoạch 13.500 người;cải tạo đô thị loại V Mỹ Chánh với diện tích đất xây dựng đơ thị 270 ha, dân số quy hoạch 15.000 người [29].
2.4.5. Xung đột lợi ích trong sử dụng tài nguyên đới bờ
Tài nguyên trong vùng nghiên cứu rất đa dạng tạo tiền đề cho các hoạt động kinh tế: nuôi trồng, khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, hoạt động giao thông thủy, hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phát triển mạnh ở khu vực. Đời sống nhân dân khu vực đã được cải thiện nhưng lại xảy ra hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội và mơi trường.
Tình trạng ni trồng thuỷ sản tự phát và khai thác thủy sản bừa bãi gây tác hại không nhỏ cho môi trường. Nước thải từ các đầm nuôi không được xử lý mà đổ thẳng ra biển sẽ góp phần gây ơ nhiễm môi trường và phá hủy cảnh quan dải bờ biển. Các cơ sở chế biến nông - thuỷ sản và khai thác khống sản chưa có hệ thống xử lý chất thải và đổ trực tiếp ra sông - biển gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Khai thác thuỷ sản là thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng. Nhưng phần lớn các phương tiện và dụng cụ đánh bắt còn lạc hậu, ý thức của người dân về bảo vệ mơi trường chưa cao. Tình trạng sử dụng chất nổ và các hình thức khai thác nguy hại như giã cào, vây rút chì, ... cịn phổ biến. Hoạt động đánh bắt cá bằng hóa
chất, chất nổ vẫn tiếp tục tái diễn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường của vùng làm suy giảm đa dạng sinh học.
Các hoạt động chặt phá rừng, biến diện tích nơng nghiệp thành diện tích đầm ni. Khai thác không hợp lý nguồn nước ngầm để nuôi trồng thủy sản đã làm tăng khả năng bồi tụ, biến động luồng lạch, xói lở bờ biển và nguy cơ nhiễm mặn nước ngầm. Việc xây dựng các cánh đồng muối cũng đã làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, làm biến đổi chế độ thủy thạch động lực khu vực cửa sơng - ven biển, làm suy thối thảm thực vật xung quanh và làm cường hóa khả năng nhiễm mặn đất canh tác.
Khai thác khoáng sản trái phép đang diễn ra rất phổ biến là vấn đề nổi cộm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến môi trường. Các hoạt động khai thác trái phép này đã phá hủy diện tích rừng phòng hộ ven biển, khoét sâu vào bờ biển làm bờ bị xói lở, khai thác nước ngọt để tuyển quặng làm sụt giảm mực nước ngầm tăng nhiễm mặn và biến đổi cảnh quan.
Với những phân tích đánh giá về hiện trạng các hoạt động kinh tế - xã hội trên là những nguyên nhân trực tiếp gia tăng các dạng xung đột giữa các nhóm; và chừng nào những vấn đề khai thác thái quá tài nguyên môi trường, những nguồn phát tán ô nhiễm, gia cường tai biến tự nhiên chưa được ngăn chặn, lợi ích giữa các nhóm hoạt động kinh tế - xã hội chưa được giải quyết thoả đáng cũng như những bất cập trong quản lý các hoạt động đầu tư cũng như công tác quy hoạch phát triển và cấp phép đầu tư chưa được cải thiện thì những xung đột mơi trường, xung đột giữa các nhóm hoạt động kinh tế - xã hội sẽ ngày càng tăng.