Giải pháp tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực phù mỹ phù cát, bình định (Trang 110 - 111)

5. Cấu trúc luận văn

3.3. Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ

3.3.3. Giải pháp tổ chức thực hiện

Tăng cường vai trò của các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ

Cơ quan đứng đầu trong công tác quản lý vùng đới bờ là Bộ Tài ngun và Mơi trường. Bên cạnh đó, Tổng cục Biển và Hải đảo (trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường) cũng được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giúp Bộ Tài nguyên và môi trường quản lý nhà nước về tổng hợp, thống nhất vùng biển và hải đảo. Chức năng và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và môi trường đã được quy định rõ tại Nghị định 25/2009/NĐ - CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổng cục Biển và Hải đảo có nhiệm vụ xác định vị trí, làm rõ vai trị, chức năng quan trọng của công tác quản lý nhà nước về biển và hải đảo; xây dựng quy hoạch tổng thể về biển đảo; xây dựng kịch bản tổng điều tra tài nguyên và môi trường biển; xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực, đề ra những quy tắc đối với khai thác biển và thực hiện tốt hơn hợp tác quốc tế về biển. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trở thành cơ quan đầu mối tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý nhà nước tổng hợp, thống nhất về biển, hải đảo và xác định nhiệm vụ sắp tới là tiếp tục tập trung xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo Việt Nam.

Bên cạnh đó, Sở Tài ngun và Mơi trường thuộc Ủy ban nhân dân các cấp cũng được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong mỗi sở Tài ngun và Mơi trường các tỉnh có các chi cục biển và hải đảo có nhiệm vụ giúp Giám đốc sở thực thi nhiệm vụ liên quan đến vùng ven biển và biển của địa phương.

Bố trí sắp xếp cán bộ có năng lực ở cấp trung ương và cấp địa phương

Để tăng cường nhân lực, trước tiên là tổ chức nhân sự cho bộ máy hoạt động quản lý tổng hợp cần được chú trọng nâng cao, tập trung xây dựng nhóm chuyên gia, nhóm đào tạo và tư vấn nguồn nhân lực. Các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa

học tham gia dự án có thể từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, kể cả từ các tổ chức Quốc tế am hiểu cả lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Chính đội ngũ cán bộ này sẽ tham gia xây dựng các chương trình Dự án quản lý tổng hợp cho các địa phương, đào tạo cán bộ thực thi công tác phân vùng và quản lý tổng hợp các địa phương, trong đó có đới bờ khu vực Phù Mỹ - Phù Cát. Đối với vấn đề trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách quản lý tổng hợp, cần tuyển chọn và nâng cao trình độ kể cả của cán bộ kỹ thuật và nhân viên hành chính để họ đạt được đủ năng lực đáp ứng nhu cầu quản lý. Đồng thời, cần có hệ thống mạng lưới các đơn vị đầu mối tư vấn, các nhóm chuyên gia, các trường đại học và viện nghiên cứu hỗ trợ về khoa học về cơng nghệ và có các hình thức hỗ trợ các đơn vị, cá nhân có những hoạt động chuyên trách về quản lý tổng hợp thông qua việc tuyển chọn và xây dựng.

Đối với các địa phương trên cả nước nói chung và ở huyện Phù Mỹ và Phù Cát, tỉnh Bình Định nói riêng, vấn đề quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khá mới mẻ. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyển ở địa phương đã có những nhận thức rõ về vai trị và ý nghĩa của cơng tác cán bộ nên đã có các chính sách chăm lo đến nguồn nhân lực cho vấn đề này ở trước mắt và về lâu dài. Thành lập các trung tâm đào tạo hoặc tổ chức các lớp tập huấn về quản lý tổng hợp cho các cán bộ, nhân viên. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích nhằm đẩy mạnh cơng tác đào tạo, thu hút cũng như sử dụng nguồn nhân lực quản lý tổng hợp cho các địa phương. Những cán bộ, nhân viên thực hiện các chương trình, dự án về quản lý tổng hợp tại địa phương cần phải tuyển chọn nghiêm ngặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực phù mỹ phù cát, bình định (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)