Tài nguyên thủy hải sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực phù mỹ phù cát, bình định (Trang 48 - 50)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Nhân tố tài nguyên thiên nhiên

2.2.3.3. Tài nguyên thủy hải sản

Bờ biển Bình Định song song với hướng kinh tuyến và các đường đẳng sâu 50 m – 100 m – 200 m chạy rất sát bờ và sát nhau nên nguồn lợi cá đáy khá ít và chủ yếu là nguồn lợi cá nổi. Vùng biển Bình Định có trên 500 lồi cá, trong đó có 38 lồi các có giá trị kinh tế. Vùng biển Bình Định có nhiều ngư trường khai thác, trong đó ngư trường Phù Cát, ngư trường Phù Mỹ là hai trong những ngư trường truyền thống của nghề cá địa phương.

a) Cá nổi

Các loài cá nổi thường gặp là cá thu, cá ngừ, cá nục, cá trích, cá cơm, các chuồn với trữ lượng khoảng 38.000 tấn, khả năng khai thác là 21.000 tấn. Cá nổi ở đây thường được khai thác vào các tháng 3, tháng 5 và tháng 6.

Các bãi cá nổi di chuyển từ làn nước ở độ sâu 60 m nước vào bờ với trữ lượng khai thác 8.000 - 10.000 tấn/năm. Các bãi cá thu, cá ngừ phân bố từ Đề Gi đến Sơng Cầu (Phú n) có khả năng đánh bắt khoảng 2.000 - 3.000 tấn/năm. Các bãi cá chuồn phân bố từ Đà Nẵng đến Khánh Hòa từ tháng 02 đến tháng 5 có khả năng khai thác khoảng 28.000 - 30.000 tấn/năm [28].

b) Cá đáy

Cá đáy có trữ lượng khoảng 22.000 tấn, khả năng khai thác 11.000 tấn với các lồi cá có giá trị gồm cá hồng, cá trác, cá phèn, cá mối. Ngư trường khai thác cá đáy nằm ở phía Đơng Nam và Đơng Bắc Quy Nhơn. Mùa vụ khai thác cá đáy từ tháng 8 đến tháng 11, trùng với mùa gió mùa Đơng Bắc, cũng là mùa mưa, bão ở Bình Định.

Các bãi cá đáy phân bố từ Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đến Nha Trang ở vùng nước có độ sâu từ 50 m đến 150 m nước có khả năng khai thác khoảng 12.000 - 15.000 tấn/năm [28].

c) Tôm biển và mực

Theo thống kê, có 20 lồi tơm biển, 8 giống và 6 họ có trữ lượng 1.000 - 1.500 tấn, khả năng khai thác 500 - 600 tấn/năm ở vùng biển Bình Định. Trữ lượng mực ở đây khoảng 1.500 - 2.000 tấn, khả năng khai thác khoảng 800 - 1.000 tấn/năm [28].

d) Động vật đáy

Vùng nước ven bờ biển tỉnh Bình Định xác định được khoảng 191 loài động vật đáy, thuộc 130 giống và 95 họ gồm các loài giun nhiều tơ, giáp xác, thân mềm, da gai. Trong đó, chỉ có 3 lồi thuộc họ tơm He là có giá trị thực phẩm đối với con người, những lồi cịn lại được sử dụng làm thức ăn cho các động vật khác hoặc có giá trị về mặt sinh thái. Mật độ trung bình của động vật đáy là 304 cá thể/m2 và khối lượng trung bình của động vật đáy khoảng 2,9 g/m2.

Động vật đáy đầm Đề Gi có đặc trưng sinh thái của thủy vực nửa kín ven bờ Nam Trung Bộ, có sự trao đổi giữa nước ngọt và nước mặn với độ sâu trung bình từ 1 - 1,5m và đa dạng hệ sinh thái như bãi triều, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, đa dạng chất đáy như cát, cát bùn, bùn cát và bùn. Kết quả nghiên cứu ở đầm Đề Gi giai đoạn từ 2009 - 2010 đã xác định được 10 loài động vật đáy có giá trị kinh tế chủ yếu trong đầm Đề Gi, trong đó lớp hai mảnh vỏ có 5 lồi, lớp chân bụng có 1 lồi và lớp giáp xác có 4 lồi. Có 7 lồi được khai thác ở giai đoạn trưởng thành (thương phẩm) với tổng sản lượng 1.037,5 tấn/năm. Có 3 lồi được khai thác ở giai đoạn con non phục vụ nuôi trồng với tổng sản lượng 4.133.600 con/năm. Có 4 lồi đạt sản lượng khai thác trên 100 tấn/năm và chiếm trên 84% tổng sản lượng động vật đáy [12].

e) Thủy sản

Các lồi cá nước ngọt có khoảng 56 lồi trên tồn bộ tỉnh Bình Định. Các lồi được du nhập từ miền Bắc vào như cá quả, cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa, rô phi, baba,… Tại vùng nước nơi các con sông, suối đổ vào đầm Đề Gi được nuôi chủ yếu là các loài thuộc họ cá chép (cá Lúi, Ngựa Nam, Ngựa Núi, Diếc,…), cá

trê, cá chuối, lươn, chạch,…. Đặc điểm sinh học của các lồi cá này là có kích thước nhỏ, sự phân bố cao, sinh trưởng nhanh và tuổi thọ ngắn [28].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực phù mỹ phù cát, bình định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)