5. Cấu trúc luận văn
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý tổng hợp đới bờ
3.3.1. Giải pháp chính sách và pháp luật
Đến nay, quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp vùng đới bờ đã được Nhà nước ta quan tâm hơn và ngày càng có nhiều chính sách tạo cơ sở pháp lý thực hiện hiệu quả hơn cho công tácquản lý. Tuy nhiên, các chính sách chỉ nằm trong khuôn khổ các quyết định, thông tư và một số dạng văn bản dưới luật khácnhau. Do đó, cần thiết phải hồn thiện chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ nhằm khắc phục những lỗ hổng, sự chồng chéo và các vấn đề còn tồn tại trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành. Trong đó, các pháp luật phải quy định rõ các vấn đề trong quản lý tổng hợp đới bờ: cơ chế điều phối, phối hợp đa ngành, liên ngành và liên địa phương; hướng dẫn phân định ranh giới biển cho các vùng, các địa phương; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ cấp quốc gia và cấp tỉnh;… nhằm hỗ trợ công tác quản lý đới bờ hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Xây dựng một luật riêng về quản lý tổng hợp và phân vùng quản lý tổng hợp vùng ven biển là bước tiến quan trọng trong nhiệm vụ hoàn thiện pháp lý về đới bờ. Luật về quản lý tổng hợp đới bờ phải dựa trên các nguyên tắc chính sau:
- Phát triển bền vững;
- Ngăn chặn những tác động không tốt lên môi trường tự nhiên; - Thơng qua các biện pháp phịng tránh;
- Phục hồi môi trường tự nhiên đã bị phá huỷ;
- Nguyên tắc “người gây ô nhiễm trả tiền” và “người sử dụng trả tiền” (“polluter pays” và “user pays”);
- Sử dụng những cơng nghệ và phương phápquan trắc tốt nhất để có hướng theo dõi, quan sát môi trường;
- Thông báo tới công chúng và các hội đồng, uỷ ban có liên quan đến việc xây dựng quyết định;
- Quản lý dựa vào cộng đồng; - Hợp tác quốc tế;
- Cùng lúc áp dụng một số các nguyên tắc liên quan tới phát triển vùng đới bờ; - Phân bổ, phân phối công bằng và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên; - Phát triển các vùng ở xa, bị cách biệt;
- Bảo vệ các vùng hệ sinh thái kém, trong tình trạng bị đe doạ, và cũng như mơi trường sống và lồi;
- Tính tương thích, tương hợp của các hình thái sử dụng vùng đới bờ khác nhau; - Ưu tiên phát triển các hoạt động phụ thuộc vàobản chất vùng đới bờ;
Quản lý tổng hợp đới bờ được coi là q trình thích hợp nhất để giải quyết các thách thức, tạo cơ hội phát triển bền vững vùng ven biển, cho phép tính đến các giá trị tài nguyên và lợi ích hiện nay cũng như trong tương lai tại đới bờ. Luật chuyên biệt về quản lý tổng hợp đới bờ khi được ban hành sẽ là khung pháp lý cơ bản, là cơ sở pháp lý cho thực hiện công tác quản lý vùng ven biển. Ngoài ra, quản lý tổng hợp đới bờ cung cấp khuôn khổ cho các đáp ứng linh hoạt, nhằm đối phó với sự không chắc chắn của các dự báo trong tương lai, kể cả về thay đổi khí hậu. Trên cơ sở vai trò của quản lý tổng hợp đới bờ đã được chứng minh cùng với những thành tựu mà các nước đã đạt được nhờ áp dụng thành công Luật về quản lý tổng hợp đới bờ, một lần nữa sự cần thiết ra đời của Luật về quản lý đới bờ ở nước ta được đặt ra.
Để có thể áp dụng vào thực tiễn, Luật quản lý tổng hợp cần có các yếu tố: - Lồng ghép các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế, quản lý chất lượng môi trường và sử dụng không gian biển;
- Liên kết liên ngành và đa ngành các chương trình thuộc các lĩnh vực khác nhau: sản xuất nông nông nghiệp (lúa, hoa màu), nghề muối, nghề cá, năng lượng, giao thông vận thải, du lịch,…;
- Kết hợp tất cả các nhiệm vụ về quản lý đới bờ, bao gồm quy hoạch, thực thi, điều hành, giám sát và đánh giá;
- Thống nhất các trách nhiệm quản lý của các cấp chính quyền (địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế; Nhà nước và tư nhân), tránh xảy ra tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trách nhiệm trong quản lý;
- Sử dụng chung các nguồn lực quản lý sẵn có;
- Liên kết các khoa học giữa các ngành khoa học tự nhiên (tài nguyên, môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu) với các ngành kinh tế, chính trị và luật pháp.
Trong kế hoạch hồn thiện chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ, vấn đề về phương pháp quản lý cũng rất quan trọng. Hoạt động quản lý nên được thực hiện theo chu trình gồm các bước cơ bản: (i) nhận thức vấn đề, (ii) phân tích và lập kế hoạch, (iii) triển khai thực hiện, (iv) điều hành, (v) duy trì, (vi) giám sát và đánh giá hiệu quả. Ở mỗi quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa mà có cách thức tiến hành hoạt động quản lý đới bờ khác nhau nhằm thống nhất trong hoạt động, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vùng đới bờ.
Tuy nhiên, để Luật về quản lý đới bờ có thể áp dụng vào thực tiễn, cần có các văn bản hướng dẫn đi kèm, có các quy định cụ thể và chi tiết và phân định rõ các trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, cá nhân.
Như đã phân tích ở trên, quản lý tổng hợp đới bờ là hoạt động liên ngành, liên vùng, đảm bảo lợi ích quốc gia, kết hợp hài hịa lợi ích giữa các ngành, các lĩnh vực, các địa phương và các tổ chức, cá nhân có liên quan.Vì vậy, hồn thiện hệ thống văn bản pháp luật về đới bờ cần bao gồm các lĩnh vực khác nhau: pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về thủy sản, pháp luật về tài nguyên đất, tài nguyên nước, pháp luật về khống sản, về dầu khí, pháp luật về giao thơng vận tải, về hàng hải và pháp luật về kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục,… Hệ thống các văn bản pháp luật đó khi được xây dựng và thực thị phải phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế - xã hội, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau.