Môi trường nước trên đất liền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực phù mỹ phù cát, bình định (Trang 60 - 61)

5. Cấu trúc luận văn

2.3. Nhân tố môi trƣờng và tai biến thiên nhiên

2.3.3.1. Môi trường nước trên đất liền

Trong nước mặt, giá trị pH dao động trong khoảng từ 6.7 - 6.9, giá trị Eh biến thiên trong khoảng 750 mV – 761 mV, đặc trưng cho môi trường trung tính, oxy hóa mạnh. Trong nước ngầm khu vực nghiên cứu, giá trị pH dao động trong khoảng từ 4.3 - 4.5, giá trị Eh biến thiên trong trong khoảng 651 mV – 655 mV, đặc trưng cho môi trường axit và oxy hóa mạnh. Nồng độ DO, COD và BOD5 trong nước tương đối cao và có xu hướng tăng nồng độ từ môi trường nước ngầm đến nước mặt. Nồng độ cao của các giá trị COD, BOD5 chứng tỏ hoạt động hóa học và sinh học diễn ra mạnh mẽ trong môi trường nước khu vực này.

Kết quả phân tích kim loại nặng trong nước mặt và nước ngầm khu vực cửa Đề Gi cho thấy nồng độ kim loại nặng trong môi trường nước mặt và nước ngầm có

giá trị lớn hơn so với phông giá trị chung của khu vực. Trong môi trường nước mặt, hầu hết các nguyên tố kim loại nặng đều có hàm lượng tương đối cao, tuy nhiên chỉ có nguyên tố As, Hg và Pb là vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Nồng độ Cu và Cd ở mức cao so với phông giá trị chung của khu vực. Đây là các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu. Trong môi trường nước ngầm, nồng độ các nguyên tố Pb và Hg vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các nguyên Cu, As là đối tượng có nguy cơ ơ nhiễm với nồng độ khá cao, xấp xỉ giá trị giới hạn ơ nhiễm (Bảng 2.5, Hình 2.6). Ơ nhiễm mơi trường nước ở khu vực cửa Đề Gi chỉ mang tính cục bộ, do hoạt động khai thác khống sản địa phương gây nên.

Bảng 2.5. Nồng độ các kim loại nặng trong môi trường nước ven biển khu vực Đề Gi [23]

Đơn vị: mg/l

Nguyên tố Nước mặt Nước ngầm

Cu 0,009 0,01 - 0,03 Pb 0,05 - 0,06 0,02 - 0,03 Zn 0,006 - 0,007 0,005 - 0,006 Cd 0,004 - 0,004 0,003 Hg 0,002 – 0,0028 0,001 – 0,002 As 0,03 0,025 - 0,03

Hiện nay, sự tích lũy các vật chất gây ô nhiễm ngày càng nhiều theo thời gian, theo dự báo nếu khơng có giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chất lượng môi trường nước phần ven biển khu vực này sẽ ngày càng bị suy giảm về chất lượng trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở khoa học phân vùng phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ khu vực phù mỹ phù cát, bình định (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)