Thị so sánh chiều cao của học sinh nữ với các tác giả khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 47 - 58)

4.1.2. Cân nặng

Cân nặng của con người nói lên tỷ lệ, mức độ hấp thu các chất và tiêu hao năng lượng, là một trong các chỉ số cơ bản để đánh giá thể lực của trẻ em. Mặc dù vậy, độ chính xác của chỉ số này khơng cao lắm nó dễ thay đổi tuỳ thuộc thời điểm nghiên cứu. Đối với người bình thường đặc biệt là trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng thì trọng lượng cơ thể thường xuyên tăng lên nhưng không đồng đều theo thời gian. Trọng lượng cơ thể liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội và chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khoẻ và bệnh tật.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cân nặng của học sinh nam và nữ đều tăng dần theo tuổi với tốc độ tăng khá lớn. Mỗi năm cân nặng của nam tăng trung bình 4,63 kg và nữ tăng trung bình khoảng 2,68cm/năm. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh không đồng đều, tăng nhanh nhất ở nam lúc 15 tuổi và ở nữ lúc 14 tuổi. Tốc độ tăng cân nặng trung bình của học sinh nam cũng lớn hơn học sinh nữ nên cân nặng của nam thường lớn hơn cân nặng của nữ. Kết quả này phù hợp với các kết quả nêu trong cuốn “HSSH” [51], “GTSH TK90” [3], trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27], Đỗ Hồng Cường[10], Trần Thị Loan[39].

Bảng 4.2. Cân nặng (kg) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Giới tính Tuổi HSSH (1975) Đào Huy Khuê (1991) Tạ Thúy Lan và cs (1999) Trần Thị Loan (2002) Đỗ Hồng Cường (2010) Hoàng Thị Mai Hoa (2012) Nam 12 25,51 26,86 25,39 33,09 31,32 33,50 13 27,77 29,6 27,96 35,32 34,88 36,44 14 29,84 34,28 30,34 38 41,56 43,31 15 34,91 37,49 34,16 44,32 45,5 47,38 Nữ 12 25,77 28,83 29,19 33,09 33,28 35,2 13 28,19 32,85 32,21 36,23 37,22 38,96 14 30,76 35,36 36,45 41,75 40,13 41,53 15 34,16 38,83 38,46 42,9 42,11 43,25

Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh nam theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh nữ theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Sự tăng trưởng về cân nặng có thời điểm tăng nhảy vọt và có thể chia ra làm hai giai đoạn khác biệt về giới. Đó là giai đoạn 12÷14tuổi cân nặng của nữ tăng nhanh hơn so với nam nên cân nặng của nữ có giá trị lớn hơn so với nam. Cịn ở giai

đoạn 14÷15 tuổi tốc độ tăng cân nặng của nam lại lớn hơn nữ nên cân nặng của nam có giá trị lớn hơn nữ. Dẫn đến xuất hiện điểm giao chéo trên đường biểu diễn tăng trưởng cân nặng vào thời điểm 13÷14 tuổi. Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt cân nặng của học sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam 1 năm. Thời điểm này cũng xuất hiện vào giai đoạn dậy thì của học sinh. Trong giai đoạn dậy thì, sự chuyển hóa cơ sở trong cơ thể tăng mạnh, do tăng cường đồng hóa các chất, đặc biệt là protein và Canxi, dẫn đến hiện tượng tăng trưởng nhảy vọt về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu. Thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với số liệu nghiên cứu trong cuốn "Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX" [3]. và của các tác giả khác như Tạ Thúy Lan [33], Trần Thị Loan [39], Đỗ Hồng Cường [10], sớm hơn so với số liệu trong nghiên cứu trong cuốn "Hằng số sinh học" [51] và của các tác giả Trần Văn Dần và cs [11], Đào Huy Khuê [27].

Đối với một cơ thể bình thường trong giai đoạn tăng trưởng, cân nặng thường tăng lên nhưng không đồng đều. Cân nặng cơ thể liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế - xã hội và chịu tác động trực tiếp của chế độ ăn uống cũng như tình hình sức khỏe, bệnh tật. Chỉ số về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với cân nặng của học sinh trong các nghiên cứu của "HSSH" [51],"Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX" [3], Tạ Thúy Lan và cs [33], Trần Văn Dần và cs [11], Đào Huy Khuê [27]. Trong các nghiên cứu gần đây, các tác giả đều có nhận xét là cân nặng của trẻ em ngày nay đã tăng nhiều so với vài chục năm trước [10], [39]. Điều này cho thấy một phần do yếu tố di truyền và một phần do điều kiện kinh tế đã được cải thiện tốt hơn so với 10 năm, 20 năm về trước. Bên cạnh đó, Lam Hạ là xã có điều kiện kinh tế rất phát triển của tỉnh Hà Nam nên học sinh được quan tâm cả về chế độ dinh dưỡng cũng như việc rèn luyện thể chất có lẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến cân nặng và chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong các nghiên cứu khác.

4.1.3. Vịng ngực trung bình.

Sự phát triển về kích thước các vịng, đặc biệt là kích thước vịng ngực trung bình, vịng ngực hít vào và thở ra hết sức có những đặc điểm tương đối giống với sự phát triển về cân nặng. Đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực con người. VNTB lớn thì thể lực tốt, do nó liên quan đến khả năng hơ hấp của con người.

Vịng ngực trung bình được đo qua mũi ức của học sinh khi hít thở bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng ngực trung bình của học sinh THCS Lam Hạ tăng liên tục ở giai đoạn 12÷15tuổi, vịng ngực trung bình ở học sinh nam trung bình mỗi năm tăng 3,06 cm, còn ở học sinh nữ trung bình mỗi năm tăng 3,16cm. Nhìn chung, tốc độ tăng vịng ngực trung bình của học sinh nữ ở giai đoạn này lớn hơn học sinh nam nên giá trị vịng ngực trung bình của học sinh nữ cao hơn của học sinh nam. Kết quả này phù hợp với các số liệu nêu trong cuốn “HSSH” [51], “GTSH TK90” [3], trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê[27], Đỗ Hồng Cường[10], Trần Thị Loan[39].

Bảng4.3. Bảng so sánh cân nặng của học sinh với các tác giả khác

Giới tính Tuổi HSSH (1975) Đ.H.Khuê (1991) T.T.H.Điệp (1992) T.T.Loan (2000) Đ.H.Cường (2009) H.T.M.Hoa (2012) Nam 12 61.79 62.18 61.48 64.55 64.22 65.82 13 63.08 64.35 64.47 67.02 67.13 67.96 14 64.17 66.52 67.35 69.48 71.15 72.2 15 67.2 69.26 71.6 72.07 74.53 74.99 Nữ 12 59.92 60.62 63.2 61.68 65.89 66.56 13 61.15 62.81 67.16 64.52 70.03 71.54 14 62.66 64.39 71.17 69.79 73.16 74.61 15 64.75 66.43 73.49 72.04 74.22 76.03

Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn vịng ngực trung bình của học sinh nam so sánh với các tác giả khác

Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn vịng ngực trung bình của học sinh nữ so sánh với các tác giả khác

Tốc độ tăng vịng ngực trung bình của học sinh nam và nữ không giống nhau. Thời điểm tăng nhanh vịng ngực trung bình của học sinh nam là lúc 14 tuổi, đối với học sinh nữ là lúc 13 tuổi. Điều này được giải thích tương tự như sự phát triển về cân nặng của học sinh. Trong giai đoạn dậy thì, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt q trình đồng hố các chất tăng mạnh làm tăng khối cơ ngực và tăng nhu cầu oxi. Do đó lồng ngực các em được mở rộng. Thời điểm tăng nhanh vịng ngực trung bình đối với học sinh nam sớm hơn 1 năm so với nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27], Đỗ Hồng Cường [10], Trần Đình Long [40], Trần Văn Dần [11], cũng như kết quả được trình bày trong cuốn “GTSH TK90” [3]. Còn đối với học sinh nữ, thời điểm tăng nhanh là giai đoạn 13 tuổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [18] nghiên cứu trên lứa tuổi học sinh Hà Nội, Tạ Thuý Lan và cs [33] nghiên cứu trên các đối tượng học sinh ở Hà Tây nhưng sớm hơn 1 năm so với số liệu trong cuốn “HSSH” [51] và số liệu trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27], Đỗ Hồng Cường [10], Trần Đình Long [40], Trần Văn Dần [11], cũng như kết quả được trình bày trong cuốn “GTSH TK90” [3].

4.1.4. Vòng bụng, vòng đùi phải và vòng cánh tay phải co.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về các chỉ số hình thái khác thì VCTPC, vịng bụng, VĐP của học sinh trường THCS Lam Hạ cũng tăng dần theo tuổi. Kích thước và tốc độ tăng trưởng VCTPC của nam lớn hơn của nữ, nhưng kích thước và tốc độ tăng trưởng vịng bụng, VĐP ở nữ lại lớn hơn ở nam. Có hiện tượng này do sự khác nhau về sinh lý giữa nam và nữ. Bước vào giai đoạn dậy thì, nam phát triển manh về CCĐ, cân nặng, các khối cơ, xương …, còn nữ lại phát triển mạnh các khối mỡ, các bờ cong … Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trong cuốn "Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX" [3]. cũng như của Đào Huy Khuê [27], Trịnh Văn Minh và cs [43].

4.1.4.1. Vòng đùi phải.

Đo dưới nếp lằn mông phản ánh sự phát triển của cơ và cả bề dày lớp mỡ dưới da ở đùi. Kết quả nghiên cứu trên học sinh lứa tuổi THCS trường Lam Hạ cho thấy vòng đùi của học sinh tăng dần theo tuổi. Vòng đùi của học sinh nam trung bình mỗi năm tăng 1,62 cm và của nữ mỗi năm tăng 2,05cm. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nêu trong cuốn “HSSH” [51], GTSH TK90[3], cũng như trong các nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp[18], Đào Huy Khuê[27], Trần Đình Long [40] và Trần Văn Dần [11]. Sự phát triển vòng đùi phải của học sinh lứa tuổi THCS ở Lam Hạ cũng tương tự như học sinh lứa tuổi này ở các địa phương các vùng miền khác trên cả nước.

Bảng 4.4. Bảng so sánh vòng đùi phải của học sinh với các tác giả khác

Giới tính Tuổi GTSH-TK90 Đ.H. Cường H.T.M.Hoa Nam 12 35.49 39.87 38.5 13 37.13 42.94 41.44 14 38.97 44.16 43.56 15 41.47 44.5 44.24 Nữ 12 36.46 41.03 40.05 13 38.49 44.33 43.29 14 40.87 45.99 45.17 15 43.97 47.11 46.21

Hình 4.7. Đồ thị so sánh vịng đùi phải của học sinh nam theo nghiên cứu của các các giả khác nhau

Hình 4.8. Đồ thị so sánh vòng đùi phải của học sinh nữ theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Từ đồ thị hình 4.7, 4.8 ta thấy, tốc độ tăng vịng đùi phải của học sinh nam và nữ tương đối đồng đều, phát triển nhanh ở giai đoạn 13÷14tuổi. Đồng thời kết quả nghiên cứu của chúng tơi kích thước vịng đùi của học sinh nam và nữ đều cao hơn

so với số liệu được trình bày trong cuốn “GTSH TK 90” [3] và thấp hơn trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [10].

4.1.4.2. Vòng cánh tay phải co

Thể hiện sự phát triển cơ bắp của cánh tay, có liên quan tới việc luyện tập và lao động. Kết quả nghiên cứu trên học sinh lứa tuổi THCS của trường Lam Hạ cho thấy vòng cánh tay phải co của học sinh tăng dần theo lứa tuổi, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,5 cm và của nữ trung bình mỗi năm tăng khoảng 0,96 cm. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu được trình bày trong cuốn “HSSH” [51], “GTSH - TK90 cũng như trong các nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp [18], Đào Huy Khuê [27], Trần Đình Long [40] và Trần Văn Dần [11].

Tốc độ tăng vòng cánh tay phải co của nam và nữ khơng đồng đều, có thời điểm tăng nhanh. Thời điểm tăng nhanh ở học sinh nam là 15 tuổi còn nữ là 14 tuổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với số liệu được trình bày trong cuốn “HSSH” chỉ số này ở nam và nữ tăng nhanh ở giai đoạn 14÷15 tuổi. Muộn hơn 1-2 năm so với số liệu trong nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27], Đỗ Hồng Cường [10], Trần Đình Long [40], Trần Văn Dần [11].

Bảng 4.5. Bảng so sánh VCTPC của học sinh với các tác giả khác

Giới tính Tuổi GTSH – TK 90 Đỗ Hồng Cường H.T.M.Hoa Nam 12 18.54 20.57 19.74 13 19.35 21.83 20.94 14 20.47 23.35 22.29 15 22.02 25.13 24.25 Nữ 12 18.77 20.39 20.13 13 19.61 21.28 20.86 14 20.71 22.46 22.17 15 21.89 23.22 23.02 .

Hình 4.9. Đồ thị so sánh vòng cánh tay phải co của học sinh nam với nghiên cứu của các tác giả khác.

Hình 4.10. Đồ thị so sánh vịng cánh tay phải co của học sinh nữ với nghiên cứu của các tác giả khác.

Từ đồ thị 4.9, 4.10 ta thấy kích thước vịng cánh tay phải co trong nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn kích thước vịng cánh tay phải co trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [10] và cao hơn số liệu được trình bày trong cuốn “GTSH - TK90” [3].

4.1.4.3. Vòng bụng

Vịng bụng của học sinh THCS có liên quan chặt chẽ đến giới tính, độ béo gầy của cơ thể và thể tạng của con người.

Kết quả nghiên cứu trên học sinh Trường THCS Lam Hạ cho thấy vòng bụng của học sinh tăng dần theo lứa tuổi, mỗi năm vịng bụng trunh bình của nam tăng khoảng 3,27 cm và của nữ tăng khoảng 2,31 cm. Kết quả này phù hợp với số liệu được trình bày trong cuốn “HSSH” [51] và trong nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [10].

Tốc độ tăng vòng bụng theo tuổi của học sinh cũng khơng đều. Vịng bụng của nam tăng nhanh nhất giai đoạn 14÷15tuổi (tăng 3,31 – 4,2 cm/năm). Và nữ là giai đoạn 12÷13 tuổi (tăng 2,82 cm/năm). Kết quả của chúng tôi muộn hơn một năm so với nghiên cứu của Đỗ Hùng Cường [10]; thời điểm tăng nhanh của nam là 13-15 tuổi còn của học sinh nữ là 11-13 tuổi.

Bảng 4.6. Bảng so sánh vòng bụng (cm) của học sinh với các tác giả khác

Giới tính Tuổi HSSH (1975) Lê Đình Vấn (2002) Đ.H.Cường (2009) H.T.M.Hoa (2012) Nam 12 57.99 54.72 58.12 58.33 13 58.93 56.28 60.38 60.62 14 59.76 58.27 68.13 64.82 15 60.34 59.53 68.73 68.13 Nữ 12 59.64 54.58 59.93 58.49 13 61.73 56.83 62.47 61.31 14 62.74 58.06 64.05 63.26 15 63.74 59.04 64.95 65.42

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)