Vòng đầu (cm) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 61 - 65)

Tuổi Nam Nữ GTSH - TK90 H.T.M.Hoa (2012) GTSH - TK90 H.T.M.Hoa (2012) 12 51.91 52.09 51.47 51.63 13 52.35 52.53 51.93 52.06 14 52.81 52.96 52.51 52.57 15 53.5 53.67 53.11 53.29

Hình 4.15. Đồ thị so sánh kết quả nghiên cứu vòng đầu của học sinh nam với tác giả khác

Hình 4.16. Đồ thị so sánh kết quả nghiên cứu vòng đầu của học sinh nữ với tác giả khác.

Hình 4.15, 4.16 ta nhận thấy, kích thước vịng đầu của học sinh nam và nữ trong nghiên cứu của chúng tơi cao hơn kích thước vịng đầu trong nghiên cứu được trình bày trong cuốn “GTSH TK90” [3].

Tóm lại: Qua phân tích kết quả nghiên cứu về hình thái của học sinh trường

THCS Lam Hạ có thể nhận thấy:

Giai đoạn 12÷15tuổi là giai đoạn các kích thước cơ thể (CCĐ, cân nặng, VNTB, VCTPC, vịng bụng,vịng mơng, vịng đầu, VĐP) có sự tăng trưởng liên tục vì đây là giai đoạn lớn đều của các em. Cả nam và nữ đều có giai đoạn tăng nhảy vọt, vì ở lứa tuổi này các em đều trải qua giai đoạn dậy thì và nữ thường dậy thì trước nam khoảng 1-2 năm nên các kích thước hình thái của nữ tăng vọt xảy ra sớm hơn, tác giả Đoàn Yên và cs [58] cũng có nhận xét tương tự.

Trong các chỉ số hình thái chúng tơi nghiên cứu thì kích thước và tốc độ tăng trưởng của CCĐ, cân nặng, VCTPC, vịng bụng, của học sinh có chung đặc điểm là ở cùng độ tuổi giai đoạn 12÷13 tuổi nữ thường lớn hơn nam, còn giai đoạn 14÷15tuổi kích thước và tốc độ tăng trưởng của các chỉ số thì nam cao hơn nữ. Kích thước vịng ngực và vịng đùi giai đoạn 12÷15tuổi thì nữ lại lớn hơn nam. Có hiện tượng này do sự khác nhau về sinh lý giữa nam và nữ, nam thường dậy thì muộn

hơn nữ từ 1-2 năm. Ở giai đoạn dậy thì cở thể tăng tiết các loại hormone giới tính, đồng thời các hormone này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển các kích thước của cơ thể. Các nhân tố thuộc vùng dưới đồi (hypothalamus) tăng tiết hoocmon giải phóng (releasing hoocmon), đặc biệt là hoocmone giải phóng GH (growth hoocmone releasing hoocmone – GHRH), hoocmon giải phóng TSH (Thyrotropin releasing hormone – TRH) và các hormone giải phóng FSH và LH (Gonadotropin Releasing Hormone – GnRH). Các hormone được giải phóng từ vùng dưới đồi được chuyển đến tuyến yên gây tăng tiết các hormone tương ứng ở tuyến yên cụ thể là GH, TSH, FSH và LH. Ngồi tác dụng làm dày xương, GH cịn có tác dụng làm dài xương nhờ đó mà học sinh độ tuổi từ 12÷15có sự tăng nhanh về chiều cao và kích thước vịng ngực. Dưới tác dụng của TSH, tuyến giáp bài tiết các hormone T3, T4. Các hormone này cũng góp phần vào việc phát triển xương nhanh hơn, nghĩa là góp phần làm tăng chiều cao của cơ thể. Sau sự tăng chiều cao, khối lượng của các cơ cũng phát triển mạnh, dưới tác dụng của sự tăng tiết các hormone khác như tetosteron (ở nam), estrogen (ở nữ), insulin…Ngoài tác dụng tăng tổng hợp protein, làm tăng khối lượng cơ thể nói chung, các hormone này cịn có tác dụng làm tăng cường khả năng phát triển xương tương tự như GH và các hormone tuyến giáp. Kết quả là cân nặng của trẻ cũng được tăng lên

So sánh các chỉ số hình thái: CCĐ, cân nặng, VNTB, VCTPC, VĐP, vòng bụng với các nghiên cứu của các tác giả trước đây thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Theo chúng tôi điều này chủ yếu do sự phát triển về kinh tế - xã hội trong những năm gần đây, nên chế độ dinh dưỡng, sự chăm sóc cả về thể chất và tinh thần, việc rèn luyện thể lực, tập thể dục, thể thao ở gia đình và nhà trường tốt hơn. Nếu so sánh với các kết quả nghiên cứu mấy năm gần đây thì kết quả không khác nhau nhiều lắm.

4.2. Các dấu hiệu dậy thì phụ của học sinh

Thời điểm dậy thì chính thức ở nữ thường đến trước nam từ 1-2 năm nên dấu hiệu dậy thì phụ của nữ cũng thường xuất hiện sớm hơn nam và cùng một độ tuổi thì tỷ lệ % xuất hiện dấu hiệu dậy thì phụ của nữ cũng cao hơn nam.

4.2.1. Dấu hiệu dậy thì phụ ở nam

4.2.1.1. Thời điểm xuất hiện mụn trứng cá

Thời điểm xuất hiện mụn trứng cá trên mặt của nam trong nghiên cứu của chúng tôi là 13 tuổi 2 tháng ± 1 năm 5 tháng.

Số liệu ở bảng 3.11 cho thấy, hơn một nửa số học sinh nam (54,21%) ở lứa tuổi 12 – 15 đã dậy thì mà biểu hiện thường thấy là sự xuất hiện mụn trứng cá trên mặt. Như vậy, nếu căn cứ vào dấu hiệu này thì hơn một nửa số học sinh nam (54,21%) trong nghiên cứu của chúng tơi đã dậy thì sớm hơn khoảng 1,5 năm so với nghiên cứu của Cao Quốc Việt [55] cách đây hơn 10 năm (14 tuổi 7 tháng ± 1 năm 1 tháng). Biểu hiện dậy thì sớm này có nhiều nguyên nhân như dinh dưỡng ngày nay tốt hơn, thơng tin tình dục nhạy cảm phổ biến hơn hay sự cởi mở trong các quan niệm sống hiện đại đã làm cho học sinh bị đánh thức “bản năng gốc” sớm hơn hơn so với hơn 10 năm trước.

4.2.1.2. Sự phát triển lông mu

Sự phát triển lông mu cũng là một dấu hiệu sinh dục phụ quan trọng để đánh giá mức độ chín sinh dục của học sinh nam.

Bảng 4.9. So sánh sự phát triển lông mu của nam sinh THCS Lam Hạ với các tác giả khác.

Tuổi

Tỷ lệ phần trăm học sinh nam đã phát triển lông mu

Đào Huy Khuê (1991) Hoàng Thị Mai Hoa (2012)

12 1,20 1,85

13 9,40 30,19

14 32,60 59,26

Hình 4.17. Biểu đồ so sánh sự phát triển lông mu của nam sinh trường THCS Lam Hạ với tác giả khác.

So sánh với cơng trình nghiên cứu của Đào Huy Khuê và cs [27] trên học sinh ở Hà Đông, thấy tỷ lệ nam sinh đã phát triển lông mu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn. Kết quả này còn chứng tỏ sự dậy thì sớm hơn của học sinh THCS Lam Hạ, mặc dù chưa dậy thì hồn tồn nhưng tỷ lệ học sinh có dấu hiệu mọc lơng mu là khá lớn và xuất hiện ở độ tuổi khá sớm, một dấu hiệu cho thấy tuổi dậy thì của nam sinh THCS Lam Hạ có xu hướng trẻ hóa.

4.2.1.3. Sự phát triển lông nách

Sự xuất hiện lông nách cũng là dấu hiệu quan trọng chứng tỏ sự dậy thì của trẻ em. Nghiên cứu trên các đối tượng là học sinh nam THCS Lam Hạ cho thấy, tỷ lệ xuất hiện lông nách chậm hơn lơng mu. Ở độ tuổi 12 chưa có học sinh nào có lơng nách, đến 15 tuổi mới chỉ có 62,26% học sinh có lơng nách ở các mức độ khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)