Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển tuyến vú theo tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 43 - 46)

Tỷ lệ % đã Ma0 (%) Ma1 (%) Ma2 (%) Ma3 (%) Ma4 (%) phát triển Ma

12 51 40 21.57 45.10 25.49 5.88 1.96 78.43

13 48 46 4.17 33.33 39.58 20.83 2.08 95.83

14 51 51 0.00 7.84 47.06 35.29 9.80 100

15 52 52 0.00 3.85 30.77 48.08 17.31 100

Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển tuyến vú ở các mức độ theo tuổi

Tuổi n N Các mức độ phát triển

(N: số lượng học sinh nữ đã phát triển tuyến vú)

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy, tỷ lệ phát triển tuyến vú tăng dần theo tuổi. Từ 14 tuổi, 100% học sinh nữ THCS Lam Hạ đã phát triển tuyến vú.

Sự phát triển tuyến vú theo các mức độ cũng tăng dần theo tuổi, đến 15 tuổi đã có 17,31% học sinh nữ có sự phát triển tuyến vú đạt mức của người trưởng thành.

Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1. Một số chỉ số hình thái cơ bản của học sinh 4.1. Một số chỉ số hình thái cơ bản của học sinh

4.1.1. Chiều cao đứng

Chiều cao là một chỉ số cơ bản để đánh giá thể lực con người. Nó thể hiện đặc điểm phát triển của từng cá thể theo lứa tuổi. Chiều cao phụ thuộc vào yếu tố di truyền và có thể thay đổi tốc độ phát triển tùy thuộc vào điều kiện sống.

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chiều cao của cả học sinh nam và nữ đều tăng dần theo tuổi với tốc độ tăng khá lớn. Mỗi năm chiều cao của nam tăng trung bình là 5,78 cm và của nữ tăng trung bình 3,71cm. Nhìn chung, tốc độ tăng chiều cao trung bình của học sinh nam lớn hơn của học sinh nữ và quá trình tăng chiều cao ở cả nam và nữ đều có thời điểm tăng nhảy vọt. Tuy nhiên có thể chia làm hai giai đoạn có sự khác biệt về giới. Đó là ở giai đoạn 12 ÷ 13 tuổi chiều cao của nữ tăng nhanh hơn so với nam nên chiều cao của nữ có giá trị lớn hơn so với nam. Còn ở giai đoạn 14÷15tuổi, tốc độ tăng chiều cao của nam lại lớn hơn nữ nên chiều cao của nam có giá trị lớn hơn so với nữ. Vì vậy, trên đường biểu diễn tăng trưởng về chiều cao xuất hiện điểm giao chéo vào thời điểm 14 tuổi của học sinh nam và nữ. Sự khác nhau về chiều cao giữa nam và nữ có liên quan mật thiết với hoạt động nội tiết đối với phát triển cơ thể. Kết quả này phù hợp với các kết quả trình bày trong cuốn “HSSH” [51]., “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX” [3]., cũng như các công trình nghiên cứu của các tác giả Đào Huy Khuê [27], Trần Thị Loan [39] và Đỗ Hồng Cường [10].

Tốc độ tăng chiều cao của học sinh không đồng đều, thời điểm tăng nhảy vọt của học sinh nam là lúc 13 ÷ 14 tuổi và ở nữ là lúc 12 ÷ 13 tuổi. Tăng trưởng về chiều cao đứng còn chịu ảnh hưởng của sự trưởng thành sinh dục. Điều này dẫn tới sự tăng nhảy vọt về chiều cao của học sinh diễn ra ở giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì, các hormone sinh trưởng và các hormone sinh dục tiết ra mạnh nhất làm chiều dài xương tăng nhanh, đặc biệt là sự dài ra của các xương ống. Tuổi dậy thì ở nữ thường đến sớm hơn so với nam từ 1 – 2 năm kéo theo sự khác biệt về biến đổi

hình thái giữa nam và nữ. Kết quả này phù hợp với số liệu trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27]. và Đỗ Hồng Cường [10]. nhưng sớm hơn một năm so với số liệu trong các cuốn “HSSH” [51]., “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX” [3]. và của các tác giả khác như Trần Thị Loan [39], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [18]., Đoàn Yên và cs [58].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)