Thị biểu diễn VNTRHS theo tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 31 - 33)

3.1.3.2. Vòng ngực thở ra hết sức (VNTRHS)

VNTRHS khi đối tượng thở ra tận lực làm cho lồng ngực xẹp lại nhỏ nhất. VNTRHS cũng chịu ảnh hưởng của tập luyện và lao động. Kết quả nghiên cứu vòng ngực thở ra hết sức của học sinh trường THCS Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam theo tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 3.4.

Kết quả bảng 3.4 cho thấy, từ 12÷15 tuổi vịng ngực thở ra hết sức của học sinh nam tăng từ 62,03 ± 3,98 cm lên 71,01 ± 4,10 cm, mỗi năm tăng trung bình khoảng 2,99 cm. Vịng ngực thở ra hết sức của học sinh nữ tăng từ 62,69 ± 3,95 cm lên 72,15 ± 3,77 cm, mỗi năm tăng trung bình khoảng 3,15 cm.

Bảng 3.4. Vịng ngực thở ra hết sức (cm) của học sinh theo tuổi và giới tính

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X1X2 p(1-2) n Tăng n tăng 12 54 62,03 ± 3,98 - 51 62,69 ± 3,95 - -0,66 >0,05 13 53 64,22 ± 3,15 2,19 48 65,72 ± 4,27 3,03 -1,50 <0,05 14 54 66,72 ± 4,21 2,51 51 70,64 ± 3,51 4,92 -3,92 <0,05 15 53 71,01 ± 4,10 4,29 52 72,15 ± 3,77 1,51 -1,14 <0,05

Tăng trung bình/năm 3,00 3,15

Tốc độ tăng vòng ngực thở ra hết sức theo tuổi của học sinh không đều. Vòng ngực thở ra hết sức của nam tăng nhanh nhất giai đoạn 14÷15tuổi (tăng 4,29 cm). Vịng ngực thở ra hết sức của nữ tăng nhanh nhất giai đoạn 13÷14tuổi (tăng 4,92 cm).

Ở cùng một lứa tuổi, vịng ngực thở ra hết sức của học sinh nam và nữ khơng giống nhau (hình 3.4). Ở lứa tuổi 12 vịng ngực thở ra hết sức của nam và nữ khơng có sự khác biệt, cịn ở lứa tuổi 13, 14 và 15 vòng ngực thở ra hết sức của nữ lớn hơn của nam, các sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn VNTRHS theo tuổi và giới tính

3.1.3.3. Vịng ngực trung bình

Kết quả nghiên cứu vịng ngực trung bình của học sinh theo tuổi và giới tính được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Vịng ngực trung bình (cm) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X1X2 p(1-2) n Tăng n tăng 12 54 65,82 ± 4,10 - 51 66,56 ± 4,04 - -0,74 >0,05 13 53 67,96 ± 3,17 2,14 48 69,64 ± 4,31 3,08 -3,58 <0,05 14 54 70,49 ± 2,53 2,53 51 74,61 ± 3,55 4,97 -2,41 <0,05 15 53 74,99 ± 4,20 4,50 52 76,03 ± 3,81 1,42 -1,04 <0,05 Tăng trung bình/năm 3,06 3,16

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, từ 12 – 15 tuổi vịng ngực trung bình của học sinh nam tăng từ 65,82 ± 4,10 cm lên 74,99 ± 4,20 cm, mỗi năm tăng trung bình

3,06 cm. Vịng ngực trung bình của học sinh nữ tăng từ 66,56 ± 4,04 cm lúc 12 tuổi lên 76,03 ± 3,81 cm lúc 15 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 3,16 cm.

Tốc độ tăng vịng ngực trung bình theo tuổi của học sinh khơng đều. Vịng ngực trung bình của nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 14÷15 tuổi (tăng 4,50 cm/năm) cịn ở nữ là giai đoạn 13÷14 tuổi (tăng 4,97 cm/năm). Như vậy, thời kỳ tăng vòng ngực trung bình nhảy vọt của học sinh nam muộn hơn học sinh nữ một năm.

Ở cùng một lứa tuổi, vịng ngực trung bình của học sinh nam và nữ khơng giống nhau (hình 3.5). Giai đoạn từ 12 – 15 tuổi vịng ngực trung bình của nữ lớn hơn của nam. Trong đó, ở tuổi 12 vịng ngực trung bình của nam và nữ có khác biệt nhưng khơng đáng kể; ở độ tuổi13, 14, 15 vịng ngực trung bình của nữ lớn hơn nam, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học hình thể của học sinh trường trung học cơ sở xã lam hạ, thành phố phủ lý, tỉnh hà nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)