Tuổi Nam (1) Nữ (2) X1X2 p(1-2) n Tăng N Tăng 12 54 142,04 ± 4,68 - 51 143,81 ± 4,92 - -1,77 < 0,05 13 53 146,64 ± 5,62 4,60 48 149,51 ± 5,64 5,70 -2,1 < 0,05 14 54 153,79 ± 5,89 7,15 51 153,42 ± 4,13 3,91 +0,37 > 0,05 15 53 159,38 ± 7,06 5,59 52 154,95 ± 4,38 1,53 +4,43 < 0,05
Tăng trung bình/năm 5,78 3,71
Kết quả trên bảng 3.1 cho thấy, từ 12 đến 15 tuổi chiều cao của học sinh nam Trường THCS Lam Hạ tăng dần từ 142,04 ± 4,68 cm lên 159,38 ± 7,06 cm, tăng trung bình mỗi năm khoảng 5,78 cm. Chiều cao của học sinh nữ tăng từ 143,81 ± 4,92 cm lúc 12 tuổi lên 154,95 ± 4,38 lúc 15 tuổi với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 3,71 cm.
Tốc độ tăng chiều cao theo tuổi của học sinh không đồng đều, chiều cao của học sinh nam tăng nhanh nhất ở giai đoạn 13 – 14 tuổi (tăng 6,38 cm). Chiều cao của học sinh nữ tăng nhanh nhất giai đoạn 12- 13 tuổi (tăng 5,7cm/năm). Như vậy thời kỳ tăng chiều cao nhảy vọt của học sinh nam muộn hơn học sinh nữ một năm. Cùng một lứa tuổi, chiều cao của học sinh nam và học sinh nữ khơng giống nhau (hình 3.1). Ở giai đoạn đầu (12÷13 tuổi), chiều cao của nữ có giá trị lớn hơn nam (p < 0,05), còn ở giai đoạn sau (14÷15tuổi) chiều cao của nam lại có giá trị lớn hơn của nữ (p < 0,05). Điều này dẫn đến tới xuất hiện điểm giao chéo tăng trưởng trên
đồ thị biểu diễn sự biến đổi của chiều cao theo tuổi giữa nam và nữ vào lúc 14 tuổi. Điểm giao chéo này xuất hiện do mức tăng trưởng về chiều cao không đồng đều theo giới tính và có liên quan mật thiết đến giai đoạn dậy thì.
130 135 140 145 150 155 160 165 12 13 14 15 chiều cao (cm) tuổi nam nữ
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh theo tuổi và giới tính 3.1.2. Cân nặng 3.1.2. Cân nặng
Kết quả nghiên cứu về cân nặng của học sinh trường THCS xã Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam được trình bày trên bảng 3.2.