3.2.3 . Sự phát triển lông nách của học sinh
Lông nách là một trong ba dấu hiệu phụ quan trọng để đánh giá mức độ dậy thì, lơng nách thường xuất hiện sau lơng mu. Kết quả nghiên cứu sự phát triển lông nách của học sinh trường THCS Lam Hạ được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Tỷ lệ học sinh đã phát triển lông nách ở các mức độ theo tuổi và giới tính Tỷ lệ % đã A0 (%) A1 (%) A2 (%) A3 (%) phát triển P 12 54 0 100.00 0 0 0 0 13 53 3 94.34 5.66 0 0 5.66 14 54 16 70.37 24.07 5.56 0.00 29.63 15 53 33 37.74 45.28 13.21 3.77 62.26 12 51 9 82.35 13.73 3.92 0 17.65 13 48 22 54.17 29.17 16.67 0 45.83 14 51 32 37.25 39.22 17.65 5.88 62.75 15 52 45 13.46 36.54 38.46 11.54 86.54
Tỷ lệ học sinh đã phát triển lông nách ở các mức độ theo tuổi và giới tính
n N Giới tính nam Các mức độ phát triển Tuổi nữ
(N: số lượng học sinh đã phát triển lông nách)
Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy, ở độ tuổi 12, học sinh nam chưa xuất hiện lơng nách, trong khi đó ở lứa tuổi này, có 17,65% học sinh nữ đã phát triển lông nách ở 2 mức độ A1 và A2 với tỷ lệ lần lượt là 13,73% và 3,92%. Ở tuổi 13, học sinh nam bắt đầu mọc lơng nách nhưng tỷ lệ cịn thấp (5,66%). Trong giai đoạn từ 13 ÷ 15 tuổi, tỷ lệ % học sinh đã phát triển lông nách tăng dần theo tuổi ở cả học sinh nam và học sinh nữ (hình 3.11). Ở độ tuổi 15, có 86,54% học sinh nữ và 62,26% học sinh nam đã phát triển lông nách.
So sánh sự phát triển lông nách theo các mức độ ở học sinh nam và học sinh nữ cho thấy, học sinh nữ bắt đầu mọc lông nách sớm hơn, tỷ lệ % học sinh nữ đã phát triển lông nách ở các mức độ luôn cao hơn ở học sinh nam. Tỷ lệ đạt mức độ phát triển lông nách như người trưởng thành ở học sinh nữ cũng ln cao hơn ở học sinh nam.
Hình 3.11. Sự phát triển lơng nách của học sinh theo tuổi và giới tính 3.2.4 Sự phát triển tuyến vú ở học sinh nữ
Sự phát triển tuyến vú của nữ giới được coi là dấu hiệu dậy thì quan trọng về hình thái so với các giai đoạn trước đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có lồi người mới có sự lớn lên về tuyến vú đột ngột khi dậy thì.
Kết quả nghiên cứu sự phát triển tuyến vú ở học sinh nữ được trình bày trong bảng 3.18.
Bảng 3.14. Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển tuyến vú theo tuổi
Tỷ lệ % đã Ma0 (%) Ma1 (%) Ma2 (%) Ma3 (%) Ma4 (%) phát triển Ma
12 51 40 21.57 45.10 25.49 5.88 1.96 78.43
13 48 46 4.17 33.33 39.58 20.83 2.08 95.83
14 51 51 0.00 7.84 47.06 35.29 9.80 100
15 52 52 0.00 3.85 30.77 48.08 17.31 100
Tỷ lệ học sinh nữ đã phát triển tuyến vú ở các mức độ theo tuổi
Tuổi n N Các mức độ phát triển
(N: số lượng học sinh nữ đã phát triển tuyến vú)
Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy, tỷ lệ phát triển tuyến vú tăng dần theo tuổi. Từ 14 tuổi, 100% học sinh nữ THCS Lam Hạ đã phát triển tuyến vú.
Sự phát triển tuyến vú theo các mức độ cũng tăng dần theo tuổi, đến 15 tuổi đã có 17,31% học sinh nữ có sự phát triển tuyến vú đạt mức của người trưởng thành.
Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1. Một số chỉ số hình thái cơ bản của học sinh 4.1. Một số chỉ số hình thái cơ bản của học sinh
4.1.1. Chiều cao đứng
Chiều cao là một chỉ số cơ bản để đánh giá thể lực con người. Nó thể hiện đặc điểm phát triển của từng cá thể theo lứa tuổi. Chiều cao phụ thuộc vào yếu tố di truyền và có thể thay đổi tốc độ phát triển tùy thuộc vào điều kiện sống.
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy chiều cao của cả học sinh nam và nữ đều tăng dần theo tuổi với tốc độ tăng khá lớn. Mỗi năm chiều cao của nam tăng trung bình là 5,78 cm và của nữ tăng trung bình 3,71cm. Nhìn chung, tốc độ tăng chiều cao trung bình của học sinh nam lớn hơn của học sinh nữ và quá trình tăng chiều cao ở cả nam và nữ đều có thời điểm tăng nhảy vọt. Tuy nhiên có thể chia làm hai giai đoạn có sự khác biệt về giới. Đó là ở giai đoạn 12 ÷ 13 tuổi chiều cao của nữ tăng nhanh hơn so với nam nên chiều cao của nữ có giá trị lớn hơn so với nam. Cịn ở giai đoạn 14÷15tuổi, tốc độ tăng chiều cao của nam lại lớn hơn nữ nên chiều cao của nam có giá trị lớn hơn so với nữ. Vì vậy, trên đường biểu diễn tăng trưởng về chiều cao xuất hiện điểm giao chéo vào thời điểm 14 tuổi của học sinh nam và nữ. Sự khác nhau về chiều cao giữa nam và nữ có liên quan mật thiết với hoạt động nội tiết đối với phát triển cơ thể. Kết quả này phù hợp với các kết quả trình bày trong cuốn “HSSH” [51]., “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX” [3]., cũng như các cơng trình nghiên cứu của các tác giả Đào Huy Khuê [27], Trần Thị Loan [39] và Đỗ Hồng Cường [10].
Tốc độ tăng chiều cao của học sinh không đồng đều, thời điểm tăng nhảy vọt của học sinh nam là lúc 13 ÷ 14 tuổi và ở nữ là lúc 12 ÷ 13 tuổi. Tăng trưởng về chiều cao đứng còn chịu ảnh hưởng của sự trưởng thành sinh dục. Điều này dẫn tới sự tăng nhảy vọt về chiều cao của học sinh diễn ra ở giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn dậy thì, các hormone sinh trưởng và các hormone sinh dục tiết ra mạnh nhất làm chiều dài xương tăng nhanh, đặc biệt là sự dài ra của các xương ống. Tuổi dậy thì ở nữ thường đến sớm hơn so với nam từ 1 – 2 năm kéo theo sự khác biệt về biến đổi
hình thái giữa nam và nữ. Kết quả này phù hợp với số liệu trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27]. và Đỗ Hồng Cường [10]. nhưng sớm hơn một năm so với số liệu trong các cuốn “HSSH” [51]., “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX” [3]. và của các tác giả khác như Trần Thị Loan [39], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [18]., Đoàn Yên và cs [58].
Bảng 4.1. Bảng so sánh chiều cao đứng của học sinh với các tác giả khác.
Giới tính Tuổi HSSH (1975) Đ.H.Khuê (1991) T.T.Loan (2002) Đ.H.Cƣờng (2010) H.T.M.Hoa (2012) nam 12 130,92 134,55 141,08 140,29 142,04 13 133,95 138,22 146,04 147,01 146,64 14 137,51 146,15 150,58 153,58 153,79 15 146,2 151,13 157,94 159,13 159,38 nữ 12 130,59 137,34 143,05 144,02 143,81 13 135,02 143,64 149,85 148,06 149,51 14 138,95 146,18 153,86 151,62 153,42 15 143,4 150,58 154,67 152,44 154,95
So với số liệu của Trần Thị Loan [39] và Đỗ Hồng Cường [10] thì chiều cao trung bình của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đương. Cịn so với số liệu trong các cơng trình nghiên cứu khác như “HSSH” năm 1975 [51],“Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX” [3], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cộng sự [18], Tạ Thúy Lan và cs [33], Trần Văn Dần và cs [], Đào Huy Khuê [27], chiều cao trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn. Điều này có thể giải thích do chế độ dinh dưỡng của học sinh ở các địa phương trong các nghiên cứu và tại các thời điểm nghiên cứu của các tác giả là không giống nhau. Trần Văn Dần nghiên cứu trên học sinh Hà Nội và Vĩnh Phúc ở 2 thời điểm vào các năm 1981 và 1993 nhận thấy, sau hơn 10 năm chiều cao của học sinh có sự khác
biệt rõ rệt. Các tác giả khác cũng nhận thấy, học sinh thành phố và thị xã có xu hướng phát triển về chiều cao tốt hơn so với học sinh nông thôn và miền núi (Đỗ Hồng Cường [10]., Đào Huy Khuê[27], Trần Thị Loan [39], Cao Quốc Việt [53], Đoàn Yên [58], [59].) 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 12 13 14 15 chiều cao (cm) tuổi Học sinh nam HSSH Đ.H.Khuê T.T.Loan Đ.H.Cường H.T.M.Hoa
Hình 4.1. Đồ thị so sánh chiều cao của học sinh nam với các tác giả khác.
115 120 125 130 135 140 145 150 155 160 12 13 14 15 chiều cao (cm) tuổi Học sinh nữ HSSH Đ.H.Khuê T.T.Loan Đ.H.Cường H.T.M.Hoa
4.1.2. Cân nặng
Cân nặng của con người nói lên tỷ lệ, mức độ hấp thu các chất và tiêu hao năng lượng, là một trong các chỉ số cơ bản để đánh giá thể lực của trẻ em. Mặc dù vậy, độ chính xác của chỉ số này khơng cao lắm nó dễ thay đổi tuỳ thuộc thời điểm nghiên cứu. Đối với người bình thường đặc biệt là trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng thì trọng lượng cơ thể thường xuyên tăng lên nhưng không đồng đều theo thời gian. Trọng lượng cơ thể liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế xã hội và chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng cũng như tình trạng sức khoẻ và bệnh tật.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cân nặng của học sinh nam và nữ đều tăng dần theo tuổi với tốc độ tăng khá lớn. Mỗi năm cân nặng của nam tăng trung bình 4,63 kg và nữ tăng trung bình khoảng 2,68cm/năm. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh không đồng đều, tăng nhanh nhất ở nam lúc 15 tuổi và ở nữ lúc 14 tuổi. Tốc độ tăng cân nặng trung bình của học sinh nam cũng lớn hơn học sinh nữ nên cân nặng của nam thường lớn hơn cân nặng của nữ. Kết quả này phù hợp với các kết quả nêu trong cuốn “HSSH” [51], “GTSH TK90” [3], trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27], Đỗ Hồng Cường[10], Trần Thị Loan[39].
Bảng 4.2. Cân nặng (kg) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
Giới tính Tuổi HSSH (1975) Đào Huy Khuê (1991) Tạ Thúy Lan và cs (1999) Trần Thị Loan (2002) Đỗ Hồng Cường (2010) Hoàng Thị Mai Hoa (2012) Nam 12 25,51 26,86 25,39 33,09 31,32 33,50 13 27,77 29,6 27,96 35,32 34,88 36,44 14 29,84 34,28 30,34 38 41,56 43,31 15 34,91 37,49 34,16 44,32 45,5 47,38 Nữ 12 25,77 28,83 29,19 33,09 33,28 35,2 13 28,19 32,85 32,21 36,23 37,22 38,96 14 30,76 35,36 36,45 41,75 40,13 41,53 15 34,16 38,83 38,46 42,9 42,11 43,25
Hình 4.3. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh nam theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn cân nặng của học sinh nữ theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau
Sự tăng trưởng về cân nặng có thời điểm tăng nhảy vọt và có thể chia ra làm hai giai đoạn khác biệt về giới. Đó là giai đoạn 12÷14tuổi cân nặng của nữ tăng nhanh hơn so với nam nên cân nặng của nữ có giá trị lớn hơn so với nam. Cịn ở giai
đoạn 14÷15 tuổi tốc độ tăng cân nặng của nam lại lớn hơn nữ nên cân nặng của nam có giá trị lớn hơn nữ. Dẫn đến xuất hiện điểm giao chéo trên đường biểu diễn tăng trưởng cân nặng vào thời điểm 13÷14 tuổi. Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt cân nặng của học sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam 1 năm. Thời điểm này cũng xuất hiện vào giai đoạn dậy thì của học sinh. Trong giai đoạn dậy thì, sự chuyển hóa cơ sở trong cơ thể tăng mạnh, do tăng cường đồng hóa các chất, đặc biệt là protein và Canxi, dẫn đến hiện tượng tăng trưởng nhảy vọt về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu. Thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với số liệu nghiên cứu trong cuốn "Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX" [3]. và của các tác giả khác như Tạ Thúy Lan [33], Trần Thị Loan [39], Đỗ Hồng Cường [10], sớm hơn so với số liệu trong nghiên cứu trong cuốn "Hằng số sinh học" [51] và của các tác giả Trần Văn Dần và cs [11], Đào Huy Khuê [27].
Đối với một cơ thể bình thường trong giai đoạn tăng trưởng, cân nặng thường tăng lên nhưng không đồng đều. Cân nặng cơ thể liên quan chặt chẽ với điều kiện kinh tế - xã hội và chịu tác động trực tiếp của chế độ ăn uống cũng như tình hình sức khỏe, bệnh tật. Chỉ số về cân nặng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với cân nặng của học sinh trong các nghiên cứu của "HSSH" [51],"Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 – thế kỷ XX" [3], Tạ Thúy Lan và cs [33], Trần Văn Dần và cs [11], Đào Huy Khuê [27]. Trong các nghiên cứu gần đây, các tác giả đều có nhận xét là cân nặng của trẻ em ngày nay đã tăng nhiều so với vài chục năm trước [10], [39]. Điều này cho thấy một phần do yếu tố di truyền và một phần do điều kiện kinh tế đã được cải thiện tốt hơn so với 10 năm, 20 năm về trước. Bên cạnh đó, Lam Hạ là xã có điều kiện kinh tế rất phát triển của tỉnh Hà Nam nên học sinh được quan tâm cả về chế độ dinh dưỡng cũng như việc rèn luyện thể chất có lẽ cũng là nguyên nhân dẫn đến cân nặng và chiều cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn trong các nghiên cứu khác.
4.1.3. Vịng ngực trung bình.
Sự phát triển về kích thước các vịng, đặc biệt là kích thước vịng ngực trung bình, vịng ngực hít vào và thở ra hết sức có những đặc điểm tương đối giống với sự phát triển về cân nặng. Đây cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá thể lực con người. VNTB lớn thì thể lực tốt, do nó liên quan đến khả năng hơ hấp của con người.
Vòng ngực trung bình được đo qua mũi ức của học sinh khi hít thở bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng ngực trung bình của học sinh THCS Lam Hạ tăng liên tục ở giai đoạn 12÷15tuổi, vịng ngực trung bình ở học sinh nam trung bình mỗi năm tăng 3,06 cm, còn ở học sinh nữ trung bình mỗi năm tăng 3,16cm. Nhìn chung, tốc độ tăng vịng ngực trung bình của học sinh nữ ở giai đoạn này lớn hơn học sinh nam nên giá trị vịng ngực trung bình của học sinh nữ cao hơn của học sinh nam. Kết quả này phù hợp với các số liệu nêu trong cuốn “HSSH” [51], “GTSH TK90” [3], trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê[27], Đỗ Hồng Cường[10], Trần Thị Loan[39].
Bảng4.3. Bảng so sánh cân nặng của học sinh với các tác giả khác
Giới tính Tuổi HSSH (1975) Đ.H.Khuê (1991) T.T.H.Điệp (1992) T.T.Loan (2000) Đ.H.Cường (2009) H.T.M.Hoa (2012) Nam 12 61.79 62.18 61.48 64.55 64.22 65.82 13 63.08 64.35 64.47 67.02 67.13 67.96 14 64.17 66.52 67.35 69.48 71.15 72.2 15 67.2 69.26 71.6 72.07 74.53 74.99 Nữ 12 59.92 60.62 63.2 61.68 65.89 66.56 13 61.15 62.81 67.16 64.52 70.03 71.54 14 62.66 64.39 71.17 69.79 73.16 74.61 15 64.75 66.43 73.49 72.04 74.22 76.03
Hình 4.5. Đồ thị biểu diễn vịng ngực trung bình của học sinh nam so sánh với các tác giả khác
Hình 4.6. Đồ thị biểu diễn vịng ngực trung bình của học sinh nữ so sánh với các tác giả khác
Tốc độ tăng vịng ngực trung bình của học sinh nam và nữ khơng giống nhau. Thời điểm tăng nhanh vịng ngực trung bình của học sinh nam là lúc 14 tuổi, đối với học sinh nữ là lúc 13 tuổi. Điều này được giải thích tương tự như sự phát triển về cân nặng của học sinh. Trong giai đoạn dậy thì, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt q trình đồng hố các chất tăng mạnh làm tăng khối cơ ngực và tăng nhu cầu oxi. Do đó lồng ngực các em được mở rộng. Thời điểm tăng nhanh vòng ngực trung bình đối với học sinh nam sớm hơn 1 năm so với nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27], Đỗ Hồng Cường [10], Trần Đình Long [40], Trần Văn Dần [11], cũng như kết quả được trình bày trong cuốn “GTSH TK90” [3]. Còn đối với học sinh nữ, thời điểm tăng nhanh là giai đoạn 13 tuổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [18] nghiên cứu trên lứa tuổi học sinh Hà Nội, Tạ Thuý Lan và cs [33] nghiên cứu trên các đối tượng học sinh ở Hà Tây nhưng sớm hơn 1 năm so với số liệu trong cuốn “HSSH” [51] và số liệu trong các nghiên cứu của Đào Huy Khuê [27], Đỗ Hồng Cường [10], Trần Đình Long [40], Trần Văn Dần [11], cũng như kết quả được trình bày trong cuốn “GTSH TK90” [3].
4.1.4. Vịng bụng, vòng đùi phải và vòng cánh tay phải co.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về các chỉ số hình thái khác thì VCTPC, vịng bụng, VĐP của học sinh trường THCS Lam Hạ cũng tăng dần theo tuổi. Kích thước và tốc độ tăng trưởng VCTPC của nam lớn hơn của nữ,