2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu về sinh cảnh và sinh thái Lim xanh
2.5.2.1. Điều tra sơ bộ
Sau khi tham khảo tài liệu nghiên cứu về lồi cây, chúng tơi tiến hành các công việc sau:
Tiến hành phỏng vấn cán bộ, nhân dân địa phương về tình hình lồi cây Lim xanh trong khu vực nghiên cứu.
Xác định ranh giới điều tra, căn cứ vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng để vạch các tuyến điều tra.
Điều tra sơ thám ngoài thực địa để nắm bắt được đặc điểm địa hình và sơ bộ nắm bắt tình hình xuất hiện cũng như phân bố của Lim xanh: Theo dạng địa hình, đai độ cao, phân biệt kiểu rừng, trạng thái rừng, sơ bộ đánh giá về thành phần lồi...
Xác định vị trí lập các ơ tiêu chuẩn ngoài thực địa và đánh dấu trên bản đồ: ở mỗi khoảng đai độ cao có phân bố nhiều cây Lim xanh, lập 1 ơ tiêu chuẩn điển hình có kích thước 40 x 50 m để thu thập mẫu vật và lấy số liệu. Ô tiêu chuẩn được lập theo định lý Pitago bằng địa bàn cầm tay (để xác định góc vng) và thước dây với sai số khép kín là 1/200. Ơ tiêu chuẩn được đánh số từ 1 - n.
2.5.2.2. Điều tra tỉ mỉ
Điều tra về phân bố của Lim xanh theo địa hình:
Dựa vào bản đồ địa hình, bản đồ thảm thực vật và kết quả điều tra sơ thám ngoài thực địa, lập 2 tuyến điều tra chính. Trên các tuyến điều tra chính cứ cách khoảng 200 - 300 m, lập một tuyến điều tra phụ ra hai bên theo hình xương cá. Trên mỗi khoảng đai độ cao sẽ có 2 tuyến phụ.
Tuyến 1: Có chiều dài khoảng 2,5 km, từ độ cao 80m lên độ cao 800m theo hướng dốc Tây Bắc. Tuyến này có 10 tuyến phụ, mỗi tuyến phụ có chiều dài khoảng 500 m.
Tuyến 2: Có chiều dài khoảng 3 km, từ độ cao 800m xuống độ cao 80m. Tuyến này cũng có 10 tuyến phụ, chiều dài của mỗi tuyến phụ khoảng 500 m. Số liệu thu thập ở các tuyến điều tra là tần số gặp loài cây nghiên cứu và vị trí nơi mọc.
Điều tra xác định điều kiện tiểu khí hậu nơi mọc cây Lim xanh:
Bằng cách kế thừa các số liệu điều tra của các đoàn khảo sát trên thực địa và dùng phương pháp điều tra trực tiếp sự biến đổi các nhân tố khí hậu theo vĩ độ và đai độ cao, đồng thời kết hợp với việc điều tra bổ sung trên các nơi phân bố trên thực địa để xác định một số nhân tố chủ yếu.
Điều tra về điều kiện địa hình:
Dựa vào bản đồ địa hình và máy định vị GPS để xác định.
Điều tra đất, đá mẹ:
Để có hình ảnh trực quan về đá mẹ và điều kiện thổ nhưỡng khu vực nghiên cứu, tại mỗi nơi có phân bố tập trung lồi cây Lim xanh sẽ tiến hành đào ba phẫu diện chính có kích thước 80 150 x 120 cm và sáu phẫu diện phụ, trên phẫu diện sẽ tiến hành mô tả các chỉ tiêu như: Độ dày tầng đất, độ xốp, độ ẩm, màu sắc, tỷ lệ đá lẫn, thành phần cơ giới, và lấy mẫu ở các độ sâu khác nhau đem về phân tích theo phương pháp phân tích đất thơng thường.
Điều tra cấu trúc QXTVR, nơi có phân bố lồi cây Lim xanh: Điều tra tầng cây cao:
Trong ƠTC đo đếm tồn bộ những cây có đường kính (D1,3) 6 cm. Với mỗi cây tầng cao điều tra những chỉ tiêu sau: Xác định tên lồi cây, đo đường kính (D1,3) bằng thước kẹp kính với độ chính xác đến mm, đo theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình qn. Chiều cao vút ngọn (HVN) và chiều cao dưới cành (HDC) được đo bằng thước Blumenleiss độ chính xác đến dm, HVN của cây rừng được xác định từ gốc cây đến đỉnh sinh trưởng của cây, HDC được xác định từ gốc cây đến cành cây đầu tiên tham gia vào tán của cây rừng. Đường kính tán lá (DT) được đo bằng thước dây có độ chính xác đến dm, đo hình chiếu tán lá trên mặt phẳng ngang theo hai hướng Đông Tây và Nam Bắc, sau đó tính trị số bình qn [9]. Kết quả đo được thống kê vào phiếu điều tra tầng cây cao.
Điều tra tái sinh chung:
Trong mỗi ơ tiêu chuẩn bố trí 5 ơ dạng bản diện tích 25 m2(5m x 5m) ở 4 góc và 1 ơ ở giữa ơ tiêu chuẩn đo đếm tất cả cây tái sinh của loài Lim xanh và các loài khác với chiều cao của những cây chưa tham gia vào tán rừng. Cây tái sinh được ghi nhận theo cấp chiều cao, chất lượng (tốt, xấu, trung bình) [9]. Kết quả điều tra được ghi vào biểu mẫu điều tra.
Điều tra tái sinh loài Lim xanh.
Điều tra trên những ÔDB cùng với điều tra tái sinh chung. Ngồi ra cịn tiến hành điều tra trên ô dạng bản được bố trí trên các tuyến điều tra.
Điều tra thành phần cây đi kèm với lồi Lim xanh: Dùng phương pháp ơ tiêu chuẩn 6 cây.
Điều tra trên ÔTC cùng với điều tra tầng cây cao, ngoài ra cần đo khoảng cách từ cây Lim xanh đó đến 6 cây gần nhất.
Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi: Điều tra trên các ÔDB.
Điều tra cây bụi: Trên mỗi ô dạng bản, điều tra các chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, số lượng khóm (bụi), chiều cao bình quân, độ che phủ trung bình của lồi, sức sống. Độ che phủ bình qn chung của các lồi được tính theo tỷ lệ phần trăm theo phương pháp ước lượng.
Điều tra thảm tươi: Điều tra thảm tươi theo các chỉ tiêu: Loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ bình qn của lồi và tình hình sinh trưởng của thảm tươi trên ơ dạng bản, độ che phủ chung được xác định bằng phương pháp ước lượng.
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái loài Lim xanh bằng phương pháp so sánh sinh trưởng và năng suất của loài cây trong các điều kiện địa hình, đất khác nhau để chọn ra vùng có điều kiện tối ưu và vùng thích hợp và sẽ tiến hành phân chia điều tra lập địa cho loài Lim xanh.[23]
Để nghiên cứu đặc điểm quần xã của loài cây Lim xanh và khả năng tái sinh hạt và chồi chúng tôi tiến hành điều tra theo tuyến kết hợp với điều tra trên ƠTC điển hình.