Sinh trưởng Lim xanh tái sinh xung quanh gốc cây mẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 69 - 71)

4.3 Đặc điểm sinh thái loài Lim xan hở giai đoạn tái sinh

4.3.1. Sinh trưởng Lim xanh tái sinh xung quanh gốc cây mẹ

Cây mẹ và cây con tái sinh có quan hệ qua lại mật thiết với nhau, phân bố của cây mẹ cũng ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của cây con tái sinh trong điều kiện sống cây mẹ là cây gieo giống tự nhiên. Chúng tôi tiến hành điều tra 4 cây mẹ tại mỗi vị trí khác nhau lập 4 ƠDB theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và đo đếm kết quả như sau:

Bảng 4.20: Sinh trưởng Lim xanh xung quanh gốc cây mẹ

Vị trí Đơn vị tính

Cấp chiều cao (m) Chất lượng TS TV <0,5 0,5-1,0 1,0-2,0 >2,0 Tốt TB Xấu

Trong tán N/ha 1000 700 650 400 1120 880 750 1050 Mép tán N/ha 650 500 600 350 960 700 440 950 Ngoài tán N/ha 200 150 150 50 250 200 100 200 Qua biểu 4.20 cho ta thấy cây Lim xanh tái sinh rất tốt dưới gốc cây mẹ, xét về số lượng thì mật độ Lim xanh tái sinh giảm dần từ trong tán ra ngồi tán, càng xa gốc cây mẹ thì mật độ tái sinh cũng giảm, nhưng tỷ lệ cây có chiều cao <0,5 nhiều nhất. Cấp chiều cao H>2,0 m là ít nhất cây Lim xanh tái sinh quanh gốc cây mẹ có chiều cao ≥1m chính là số lượng cây tái sinh có triển vọng. Do

hạt Lim có trọng lượng lớn nên khơng thể phát tán hạt đi xa cũng chính vì vậy mà cây con tái sinh trong tán chiếm số lượng lớn và có phân bố cụm.

Sử dụng trình lệnh (T-D-A)[32], để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của ĐTC đến sinh trưởng của cây Lim xanh tái sinh kết quả như sau:

Để nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố A đến cấp chiều cao, chất lượng của cây tái sinh. Đặt giả thuyết HA là giả thuyết bằng nhau của các trung bình tổng thể của các nhân tố A. Cũng có nghĩa là các trung bình mẫu cấp chiều cao và chất lượng là thuần nhất. Nói cách khác HA là giả thuyết nhân tố A có ảnh hưởng đồng đều đến phân bố chiều cao và chất lượng cây Lim xanh tái sinh. Nếu các trị số quan sát tuân theo luật chuẩn với các phương sai bằng

nhau thì giả thuyết HAđược kiểm tra bằng tiêu chuẩn F với k1 = a - 1 và k2 = n - a bậc tự do.

Kiểm tra sự khác nhau về số cây theo cấp chiều cao giữa các vị trí khác nhau của tán cây mẹ thu được kết quả sau FA = 11,67 > F05 = 4,26 nghĩa là đã có sự sai khác rõ rệt giữa các vị trí khác nhau của tán cây mẹ về chiều cao và chất lượng của cây Lim xanh tái sinh, cũng có nghĩa là cây con sinh trưởng và phát triển tốt được ở trong tán lá và ngoài tán lá. Điều này đúng với sinh thái của cây Lim xanh tái sinh giai đoạn còn non, là cây chịu bóng.

Trong trường hợp ảnh hưởng của vị trí xung quanh gốc cây mẹ ảnh hưởng tới chất lượng cây con tái sinh như sau FA = 11,76 > F05 = 5,14 giả thuyết HA bác bỏ, có nghĩa là nhân tố vị trí khác nhau xung quanh gốc cây mẹ đã tác động khơng đồng đều lên số cây có các cấp chất lượng Lim xanh tái sinh, hay các số trung bình mẫu là khác nhau đáng kể.

0 200 400 600 800 1000 1200 <0,5 0,5-1,0 1,0-2,0 >2,0 Hvn N Trong tán Mép tán Ngồi tán

Hình 4.5: Sinh trưởng Tái sinh Lim xanh xung quanh gốc cây mẹ

Qua biểu đồ trên cho ta thấy cây sinh trưởng tơt tại vị trí trong tán, có số lượng và chiều cao là lớn nhất, cịn vị trí ngồi tán số cây và số cây theo chiều cao là nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)