Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 44 - 46)

3.2.1. Dân số và lao động

Trên địa bàn khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đang xây dựng nhà máy nhiệt điện Đồng Rì, nhân dân chủ yếu là làm ruộng, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác lâm sản ngồi gỗ, trồng rừng, một số bn bán lẻ và làm nghề phụ. Nhìn chung đời sống nhân dân ở đây cịn gặp rất nhiều khó khăn, họ chưa nhận thức được rừng quý giá như thế nào nên việc bảo vệ rừng còn chưa cao.

Dân số các xã trên địa bàn khu bảo tồn có 2.644 hộ, 15.858 người, trong đó độ tuổi lao động có 6.044 người, gồm 3.349 lao động nữ, 2.695 lao động nam. Chia ra các xã như sau:

Xã An Lạc có 642 hộ với 3.204 khẩu. Xã Thanh Luận có 451 hộ với 2.572 khẩu. Xã Thanh Sơn có 739 hộ với 3.584 khẩu. Xã Lục Sơn có 812 hộ với 6.498 khẩu.

3.2.2. Dân tộc, văn hoá

- Trong khu vực của khu bảo tồn thiên nhiên gồm có các dân tộc anh em sau: Kinh, Tày, Nùng, Sán chí, Sán dìu, Sán trắng, Hoa, Dao, Cao lan...

- Hầu hết các xã nằm trong khu bảo tồn xa trung tâm xã, điện thắp sáng còn thếu, nhiều nơi chưa có điện lưới, chủ yếu các hộ gia đình dùng điện nước, nhưng có những nhà đã có tivi, xe máy đây là số ít. Trong khu vực có chợ Đồng Đỉnh, Chợ Nịn đảm bảo cho người dân trao đổi bn bán hàng hố, nhưng những chợ này họp theo phiên cách nhau 5 ngày.

3.2.3. Y tế, giáo dục

Trên địa bàn các xã thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử xã nào cũng có một trạm xá, mỗi trạm xá có từ 5 đến 15 giường bệnh.

Trên địa bàn mỗi xã có một trường tiểu học trung tâm và có những trường tiểu học ở khu lẻ, nằm rải rác trong các thôn bản xa khu trung tâm xã thường là các lớp học ghép, lớp học cịn nhiều khó khăn, tạm bợ. Trên địa bàn mỗi xã có một trường trung học cơ sở, chưa có trường trung học phổ thông trên địa bàn khu bảo tồn.

3.2.4. Giao thơng

- Giao thơng vận tải có đường quốc lộ 279 chạy từ thị trấn An Châu qua xã An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn, Thanh Luận đi Quảng Ninh đây là đường giao thơng chính, thuận tiện cho việc đi lại và buôn bán giữa các vùng và tỉnh bạn. Các xã Thanh Sơn, Thanh Luận, Lục Sơn có đường bộ 289 chạy qua, nhưng địa hình có nhiều suối chảy qua, nên việc đi lại còn gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ. Cịn lại trong khu bảo tồn chủ yếu là đường lâm nghiệp, hệ thống đường này không được tu sửa thường xuyên nên chất lượng đường cịn rất kém.

3.2.5. Tình hình phát triển sản xuất trong khu vực

Ngành kinh tế chính ở đây là nơng nghiệp nhưng diện tích ruộng nước canh tác rất ít. Phương thức sản xuất lạc hậu chủ yếu là quảng canh, năng suất lúa mầu thấp, bình quân đạt 160 kg lương thực/người/năm. Do vậy nhân dân ở đây vẫn thiếu ăn, cuộc sống cịn rất nhiều khó khăn vất vả. Để tồn tại cuộc sống, nhân dân dựa vào rừng và trồng cây công nghiệp như Vải thiều, Chè, và khai thác trái phép Gỗ, Củi, Song, Mây, Nhựa Trám, Sau sau, cây dược liệu như Sâm nam, Ba kích, Phịng kỷ, Trầu tiên, Củ mài, Các ngành sản xuất khác chưa phát triển.

Chương 4

kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)