Đặc điểm tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 42 - 44)

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.4. Đặc điểm tài nguyên rừng

Theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng (1978) [31], trong khu vực nghiên cứu có các kiểu thảm thực vật như sau.

3.1.4.1. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp * Kiểu phụ rừng thường xanh nhiệt đới trên núi thấp < 650m

Kiểu rừng này chiếm diện tích lớn trong khu bảo tồn, chủ yếu nằm ở vùng đệm, vùng thấp của khu bảo tồn. Gồm các loài ưu hợp như: Lim xanh (Erythrofloeum

fordii), Trám trắng (Canarium album), Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii) Kháo nước

(Machlus bonii), Chẹo tía ( Engelhardtia chrysolepis), Sau sau ( Liquidambar formosana), Thẩu tấu (Aprosa mycrocalyx), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Sai (Xylopia vielana Perre), Mắn đỉa (Pithecellobium clpearia Benth), Ngát (Gironniera subaequalis), ở đây mật độ Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Trám trắng (Canarium album), Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii),

* Kiểu phụ rừng thường xanh nhiệt đới trên núi thấp >650m

Rừng phân bố trên các rông núi, đỉnh núi với các ưu hợp như: Chẹo tía (Engelhardtia chrysolepis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Táu mật (Vatica

tonkinensis), Trâm trắng (Syzygium wightianum), Thông tre (Podocarpus nerrifolius),

Kháo vàng (Litsea verticilata), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Gụ (Sindora

tonkinensis), Đinh (Markhamia stipullata), Trường (Pometica pinnata), Xoan đào

(Pygeum arboretum), Lim xẹt (Peltophorum tonkinensis), Trám trắng (Canarium

album), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Giổi (Michelia mediocris), Thông nàng

(Podocarpus imbricatus).

Chủ yếu tập trung ở phần chân và phần sườn của khu bảo tồn, cấu trúc rừng bị phá vỡ hoàn toàn, chất lượng rừng kém với các ưu hợp như: Thẩu tấu(Aprosa mycrocalyx), Sau sau (Liquidambar formosana), Lim xanh (Erythrofloeum fordii), Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum), Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica), Trám trắng (Canarium album), Dẻ ăn quả (Castanopsis boisii).

3.1.4.3. Kiểu trảng cây bụi sau nương rẫy bỏ hoá

Cây bụi: Phân bố thành từng đám nhỏ gặp phổ biến ở khu phục hồi sinh thái và vùng đệm nơi có nhiều đất trống bỏ hoang sau nương rẫy gồm những loài ưu thế sau: Mua ông (Melastoma normale), Mua bà (Melastoma

candium), Bồ cu vẽ (Braynia fruticosa). Các loài gặp rải rác như: Trọng đũa

(Ardisia lecomtei), Ngấy hương (Rubus cochinchinensis), Lấu (Psychotria

reevesii).

Trảng cỏ: Phân bố trên diện tích hẹp ở những ruộng, nương đã bỏ hóa, những lồi ưu thế như: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon).

Thực vật trong khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử phân bố trong nhiều hệ sinh thái, nhưng tập trung chủ yếu là hệ sinh thái rừng. Theo kết quả điều tra xây dựng dự án khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử [35], thì khu bảo tồn là nơi hội tụ của 276 loài cây gỗ, thuộc 136 chi, 57 họ thực vật. Ngồi ra cịn có 452 lồi cây dược liệu thuộc 53 chi của 28 họ cây cỏ và dây leo, rừng trong khu bảo tồn có nhều loại gỗ đặc hữu và quý hiếm như: Pơ mu, Thông tre, Gội, Gụ, Lim xanh, Chò chỉ, Sến mật, Trầm hương, Cây dược liệu quý hiếm như Sa nhân, Ba kích, Lá khơi, Một lá, Bảy lá, Đau xương, Phong kỷ, Trầu tiên,

3.1.4.4. Động vật rừng

Theo kết quả điều tra xây dựng dự án khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử [35], đã thống kê được: Thú rừng có 51 lồi thuộc 20 họ của 8 bộ, chim có 102 lồi thuộc 41 họ của 13 bộ, bị sát có 40 lồi thuộc 15 họ của 2 bộ, ếch, nhái có 33 lồi thuộc 5 họ của 1 bộ.

Nhìn chung với số lồi như trên thì khu bảo tồn có hệ động vật tương đối phong phú với những loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Hổ, Gấu ngựa, Sơn dương, Khỉ vàng, Tê tê, Gà lơi trắng, Ơ rơ vẩy, Rùa vàng, Rắn hổ mang, Khỉ vàng, Hổ mang chúa, Beo lửa. Khi đối chiếu với tài liệu trước đây thì khu bảo tồn có 7 lồi hầu như đã bị diệt chủng như: Hổ, Hươu sao, Nai, Vượn, Voọc mũi hếch, Báo hoa mai, Hồng hoàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)