Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi trong QXTVR có Lim xanh tham gia

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 64 - 67)

4.2. Đặc điểm cấu trúc QXTV rừng nơi có Lim xanh tham gia

4.2.3. Đặc điểm lớp cây bụi, thảm tươi trong QXTVR có Lim xanh tham gia

4.2.3.1. Đặc điểm lớp cây bụi

Cây bụi là tầng cây thấp dưới tán tầng cây cấp 2 và trên tầng thảm tươi, là cây khơng có thân chính rõ ràng, phân cành sớm và nhiều, khơng có khả năng hình thành cây rừng ở điều kiện khí hậu và đất đai tại đó, khi trưởng thành chiều cao cây khơng vươn tới tán rừng. Tuy nhiên chúng vẫn có khả năng bảo vệ và làm giàu đất, bảo vệ nguồn nước và hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Tầng cây bụi có ảnh hưởng trực tiếp đến lớp cây tái sinh dưới tán rừng, cho nên có sự cạnh tranh nhau về sinh thái và không gian dinh dưỡng, ngăn cản sự nảy mầm của hạt giống [23].

Đai cao (m) N/ha (cây) ĐCP Htb Chất lượng Tốt TB Kém <100 3.600 25,22 1,10 1.600 1.120 880 100-30 4.080 20,44 1,18 1.680 1.280 1.120 300-500 3.680 18,34 1,33 1.600 1.200 880 >500 3.920 16,62 1,38 1.600 1.280 1.040 TB 3.820 20,16 1,25 1.620 1.220 980

Qua bảng 4.17 cho ta thấy mật độ cây bụi là khá dày gây nên những cạnh tranh về ánh sáng, dinh dưỡng cho các cây con, nhưng đối với cây con như Lim xanh là cây chịu bóng thời kỳ cây mạ đây là thuận lợi. Tầng cây bụi góp vai trị làm giàn che tự nhiên để cho cây con phát triển. Thành phần loài cây bụi ở các đai cao gồm : Ba gạc, Trọng đũa, Bưởi bung, Gạo giang, Đu đủ rừng, Trà hươu, Bền bệt, Táo xanh, Bú bị, Hèo, Găng, Ơ dược.

Chiều cao bình qn của cây bụi là 1,25 m, độ che phủ là 20,16% đây cũng là điều kiện tốt cho cây Lim xanh giai đoạn đầu tái sinh nhưng giai đoạn sau chính lớp cây bụi này lại là những tác nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng của nó. Ngồi ra cây bụi cịn có tác dụng cùng lớp thảm tươi che phủ và giữ ẩm cho đất rừng.

4.2.3.2. Đặc điểm lớp thảm tươi

Thảm tươi là tập hợp của lớp thực vật màu xanh thân cỏ, thân giả hoặc khơng có thân rõ rệt, che phủ trên mặt đất dưới tán rừng, thường là có chiều cao thấp, cao khơng q 1m như cỏ , quyết, địa y có tác dụng che phủ mặt đất, đồng thời cũng có ảnh hưởng đến tái sinh rừng, tranh giành dinh dưỡng và nước trong đất rừng [23].

Do lớp thảm tươi ở dưới cùng của lớp thực vật trong rừng nên nó cũng ảnh hưởng đến sự tái sinh của cây gỗ chủ yếu trong giai đoạn đầu gieo hạt và lúc hạt bắt đầu nảy mầm. Nếu lớp thảm tươi dày đặc ảnh hưởng lớn đến việc

gieo hạt của cây mẹ (đối với những lồi thực vật hạt có trọng lượng thấp), hạt giống sẽ khơng tiếp đất được, nhất là những lồi cây hạt có tuổi thọ thấp. Do số lượng lớp thảm tươi nhiều không chia thành từng cây rõ rệt thường mọc theo đám, leo trên mặt đất hoặc bụi, không thể đếm được nên chúng tôi dùng độ nhiều [30].

Bảng 4.18: Số lượng thảm tươi theo độ nhiều

Tổng Số lần xuất hịên ở các độ nhiều

Sol Cop1 Cop2 Cop3 Sp

42 2 13 14 3 10

Như vậy thảm tươi ở dây chủ yếu là cop1, cop2 và sp thành phần loài thảm tươi bao gồm những lồi chính sau Giềng gió, Cỏ dây, Cỏ lá, Sa nhân, Dương sỉ.

Bảng 4.19: ĐCP của lớp thảm tươi theo ĐTC tầng cây cao

ĐTC tầng cây cao ĐCP lớp thảm tươi (%)

0,40 21,5

0,50 19,5

0,55 18.5

0,60 18,0

Lớp thảm tươi ngoài việc cạnh tranh với cây con tái sinh thì đây cũng là điều kiện tốt cho các cây mầm, cây mạ khi còn non yếu, chúng che chở, tránh những va chạm và dễ bị động vật ăn thực vật phát hiện.

* Những nhận xét chung

Khu vực nghiên cứu rừng thuộc Kiểu phụ rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi thấp < 650 m. Trạng thái rừng nghiên cứu là rừng IIIA1 và IIIA2 đang trong thời gian khoanh nuôi phục hồi. Những cây trong tầng cây cao thường là những cây ưa sáng mọc nhanh, ít có giá trị kinh tế,

nhưng loài Lim xanh ở đây đang tái sinh phục hồi với số lượng nhiều và chất lượng khá tốt. Trước kia khu vực này là khu vực có lồi Lim xanh chiếm ưu thế, do chặt phá làm nương dẫy, khai thác cạn kiệt nên rừng được phục hồi chậm, do loài Lim xanh sinh trưởng và phát triển chậm. Cũng chính vì vậy mà cần được nghiên cứu cụ thể để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm bảo tồn và phát triển loài Lim xanh ở đây. Hiện nay khu vực nghiên cứu đang được khoanh nuôi và bảo vệ nghiêm ngặt, tầng cây cao đang ổn định và phát triển mạnh đó cũng là điều kiện tốt cho việc phục hồi và phát triển rừng tại đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)