4.2. Đặc điểm cấu trúc QXTV rừng nơi có Lim xanh tham gia
4.2.2. Đặc điểm lớp cây tái sinh của QXTVR nơi có Lim xanh phân bố
4.2.2.1. Tổ thành cây tái sinh chung
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 14 loài cây tái sinh với mật độ 4.660 cây/ha, phần lớn những lồi có mặt trong tổ thành cây tái sinh đều có mặt ở tầng cây cao. Từ kết quả điều tra ÔDB cho thấy thống kê tổ thành cây tái sinh như sau.
Bảng 4.11: Tổ thành cây tái sinh chung
TT Tên loài N/ha N%
1 Lim xanh 1.860 39,91 2 Trám trắng 620 13,30 3 Dẻ ăn quả 520 11,16 4 Sai 420 9,01 5 Chẹo 300 6,44 6 Kháo 300 6,44 7 Tổng 4.020 86,27 8 8 loài 640 13,73 9 Tổng cộng 4.660 100,00
Qua bảng 4.11 cho ta thấy cây có tỷ lệ lớn trong tổ thành tái sinh nhưng lại khơng có tỷ lệ lớn trong tổ thành lồi cây cao như Sai, Chẹo, Kháo. Tuy nhiên nhiều cây tham gia vào tầng cây cao nhưng cũng khơng có cây tái sinh điều đó có nghĩa là những cây tiên phong ưa sáng hầu hết không tham gia vào tổ thành cây tái sinh. Ta thấy cây Lim xanh tái sinh mạnh nhất trong tổ thành của các loài cây tái sinh, nhưng chủ yếu cây tái sinh nhiều đang trong giai
đoạn cây nhỏ, đây cũng là tiền đề tốt để phát triển loài cây này trong tổ thành lồi cây cao sau đó là Trám trắng và Dẻ.
Cơng thức tổ thành cây tái sinh được thể hiện như sau:
4,0Lx + 1,5Tr + 1,0D + 1,0S + 0,5Ch + 0,5Kh + 1,5(8 lồi khác) Trong đó: Lx: Là viết tắt của Lim xanh, Tr: Là viết tắt của Trám trắng D: Là viết tắt của Dẻ ăn quả, S: Là viết tắt của Sai
Ch: Là viết tắt của Chẹo, Kh: Là viết tắt của Kháo
Để mơ hình hóa quy luật phân bố số cây tái sinh nói chung và cây Lim xanh xung quanh gốc cây mẹ theo mặt phẳng nằm ngang chúng tôi dựa vào phân bố Posson.
Bảng 4.12: Phân bố số cây tái sinh chung
TT ƠTC Utính So với U05 Phân bố
1 -0,402 -1.96 < Utính< 1.96 Ngẫu nhiên 2 1,7853 -1.96 <Utính< 1.96 Ngẫu nhiên 3 1,3324 -1.96 < Utính < 1.96 Ngẫu nhiên 4 1,8952 -1.96 < Utính < 1.96 Ngẫu nhiên Qua bảng 4.12 cho ta thấy đối với cây tái sinh chung trên mặt phẳng nằm ngang có dạng phân bố ngẫu nhiên, cây tái sinh chung phụ thuộc vào tầng cây cao, cây có nhiều lồi khác nhau.
Bảng 4.13: Phân bố số cây tái sinh Lim xanh
TT ƠTC Utính So với U05 Phân bố
1 -2,7821 Utính<-1.96 Cụm
2 -3,2746 Utính<-1.96 Cụm
3 -3,5276 Utính<-1.96 Cụm
Qua bảng 4.13 cho ta thấy cây Lim xanh tái sinh có dạng phân bố cụm, điều này cho ta thấy đặc tính tái sinh hạt và chồi của cây số lượng nhiều xung quanh gốc cây mẹ, hạt Lim xanh nặng khơng thể phát tán theo gió. Ta cần có tác động các biện pháp lâm sinh phù hợp nhằm điều chỉnh phân bố cây về dạng phân bố ngẫu nhiên và đều, nhằm thúc đẩy số lượng cây tái sinh triển vọng, giảm bớt sự cạnh tranh, chèn ép của cây mẹ về không gian dinh dưỡng, ánh sáng của cây Lim xanh tái sinh đến giai đoạn ưa sáng.
4.2.2.2. Mật độ tái sinh chung
Mật độ cây tái sinh phản ánh mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến quá trình tái sinh tự nhiên.
Bảng 4.14: Mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao
TT Tên loài N/ha Chiều cao cây tái sinh
<0,5 0,5-1,0 1,0-2,0 >2,0 1 Lim xanh 1.860 760 400 300 400 2 Trám 620 280 140 80 120 3 Dẻ 520 220 120 80 100 4 Sai 420 140 120 80 80 5 Chẹo 300 120 40 80 60 6 Kháo 300 60 60 100 80 7 Tổng 4.020 1.920 740 600 760 8 8 loài 640 160 180 140 160 9 Tổng cộng 4.660 2.080 920 740 920
Qua bảng 4.14 cho ta thấy với mật độ tái sinh của khu vực nghiên cứu là 4.660 cây/ha, như vậy là tái sinh trung bình.
Mật độ cây tái sinh lớn ở thời kỳ đầu là do khi cây còn nhỏ nhu cầu về ánh sáng và dinh dưỡng chưa cao nên sự cạnh tranh giữa chúng là chưa gay gắt. Khi thời gian phục hồi tăng thì mật độ cây tái sinh giảm, chiều cao thì tăng lên, thời kỳ này các loài cây tiên phong ưa sáng được thay thế bằng các lồi cây ưa sáng, chịu bóng thời gian đầu, có vịng đời dài và có giá trị kinh
tế cao. Mật độ cây tái sinh giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên đây là do nhân tố sinh thái đã hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của các loài, cây ưa sáng mất dần đi.
4.2.2.3. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trong QXTVR (N/Hvn)
Dựa vào số liệu thống kê vẽ biểu đồ phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao Hvn theo quy luật cấu trúc tần số của phân bố Weibull và nắn phân bố thực nghiệm theo phân bố lý thuyết thu được kết quả số cây tái sinh theo chiều cao (N/Hvn) như sau χ2tính = 296,52 với α = 2.6 của 4 ÔTC lớn hơn rất nhiều so với χ205 (k=1) = 3,84 nghĩa là phân bố lý thuyết đã chọn với tham số cụ thể là không phù hợp với phân bố thực nghiệm nghĩa là số cây tái sinh theo cấp chiều cao là không tuân theo luật phân bố chuẩn. Như vậy ta khơng thể gộp số liệu để tính tốn các chỉ số thống kê của số cây tái sinh và chiều cao.
0 20 40 60 80 100 120 0,5< 0,5-1 1-2 >2 Hvn N ft flt
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố N/Hvntheo hàm Weibull của cây tái sinh
Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao là giảm dần từ trái sang phải, điều này phù hợp với sự phát triển của cây tái sinh. Tuy nhiên cây tái sinh giai đoạn nhỏ thì nhiều nhưng càng cao thì số lượng giảm đi rất nhiều vì vậy cần có những biện pháp tác động thích hợp nhằm nâng cao chất lượng, số lượng cây tái sinh.
4.2.2.4. Chất lượng tái sinh chung của QXTVR
nhân tố sinh thái trong rừng ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và tỷ lệ cây triển vọng. Trên cơ sở thu thập số liệu tại khu vực nghiên cứu và đánh giá chất lượng cây tái sinh thu được kết quả sau.
Bảng 4.15: Chất lượng tái sinh chung của QXTVR
Đai cao (m)
Mật độ Chất lượng
Tốt TB Xấu
N/ha N% N/ha N% N/ha N% N/ha N%
<100 5.600 100 2.560 45,71 1.760 31,43 1280 22,86 100-300 4.800 100 2.080 33,34 1.600 33,33 1.120 23,33 300-500 4.320 100 1.842 42,59 1.520 35,19 960 22,22 >500 3.920 100 1.760 44,90 1.120 28,57 1040 26,53
TB 4.660 100 2.060 44,13 1.500 32,13 1.100 23,74
Nhìn chung cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu cây chất lượng tốt đạt tỷ lệ từ 33,34– 45,71 %, cây trung bình đạt từ 28,57 – 35,19 %, cây xấu đạt từ 22,22 – 26,53 %. Qua đây cho ta thấy cây có chất lượng xấu vẫn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, cây có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ lớn, vì vậy muốn phục hồi rừng tốt cần có các biện pháp tác động đúng đắn vào cây tái sinh để cây có phẩm chất tốt đạt tỷ lệ cao nhất trong lâm phần.
4.2.2.5. Nguồn gốc cây tái sinh
Nguồn gốc cây tái sinh là do cây mẹ gieo giống, cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi từ gốc, rễ, thân ngầm là do tác động của bên ngồi của các nhân tố như con người, gió bão, động vật gây ảnh hưởng đến cây. Cây tái sinh nguồn gốc từ hạt có trong lâm phần khơng nhất thiết phải có cây mẹ trong lâm phần đó gieo giống cũng có thể do Chim, thú, gió mang hạt từ nơi khác đến. Do đó đánh giá nguồn gốc cây tái sinh chỉ mang tính tương đối, trong đó tái sinh hạt chiếm tỷ lệ lớn, cây con tái sinh từ hạt ít đảm bảo hơn và thường là yếu hơn cây con tái sinh từ chồi. Phẩm chất cây tái sinh phụ thuộc vào đặc tính sinh học, sự thích nghi với hồn cảnh sinh thái và nguồn gốc của từng loài.
Bảng 4.16: Nguồn gốc cây tái sinh
Đai cao (m)
Mật độ Nguồn gốc
Chồi Hạt
N/ha N% N/ha N% N/ha N%
<100 5.600 100 1.440 25,71 4.160 74,29 100-300 4.800 100 1.120 23,33 3.680 76,67 300-500 4.320 100 1.120 25,93 3.200 74,07 >500 3.920 100 720 18,37 3.220 81,63
TB 4.660 100 1.100 23,34 3.560 76,66
Qua bảng 4.16 cho ta thấy nguồn gốc cây tái sinh từ hạt là 76,39 % và từ chồi chỉ đạt 23,61 % có sự chênh lệch nhau rất lớn về nguồn gốc cây tái sinh. Điều này phù hợp với thực tế của khu vực nghiên cứu, nguồn gốc cây chồi có thể do khai thác, chặt, gãy,... cho nên đánh giá tái sinh chỉ mang tính tương đối, cây tái sinh hạt chiếm 76% tổng số cây tái sinh.