Sinh trưởng Lim xanh tái sin hở các ĐTC tầng cây cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 71 - 72)

4.3 Đặc điểm sinh thái loài Lim xan hở giai đoạn tái sinh

4.3.2. Sinh trưởng Lim xanh tái sin hở các ĐTC tầng cây cao

Trong từng giai đoạn của rừng tầng cây cao có ĐTC khác nhau, đây là nhân tố cấu trúc rừng ảnh hưởng đến chiều cao, số lượng và chất lượng của cây tái sinh.ở mỗi ĐTC, trạng thái và vị trí khác nhau thì cây con sinh trưởng và phát triển khác nhau do nhiệt độ, ánh sáng và không gian dinh dưỡng là khác nhau.

Bảng 4.21: Số lượng và chất lượng Lim xanh tái sinh dưới các ĐTC

ĐTC Đơn vị tính

Phân cấp chiều cao (m) Chất lượng Lim TSTV <0,5 0,5-1,0 1,0-2,0 >2,0 Tốt TB Xấu 0,40 N/ha 1.200 560 480 560 1.360 800 640 1040 % 42,86 20,00 17,14 20,00 48,57 28,57 22,86 37,14 0,50 N/ha 880 400 400 480 1.120 400 640 880 % 40,74 18,52 18,52 22,22 51,85 18,52 29,63 40,74 0,60 N/ha 560 400 160 240 720 320 320 400 % 41,18 29,41 11,76 17,65 52,94 23,53 23,53 29,41 >0,60 N/ha 400 240 160 320 720 240 160 480 % 35,71 21,43 14,29 28,57 64,29 21,43 14,29 42,86 Qua bảng 4.21 cho ta thấy ĐTC khác nhau thì mật độ cây Lim xanh tái sinh cũng khác nhau. ĐTC càng cao số lượng cây tái sinh giảm đi rõ rệt, tương ứng các ĐTC khác nhau thì tỷ lệ cây Lim xanh tái sinh cũng khác nhau. Điều đó cho ta thấy cấp ĐTC trung bình 0,40 – 0,50 thì cây Lim xanh tái sinh nhiều cả về số lượng và chất lượng.

Trong trường hợp ảnh hưởng của ĐTC tới số lượng cây có cấp chiều cao như sau FA = 3,41 < F05 = 3,49 giả thuyết HA chấp nhận, có nghĩa là nhân tố ĐTC đã tác động chưa thấy sự sai khác rõ rệt lên phân bố số cây theo cấp chiều cao, hay các số trung bình mẫu là thuần nhất.

Trong trường hợp ảnh hưởng của ĐTC tới số lượng cây có các cấp chất lượng như sau FA= 5,32 > F05= 4,26 giả thuyết HAbác bỏ, có nghĩa là nhân tố ĐTC đã tác động khơng đồng đều lên số cây có các cấp chất lượng Lim xanh

tái sinh, hay các số trung bình mẫu là khác nhau đáng kể, có nghĩa là nhân tố ĐTC khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cây Lim xanh tái sinh.

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 <0,5 0,5-1,0 1,0-2,0 >2,0 Hvn N/ha ĐTC 0,40 ĐTC 0,50 ĐTC 0,55 ĐTC 0,60

Hình 4.6: Sinh trưởng Lim xanh tái sinh ở các ĐTC khác nhau

Qua biểu đồ trên cho ta thấy ĐTC càng nhỏ, thì số lượng cây con Lim xanh tái sinh càng nhiều, ở các ĐTC khác nhau thì cũng có số lượng cây con tái sinh khác nhau. Như vậy ĐTC có tác động trực tiếp đến sự tái sinh tự nhiên, và triển vọng của cây Lim xanh. Cây Lim xanh là cây chịu bóng trong giai đoạn cịn non, thời gian này cần có bóng che, tái sinh tốt trong rừng râm mát, ánh sáng vừa phải. Qua đây chúng ta có thể nói là cây con Lim xanh thích hợp với ĐTC 0,40 ở mức độ tàn che này thì cây con phát triển tốt cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 71 - 72)