Khí hậu, thuỷ văn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 37 - 41)

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.2. Khí hậu, thuỷ văn

3.1.2.1. Khí hậu

Nghiên cứu yếu tố khí hậu chúng tơi tiến hành xác định chung cho cả khu vực nghiên cứu. Chế độ nhiệt, độ ẩm, lượng mưa, tổng số giờ nắng là một trong những yếu tố sinh thái rất quan trọng đối với thực vật.

Nhiệt độ là điều kiện cần thiết để thực vật thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hóa, mỗi phản ứng chỉ xảy ra ở một giới hạn nhất định của nhiệt độ, tùy theo từng loài cây, tuổi cây khác nhau mà có biên độ nhiệt khác nhau nếu nhiệt độ quá thấp thì các phản ứng sinh lý, sinh hóa giảm khả năng hút nước của cây kém hoặc q cao thì làm biến đổi thành phần, tính chất của men gây ra rối loạn sinh lý, sinh hóa giảm mạnh mọi hoạt động của cây rừng.

Độ ẩm và lượng mưa là những nhân tố quan trọng nhất quyết định lớn đến việc sinh trưởng và phát triển của cây. Nước là nguyên liệu cơ bản của phản ứng quang hợp, thành phần của chất nguyên sinh, là môi trường thực hiện các phản ứng sinh lý, sinh hóa trong cơ thể thực vật. Do vậy mà những nhu cầu về nước của thực vật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng.

Tổng giờ nắng đó là q trình bức xạ mặt trời, ảnh hưởng trực tiếp đến q trình sinh lý , sinh hóa khác của thực vật như hơ hấp, thốt hơi nước, hút các chất dinh dưỡng khống, hình thành các chất sắc, tích lũy các chất hóa học, thay đổi hình thái cấu tạo thực vật.

Bảng 3.1: Tổng hợp nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, giờ nắng theo tháng Tháng Nhiệt độ (độ) Độ ẩm (%) Tổng giờ nắng (giờ) Lượng mưa (mm) 1 16,96 80,60 81,20 24,70 2 17,46 82,80 42,40 25,72 3 20,92 83,40 50,80 52,08 4 25,18 81,40 107,60 90,90 5 26,64 82,60 133,80 282,12 6 28,18 83,80 139,60 315,26 7 28,14 84,60 153,80 332,44 8 27,58 87,00 172,40 305,38 9 26,22 85,60 153,40 139,76 10 24,22 85,40 135,60 109,56 11 19,82 82,20 131,60 41,28 12 17,00 81,00 95,40 36,92 Tổng 278,32 1.000,40 1.397,60 1.756,12 TB 23,19 83,37 116,47 146,34

Qua bảng 3.1 cho ta thấy nhiệt độ bình quân năm là 23,190c, độ ẩm 83,37%, tổng giờ nắng 1.397,60 giờ, lượng mưa 1.756,12 mm/năm theo Trần Ngũ Phương (2000) [24], thì các nhân tố sinh thái trên là rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài Lim xanh tại khu vực nghiên cứu.

Các nhân tố sinh thái như nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng, lượng mưa đo ở một thời điểm nhất định sẽ không phản ánh được hết những tác động của nó đến QXTV rừng tại khu vục nghiên cứu, vì cây rừng có thời gian sống rất dài có thể đến hàng trăm năm, trong đó lồi Lim xanh sống trên 100 năm cho nên chúng tôi đưa ra tổng hợp các nhân tố sinh thái trên để đánh giá. Các nhân tố sinh thái trên đo ở một thời điểm nhất định nào đó chỉ đánh giá được thời điểm tức thời chứ về lâu dài thì khơng thể khẳng định được.

- 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng N h iệ đ ộ, ợn g m ư a Nhiệt độ Lượng mưa

Hình 3.1: Biểu đồ nhiệt ẩm Gaussel-Walter

Qua hình 3.1 cho ta thấy biến động về lượng mưa trong năm là rất lớn chủ yếu tập trung vào các tháng 5,6,7,8 còn lại các tháng khác tuy có mưa nhưng ít khơng đáng kể. Trong những tháng này nhiệt độ, độ ẩm và giờ nắng cung tăng theo. Điều này cho ta thấy chế độ nhiệt và lượng mưa ở khu vực nghiên cứu là mưa mùa.

Theo Thái Văn Trừng (1978) [30] thì lượng mưa tại khu vực nghiên cứu là 1756,12 mm, giới hạn của các tháng mưa, khơ, hạn, kiệt thì tại đây lượng mưa được xếp cấp II ( từ 1.200 – 2.500 mm). Cấp độ ẩm tương đối trung bình tối thiểu tại khu vực nghiên cứu là 83,37% là b (50%<83,37% <85%).

P= 2t

Trong đó: P là lượng mưa bình qn các tháng, t là nhiệt độ các tháng Chỉ số khơ hạn tính được là X = S.D.A

Trong đó: S: Là số tháng khơ có lượng mưa PS< 2t A: Là số tháng hạn có lượng mưa PA < t D: Là số tháng kiệt có lượng mưa PD< 5mm

Từ đó ta tính được chỉ số khô hạn khu vực nghiên cứu X=2.0.0, khu vực nghiên cứu có 2 tháng khơ đó là tháng một và tháng hai, khơng có tháng hạn, kiệt.

Là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến năng suất thực vật, chủ yếu thông qua các yếu tố chế độ nhiệt, ánh sáng và nước. Đó là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa yếu tố khí hậu và hồn cảnh rừng. Để dánh giá điều kiện khí hậu trong Lâm Nghiệp đó là phân tích những thuận lợi, khó khăn, hướng khai thác sử dụng khí hậu trong khu vực, làm căn cứ để đưa ra sự phù hợp giữa thực vật rừng và hồn cảnh khí hậu nơi đó.

Chế độ nhiệt và lượng mưa: Có nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,190C ( trung bình tháng cao nhất là 28,180C, trung bình tháng thấp nhất là 16,960C). Lượng mưa trung bình năm là 1.756,12 mm (trung bình tháng cao nhất là 332,44 mm, trung bình tháng thấp nhất là 24,7 mm), tổng số ngày mưa là 120 ngày tập trung vào các tháng 5,6,7,8. Độ ẩm khơng khí bình qn là 83,37% (cao nhất là 87,0%, thấp nhất là 80.6%). Tổng số giờ nắng là 1.397,6 giờ (trung bình tháng cao nhất là 172,4 giờ, trung bình tháng thấp nhất là 42,4 giờ) Lượng bốc hơi trung bình hằng năm là 1.050 mm ( trung bình tháng cao nhất là 114,5 mm, trung bình tháng thấp nhất là 69,2 mm), nước thường bốc hơi mạnh vào các tháng 5,6,7. Sương mù thường xuất hiện vào các tháng 9,10,11,12 năm trước và tháng 1,2 năm sau, trong đó các tháng 12,1 thường có sương muối gây thiệt hại cho cây trồng và vật ni [7].

Chế độ gió: Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử chịu ảnh hưởng của hai loại gió mùa. Gió mùa Đơng Bắc thường xuất hiện vào mùa Đông, mùa Xuân kèm theo sương muối, mưa phùn và giá lạnh (kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 1,2,3 năm sau). Gió mùa Đơng Nam thường xuất hiện vào mùa Hè, mùa Thu kèm theo là mưa to và rất to, nắng nóng và giơng bão (kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10), mùa mưa bão do nằm ở phía Tây nên được dãy Yên Tử chắn cho nên mức độ thiệt hại do mưa bão gây ra là không lớn.

3.1.2.2. Thuỷ văn

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thuộc khu vực Yên Tử Tây, lưu vực này có bảy con suối lớn gồm: Suối Đồng Rì, suối Bài, suối Vĩnh Ninh, suối

Nước Vàng, suối Đá Ngang, suối Khe Đin và suối Khe Rỗ. Đây là những con suối thượng nguồn của sơng Lục Nam. Do lưu vực cịn nhiều rừng nên các con suối ở đây có nước chảy quanh năm, nó cũng là nguồn nước chính cung cấp cho nhân dân của các xã trong khu vực. Đây là khu vực phịng hộ rất xung yếu vì vậy cần tếp tục bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng trong thời gian tới để bảo vệ nguồn nước cho đầu nguồn sông Lục Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phân bố, sinh thái loài lim xanh (erythrophloeum fordii oliv ) làm cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển tại khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử sơn động bắc giang​ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)