PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đơng, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Tồn huyện có 20 xã và 01 thị trấn. Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp với các quận huyện như:
- Phía Bắc giáp quận Hà Đơng; - Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ; - Phía Nam giáp huyện Ứng Hịa;
- Phía Đơng giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Trì.
Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội
Với vị trí nằm liền kề với thành phố Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội, Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.
4.1.1.2 Địa hình địa mạo
Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sơng Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đơng và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7.5m so với mặt nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1.5m so với mặt nước biển.
Với đặc điểm địa hình như vậy huyện có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật ni, có khả năng thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni. Vì vậy trong sản xuất nông nghiệp cần phải đảm bảo công tác tưới tiêu cho vùng bãi sông Đáy và các cơng trình vùng trũng bên ven sơng Nhuệ.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Thanh Oai nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa hè nắng nóng mưa nhiều, mùa đơng khơ hanh, lạnh rét mưa ít. Hàng năm chịu anh hưởng của 2-3 cơn bão, với số giờ nắng trong năm từ 1700 – 1800 giờ.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,80C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 có ngày lên tới 38 - 390C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng có ngày chỉ có 10-120C.
- Lượng mưa:
Mùa mưa từ tháng 5 dến tháng 10, lượng mưa bình quân hàng năm là 1600 – 1800 mm, cao nhất có năm đạt 2.200 mm, song có năm thấp nhất chỉ đạt 1300 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7,8,9 với cường độ lớn (chiếm hơn 80%) nên thường gây ra úng lụt cục bộ tại những vị trí ven sơng Đáy gây thiệt hại cho mùa màng.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thiếu nước nghiêm trọng, cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh.
- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm trung bình 80%. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm 700 – 900 mm, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5 – 6.
- Nắng: Số giờ nắng trung bình cả năm là 1700 – 1800 giờ, số giờ nắng cao nhất trong năm là 2000 giờ, số giờ nắng thấp nhất trong năm là 1500 giờ.
4.1.1.4. Thủy văn
Hệ thống thuỷ văn của huyện gồm hai sông lớn là sông Đáy, sông Nhuệ và hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương…
Sơng Đáy chạy dọc phía Tây của huyện có chiều dài khoảng 20,5 km với độ rộng trung bình 100 – 125m, hiện tại bề mặt sơng đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua.
Sơng Nhuệ ở phía Đơng của huyện có chiều dài 14,5 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ở ven sông như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động… và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho cơng trình thuỷ lợi La Khê.