Thực trạng phát triển kinh tế và xã hội

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI, TP HÀ NỘI (Trang 32 - 37)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH

4.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế và xã hội

4.1.3.1. thực trạng phát triển kinh tế

Tổng giá trị sản xuất đạt 2.732,8 tỷ đồng; Trong đó: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.878 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 6.577 tỷ đồng, dịch vụ đạt 3.523 tỷ đồng. Cơ cấu 3 nhóm ngành nơng nghiệp - cơng nghiệp - dịch vụ là 17,35% - 53,05% - 29,6%. Cơ cấu nền kinh tế đã chuyển biến theo hướng tích cực: Tỷ trọng chung 2 ngành cơng nghiệp – xây dựng và thương mại, dịch vụ đạt 82,55 %.

Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 26 triệu đồng/năm.

4.1.3.2. khu vực kinh tế nông nghiệp

Giá trị sản xuất Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 1.878 tỷ đồng. Ngun nhân chính dẫn đến sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản đạt giá trị thấp là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán xảy ra làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

- Về trồng trọt: Cùng với công tác dồn điền đổi thửa và triển khai đề án “Phát triển cơ giới hoá trong sản xuất lúa giai đoạn 2013-2015”, huyện chỉ đạo các phịng chun mơn và các địa phương chuyển dịch ngành theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị trên 1 ha canh tác. Xây dựng và triển khai các quy hoạch; chuyển đổi các mơ hình canh tác, đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhiều sản phẩm trồng trọt như nếp cái hoa vàng (Tam Hưng), gạo Bồ Nâu (Thanh Văn), cây có múi (Cao Viên, Kim An) đã và đang khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và có vị trí vững chắc trên thị trường... Bình quân giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác đạt trên 100 triệu đồng/năm. Nhiều mơ hình chuyển đổi về trồng trọt (cây ăn quả, rau), thủy sản, chăn nuôi tập trung cho hiệu quả cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động với thu nhập ổn định.

- Về chăn nuôi, thú y: Tồn huyện có 21 ban chăn ni thú y với 20 trưởng ban chăn nuôi thú y và 119 thú y viên thường xuyên thực hiện việc giám sát dịch bệnh và các nhiệm vụ trong cơng tác phát triển chăn ni phịng chống

dịch. Các xã thị trấn thực hiện tốt đồng bộ các biện pháp phịng chống dịch nên chăn ni ổn định dịch bệnh không sảy ra, việc chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư giảm dần, chăn nuôi tập trung xa khu dân cư được đẩy mạnh.

4.1.3.3. Khu vực kinh tế Công nghiệp - Xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 6.577 tỷ đồng, bình quân 5 năm (2011-2015) đạt 5.103 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 12,9%/năm. Do chịu sự suy thoái chung của nền kinh tế đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Mặt khác, do giá vật tư nguyên liệu tăng cao và nhu cầu xây dựng giảm làm cho tốc độ tăng trưởng ngành thấp hơn kế hoạch đề ra.

Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp Thanh Oai và các xã có làng nghề thủ cơng truyền thống (Tân Ước, Dân Hòa, Cao Dương, Thanh Thùy, Phương Trung). Các ngành nghề phát triển khá là sản xuất đồ uống, may mặc, chế biến nông sản.

Huyện đã triển khai Kế hoạch “Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nội giai đoạn 2010-2020” trên địa bàn huyện Thanh Oai. Tập trung đào tạo, nâng cao tay nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề mới cho các làng nghề, các xã thuần nông với các nghề: mây tre đan, may, sâu hạt gỗ…

Từ năm 2010 – 2014 được sự quan tâm của UBND thành phố, Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đến nay đã hỗ trợ kinh phí cho huyện triển khai xây dựng thương hiệu “Nón làng Chng” xã Phương Trung, “Lồng chim Dân Hòa” xã Dân Hòa, “Cam đường Kim An” xã Kim An; Kế hoạch 2014-2015 tiếp tục xây dựng thương hiệu “Giò chả, bánh chưng, nem chua” xã Tân Ước.

4.1.3.4. Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ

Giá trị sản xuất Dịch vụ, thương mại ước đạt 3.523 tỷ đồng, bình quân 5 năm (2011-2015) đạt 2.826 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân ước đạt 10,56%/năm. Nguyên nhân giảm so với kế hoạch là do tác động của suy giảm kinh tế chung, giá đầu vào tăng cao, làm giá thành sản phẩm tăng theo kéo theo sức mua giảm dẫn đến tốc độ tăng trưởng của ngành thấp hơn kế hoạch đề ra.

Tồn huyện có 17/21 xã, thị trấn có chợ. UBND huyện chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với các doanh nghiệp triển khai chương trình bán hàng lưu động xuống các địa phương với phương châm “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”; tham gia các hội chợ sản phẩm làng nghề, hội chợ hàng thủ công mỹ

nghệ và quà tặng, hội chợ thương mại. Ngoài ra, các ngành nghề dịch vụ như điện lực, bưu chính, viễn thơng, ngân hàng, bảo hiểm…đều tăng trưởng khá, bám sát và phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần quan trọng trong phát triển KT-XH của huyện;

4.1.3.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2019 dân số của huyện là 169.344 người, với mật độ dân số gần 1.368 người/km2, tốc độ tăng dân số khoảng 1%.

Tổng số lao động toàn huyện là 99.415 người chiếm 58,71% tổng dân số, trong đó lao động nơng nghiệp chiếm khoảng 73,66% tổng lao động xã hội trong tồn huyện. Lao động làm trong các ngành cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại chiếm 26,34%. Tỷ lệ cơng nhân lành nghề, kỹ thuật viên cịn ít.

4.1.3.6. Điều kiện xã hội

- Về đầu tư cơ sở hạ tầng:

Huyện Thanh Oai có hệ thống cơ sở cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tương đối tốt và hồn chỉnh. Hệ thống giao thơng đường bộ đang dần được hoàn thiện từng bước tạo xương sống cho phát triển của huyện. Hệ thống cấp nước trên địa bàn được đặc biệt quan tâm đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn.

Hệ thống cung cấp và phân phối điện năng của huyện đã cơ bản được hồn thiện và dần được ngầm hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Thanh Oai có mạng lưới thơng tin liên lạc khá phát triển với hệ thống các điểm bưu điện rộng khắp cung cấp đầy đủ các dịch vụ đáp ứng được yêu cầu thông tin liên lạc thông suốt của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

- Về giáo dục đào tạo:

Quy mô giáo dục và mạng lưới trường lớp phát triển với 75 cơ sở giáo dục (24 trường Mầm non, 24 trường Tiểu học, 21 trường THCS, 4 trường THPT, 01 Trung tâm GDTX, 01 Trung tâm KTTHHN) với 3.654 cán bộ, giáo viên và nhân viên, 39.064 học sinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân. Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững, giáo dục mũi nhọn có nhiều tiến bộ, số lượng học sinh giỏi ngày càng tăng. Công tác quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học được tăng cường, đầu tư theo hướng đồng bộ, chuẩn hoá và từng bước

hiện đại. Đội ngũ nhà giáo cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng.

- Về y tế:

Tồn huyện có 01 Bệnh viện Đa khoa và 01 Trung tâm Y tế (gồm 01 Phòng khám đa khoa và 21 Trạm y tế). Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai, trạm y tế của các xã, thị trấn đều được xây dựng khang trang, thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn, tận tâm bước đầu tạo được lòng tin trong nhân dân.

- Văn hóa, thơng tin:

Tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú và sâu rộng tới các cấp, các ngành, đông đảo các tầng lớp nhân dân về việc tích cực hưởng ứng và tham gia thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kinh tế, xã hội theo tinh thần Nghị quyết đại hội của Đảng bộ huyện lần thứ XXI bằng nhiều hình thức.

Xây dựng và khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa từ huyện tới cơ sở đạt được nhiều kết quả. Hiện nay huyện có 01 nhà văn hóa, 01 trung tâm thể dục thể thao với các cơng trình sân vận động, bể bơi, sân tennit, 118 nhà văn hóa thơn làng, trong đó có 48 nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Xây dựng 08 sân khấu ngoài trời tại các cụm dân cư công cộng, 100% đài truyền thanh xã, thị trấn đã được nâng cấp.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thường xuyên được quan tâm chỉ đạo. Trên địa bàn huyện hiện có 144/246 di tích được xếp hạng, trong đó có 68 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 76 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Đến nay đã có trên 12% các di tích được tu bổ, tơn tạo với kinh phí hàng trăm tỷ đồng.

4.1.3.7. Cơng tác quản lý môi trường

- Công tác tham mưu, chỉ đạo, tuyên truyền phổ biến pháp luật

Tham mưu UBND huyện ban hành và triển khai kế hoạch triển khai công tác quản lý môi trường năm 2019;

Tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch và cấp phát tài liệu tuyên truyền tổ chức các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2019 và ngày nước thế giới, ngày khí tượng thế giới, chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2019; tổ chức cấp phát 138 băng rôn, 189 khẩu hiệu và 2100 tờ rơi tuyên truyền hưởng ứng chiến dịch.

Tổ chức phát 760 cây bóng mát phục vụ phát động tết trồng cây xuân Kỷ Hợi 2019.

Tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học năm 2019; kế hoạch phịng ngừa sự cố mơi trường và đảm bảo vệ sinh môi trường trong mùa mưa bão năm 2019.

Tổ chức hội nghị tập huấn phương pháp xử lý rơm rạ cho bà con nông dân tại xã Tam Hưng và triển; triển khai tới các hộ dân đăng ký mua chế phẩm theo chương trình của Sở Tài ngun và Mơi trường. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân khơng đốt rơm rạ ngồi đồng ruộng. Vụ Xn năm 2019 toàn huyện đã triển khai xử lý rơm rạ trên diện tích 108ha (xã Tam Hưng 58 ha, xã Thanh Văn 50ha). Nhìn chung, việc sử dụng máy gặt đập liên hoàn để lại rơm tại ruộng nên tình trạng đốt rơm rạ trên địa bàn huyện giảm đáng kể (đặc biệt sau vụ thu hoạch lúa mùa, tình trạng đốt rơm rạ ít xảy ra).

Tổ chức 04 hội nghị tuyên truyền các biện pháp hạn chế sử dụng rác thải nhựa; giảm thiểu – tái chế - tái sử dụng rác thải để bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho hội viên hội phụ nữ các cụm kinh tế.

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ cấp xã; tuyên truyền luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện.

Tổ chức hội nghị tuyên truyền bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp; các cơ sở sản xuất.

-Công tác kiểm tra, kiểm sốt ơ nhiễm và giải quyết đơn thư

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mơi trường tại các xã Bích Hịa, Cự Khê, Cao Viên và Cao Dương.

Tổ chức kiểm tra, xác minh nội dung đơn của nhân dân ngõ 7, xóm Cầu, xã Cự Khê phản ánh việc hộ ơng Hồng Trọng Hùng sản xuất gây ơ nhiễm môi trường.

Phối hợp với Phịng cảnh sát mơi trường – Công an Thành phố kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với Công ty TNHH sơn cơng nghiệp Hịa Phát, địa chỉ: thơn Mùi xã Bích Hịa.

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước đối với 20 cơ sở trên địa bàn.

Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2019.

-Thẩm định kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Thẩm định hồ sơ, tham mưu UBND huyện ban hành 15 giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án trên địa bàn huyện.

-Cơng tác thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp

Rà sốt, thống kê các đối tượng chịu phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải cơng nghiệp năm 2019.

-Công tác khác

Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện nội dung mơi trường của Tiêu chí số 17 nơng thơn mới cho 03 xã Bích Hịa, Cự Khê, Cao Viên và nông thôn mới nâng cao đối với xã Kim An

Phối hợp với UBND xã Bình Minh triển khai thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo cơng tác vệ sinh mơi trường tại lễ hội Bình Đà.

Phối hợp với phòng Kinh tế, Y tế tham gia đồn kiểm tra phịng chống dịch bệnh trên toàn huyện.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI, TP HÀ NỘI (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)