Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI, TP HÀ NỘI (Trang 30 - 32)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA HUYỆN THANH

4.1.2. Các nguồn tài nguyên

4.1.2.1. Tài nguyên đất

Trong phạm vi của huyện có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa được bồi là loại đất có màu nâu thẫm, diện tích 618,90 ha được phân bố chủ yếu ở khu vực ngồi đê trong vùng phân lũ sơng Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn.

- Đất phù sa gley có diện tích 1.264,85 ha phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình úng trũng và canh tác ruộng nước.

- Đất phù sa khơng được bồi có màu nâu tươi, diện tích 6.445,64 ha đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, hàm lượng mùn trung bình, lân khá, kali cao, lân dễ tiêu thấp.

Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, đặc biệt là khu vực ngồi đê có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mơ hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

4.1.2.2. Tài nguyên nước

Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn là nước mặt và nước ngầm.

- Nước mặt: chủ yếu là sông Hồng vào sông Nhuệ qua hệ thống thuỷ nông La Khê, và sơng Đáy. Ngồi ra, cịn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (hơn 300 ha), đặc biệt là đầm Thanh Cao – Cao Viên.

Nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng, cịn vùng bãi sơng Đáy về mùa khơ vẫn chua đáp ứng đủ nhu cầu nước tưới cho cây trồng vùng bãi.

- Nước ngầm: tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn.

- Về chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thơ ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông.

4.1.2.3. Tài nguyên du lịch

Thanh Oai là huyện có nhiều di tích lịch sử văn hố, trong đó có 88 di tích đã được xếp hạng với nhiều di tích gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong đó chủ yếu là đình, chùa, đền thờ cổ, làng nghề truyền thống; đây là những tiềm năng to lớn có thể quy hoạch thành các trung tâm du lịch như: du lịch văn hoá làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái… Hơn thế nữa Thanh Oai còn nằm trên tuyến du lịch Chùa Hương nên rất thuận lợi cho việc quảng bá, phát huy tiềm năng du lịch của huyện.

4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn

Huyện có mật độ dân số trung bình năm 2020 là 1368 người/km2; tốc độ tăng dân số tự nhiên khoảng 1%/năm.

Với đặc điểm là một huyện ven đơ, có nhiều làng nghề và nghề phụ khác nhau, nhân dân trong huyện có đức tính cần cù lao động, có tinh thần và truyền thống đoàn kết đấu tranh anh dũng trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và lao động sản xuất.

4.1.2.5. cảnh quan mơi trường

Huyện có mơi trường khơng khí trong lành, nguồn nước ít bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp và môi trường do tác động của cơng nghiệp hố là chưa lớn.

Tuy nhiên, những năm gần đây các khu công nghiệp nhỏ, các cụm công nghiệp và các làng nghề chế biến, trong sản xuất nơng nghiệp đã q lạm dụng phân hố học, thuốc trừ sâu nên đã ảnh hưởng ít nhiều đến mơi trường sinh thái, đặc biệt là môi trường nước.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI, TP HÀ NỘI (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)