THẦN HỌC MỤC VỤ GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu B-VBTS-MUCVU GIAODUCTRONGHOITHANH-EDUCATIONAL MINISTRY INTHECHURCH-EDITED (Trang 69 - 70)

(Theology Of Educational Ministry)

Cơ Đốc Giáo Dục khơng chỉ đơn thuần là sự giáo huấn về Thần học cho giới nhân sự phục vụ nhà Chúa, mà giáo huấn cho nếp sống bình thường của người tín hữu Tin Lành. Hội Thánh của Đức Chúa Trời được kêu gọi để hướng dẫn con dân Chúa phát huy nếp sống tin kính Chúa hầu cĩ thể sống xứng đáng trước mặt Ngài (1 Têsalơnica 2:12). Mục Sư Luther (1483- 1546) tin rằng nếu tất cả con dân Chúa được kêu gọi để trở thành những đầy tớ cĩ trách nhiệm và những người thờ phượng Chúa, họ phải cần được huấn luyện và trang bị nhằm đáp ứng với sự kêu gọi.

Mục đích của Cơ-đốc giáo dục là định hướng tiến trình phát triển của con người để đạt đến mục đích cao đẹp của Đức Chúa Trời: đức tính tin kính và nếp sống đạo trọn lành. Nĩ tạo nên những nỗ lực mà “hầu cho người của Đức Chúa Trời được trang bị đầy đủ và sẵn sàng để làm mọi việc lành” (2 Timơthê 3:17). Sự gíao dục tâm linh luơn bắt đầu từ khởi điểm của sự tái sanh thuộc linh, khi linh hồn được cứu rỗi và được tương giao mật thiết với Đức Chúa Trời. Đối với trẻ con cần học tập lời Chúa khi cịn nhỏ, vì “Từ khi cịn thơ ấu, con đã biết Kinh Thánh cĩ khả năng khiến con khơn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Chúa Cứu Thế Giê-su” (2 Timơthê 3:15).

Sự tăng trưởng trong đời sống tin kính cần tiến hành theo từng bước từ thời điểm được tái sanh linh hồn cho đến trưởng thành tồn hảo “trong sự hiểu biết trong Chúa Cứu Thế Giê-su” (2 Pheâ-rơ 1:5- 8). Sự tăng trưởng tâm linh chỉ

70

cĩ thể thực hiện được bởi ân điển thần diệu của Thiên Chúa (Tít 2:11- 13). Dĩ nhiên, từ khởi điểm của tái sanh người tín hữu vẫn tiếp tục tiếp cận tâm trí của mình với chân lý của Đức Chúa Trời đã được bày tỏ trong Chúa Cứu Thế, và người đĩ “được biến đổi theo hình ảnh Ngài từ vinh quang này đến vinh quang khác nhờ Chúa là Thánh Linh” (2 Cơrinhtơ 3:18). Sự biến đổi trở thành ảnh tượng trong Chúa Cứu Thế chính là mục tiêu chính yếu của Cơ-đốc giáo dục (Rơma 8:29). Mục tiêu theo đuổi này phải kiên trì chờ đợi đến “khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ được giống như Ngài, vì chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài vẫn hiện hữu” (1 Giăng 3:2).

Lý thuyết của hệ thống giáo dục Tin Lành dựa vào sự ý thức và sự nhận thức về chân lý của Đức Chúa Trời. Chính Ngài là Đức Chúa Trời của chân lý Thánh Kinh (Thánh-thi 31:5); Con của Ngài là Chúa của chân lý (Giăng 14:6); Chúa Thánh Linh của Ngài là Thần Linh của chân lý (Giăng 14:16- 17). Muốn hiểu biết chân lý hay hiểu biết về Đức Chúa Trời, con người cần bắt dầu bằng sự ăn năn tội lỗi của mình, đặt lịng tin nơi Chúa Cứu Thế Giê-su, và vâng lời tương giao với Ngài. Tĩm lại, người biết Chúa là người được sanh lại trong gia đình của Đức Chúa Trời và sống trong mối thơng cơng mật thiết với Ngài (1 Giăng 5:20; Philíp 3:10).

Một phần của tài liệu B-VBTS-MUCVU GIAODUCTRONGHOITHANH-EDUCATIONAL MINISTRY INTHECHURCH-EDITED (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)