Chương 27: Sự trong sáng và lịng kiên trì của Cha Thánh.

Một phần của tài liệu eBookHanhThanhPhanxico1 (Trang 70 - 74)

71. Phanxicô, người của Thiên Chúa, đã được dạy cho biết khơng được tìm kiếm phần rỗi bản thân, nhưng phải tìm kiếm những gì thấy là có thể giúp cho ơn cứu độ của tha nhân. Trên hết mọi sự, ngài ao ước được giải thoát và ở với Chúa Kito[294]. Vì thế điều quan tâm chính của ngài là thốt ra khỏi những gì thuộc về thế gian[295], sao cho sự an tĩnh của nội tâm khỏi bị khuấy động, cho dù một lúc, vì tiếp xúc bụi trần. Ngài biến mình thành vơ cảm đối với mọi biến cố bên ngoài. Tập trung các giác quan vào nội tâm và kềm chế các biến động trong tâm hồn, ngài làm cho bản thân nên trống không để chú tâm vào một mình Thiên Chúa. Trong hốc đá ngài ẩn mình, trong hang núi ngài nương thân.[296] Ngài để hồn thành kính đi giữa các lâu đài thiên cung, và hoàn toàn trút bỏ bản thân,

[297] ngài an nghỉ lâu dài trong các vết thương của Chúa Cứu Thế.[298] Chính vì vậy ngài thường xuyên rút vào những nơi thanh vắng,[299] để có thể hướng cả tâm hồn về với Chúa.

Nhưng khi nhận thấy là thời gian thích hợp, ngài không ngần ngại tham gia vào các cơng việc của đồng loại, và tích cực lo cho phần rỗi của tha nhân. Quả vậy, bến bờ an toàn nhất của ngài là kinh nguyện, không phải kinh nguyện trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, hời hợt và nhiều tính khoe khoang, song lâu dài, đầy sùng kính, và an bình trong khiêm cung. Nếu bắt đầu lúc tối thì kéo dài suốt đêm tới sáng hôm sau. Lúc đi lúc ngồi, đang khi ăn cũng như đang khi uống, ngài triền miên chú tâm vào kinh nguyện. Ban đêm ngài một mình tìm đến những nhà nguyện heo hút, nằm ở nơi hoang vắng, để cầu nguyện. Chính tại những nơi ấy mà, nhờ ơn Thiên Chúa trợ giúp, ngài đã vượt thắng nhiều nỗi sợ hãi và nhiều sự lo âu đang quấy rối tâm hồn.[300]

72. Ở những nơi như thế, ngài thường phải chiến đấu tay đôi [301] chống lại ma quỉ. Quỉ ma không chỉ quấy nhiễu bên trong qua những cơn cám dỗ, mà còn ra sức phá phách bên ngoài để làm cho ngài phải khiếp sợ, bằng những vụ đổ tường, sập đất. Nhưng người chiến sĩ dũng cảm của Thiên Chúa biết rằng Chúa của mình làm được mọi sự ở mọi nơi. Thế nên, chẳng những khơng hoang mang lo sợ, ngài cịn nói trong lịng: "Này thần dữ, ở đây ngươi cũng không thể hãm hại ta hơn là ở nơi đơng người".

gì ngồi những điều thuộc về Chúa. Rất nhiều phen ngài giảng trước hàng ngàn thính giả, nhưng bình tĩnh như đang nói chuyện với một người bạn quen. Thính giả đơng thế nào ngài cũng xem như chỉ có một người độc nhất, nhưng rao giảng cho một người độc nhất ngài cũng nhiệt tình như nói với cả đám đơng. Nhờ có tâm hồn trong sáng nên ngài vững tâm trong khi rao giảng và dù không sắp đặt trước, ngài vẫn thường nói được những điều kỳ diệu nhất cho mọi người. Một vài lần ngài cũng suy nghĩ soạn bài, nhưng khi dân chúng tập họp lại, ngài khơng cịn nhớ những gì đã chuẩn bị và chẳng biết nói gì. Gặp trường hợp như vậy, ngài không hề hổ ngươi, thú thực với mọi người rằng mình có chuẩn bị nhiều, song đã qn hết. Đơi khi ngài được ban tràn đầy ơn hùng biện và làm cho nhiều linh hồn hoán cải. Những lần thật khơng biết nói gì, ngài chúc lành cho dân chúng rồi cho những người được nghe giảng qua một việc duy nhất ấy ra về.

Cách ngài giảng trước Đức Giáo Hồng Hơnơriơ.

73. Ngày kia, ngài đến Rơma để lo một cơng việc của Dịng và rất ao ước muốn được điều trần trước Đức Giáo Hồng Hơnơriơ và các vị hồng y đáng kính.[302] Đức Hồng Y Hugơlinơ, vị Giám mục lừng danh của giáo phận Ơstia, rất q mến đấng thánh của Thiên Chúa. Khi biết tin này, ngài vừa mừng vừa lo, vì ngưỡng mộ lịng nhiệt thành nhưng lại biết rõ sự trong sáng đơn sơ của thánh nhân. Tuy nhiên phó thác cho lượng nhân từ của Thiên Chúa Tồn năng, Đấng khơng bao giờ bỏ mặc những kẻ cậy trông nơi trong những cơn gian nan khốn kho,[303]

Đức Hồng Y dẫn thánh nhân vào yết kiến Đức Giáo Hoàng và các vị hồng y đáng kính. Phanxicơ được Đức Thánh Cha ban phép lành và cho phép trình bày nguyện vọng. Đứng trước mặt bao nhiêu vị đại thần của Giáo Hội, thánh nhân vẫn bắt đầu lên tiếng cách tự nhiên, khơng lúng túng. Ngài nói cách nhiệt thành đến mức khơng thể kềm hãm niềm hoan lạc đang trào dâng. Ngài vừa nói vừa đi tới đi lui như nhảy múa, khơng phải theo lối biểu diễn, nhưng do cháy lửa mến Chúa, khơng làm trị cười, nhưng khiến ai nấy cảm động rơi lệ. Nhiều vị xúc động trong lòng,[304] ngạc nhiên khi thấy sức mạnh của ơn Thiên Chúa và sự mạnh dạn[305] của diễn giả. Đức Giám Mục Ơstia lo lắng chờ đợi, hết lịng cầu xin Thiên Chúa cho sự đơn sơ chất phác của đấng thánh khỏi bị chê cười. Ngài sẽ cùng chung vinh dự hay bẽ bàng với thánh nhân bởi ngài đã được đặt làm người cha cai quản tồn gia đình của đấng thánh.

Cách ngài trao phó mình và các anh em cho sự bảo trợ của Đức Hồng Y Hugơlinơ, giám mục Ơstia.

74. Thực vậy, Thánh Phanxicô nương tựa vào Đức Hồng Y Hugôlinô, như con nương tựa vào cha, như con một nương tựa vào mẹ, an toàn nghỉ ngơi và ngủ yên trong lòng[306] nhân hậu của ngài. Đức Hồng Y đảm nhận phận sự và thi hành công việc của một mục tử, còn danh hiệu mục tử thì ngài dành để cho thánh nhân. Thường thì Cha Thánh báo trước các nhu cầu, cịn Đức Hồng Y vinh hiển của chúng ta thì cung cấp cho các nhu cầu được báo trước. Ơi có biết bao kẻ, trong thời kỳ sơ khởi, đã ra sức phá huỷ việc gieo trồng Hội Dịng! Có biết bao kẻ tìm cách chặt ngọn bẻ nhánh cây nho Chúa đã lựa chọn[307] và chính tay Người nâng niu trồng mới! Có biết bao kẻ cố tình hái ăn những trái đầu mùa thơm ngon nhất! Tất cả những người ấy đã bị chém bởi thanh gươm của người

cha và người chủ đáng kính của chúng ta và mưu đồ của chúng bị triệt hạ, khơng

cịn gì hết.[308] Ngài thực là một dịng sơng hùng biện, một bức tường thành của Hội Thánh, một người phát ngôn của chân lý, một người bạn của những kẻ thấp hèn. Thật là một ngày được chúc phúc và đáng được mọi người khắc cốt ghi tâm, ngày mà đấng thánh của Thiên Chúa tin cậy phó thác vận mạng của mình trong tay một bậc khả kính như thế. Đó là vào thời Đức Hồng Y đang thi hành chức vụ Khâm sai Tòa thánh[309] - một chức vụ vẫn thường được trao phó cho ngài - tại miền Toscana, và Thánh Phanxicơ chưa có nhiều anh em. Lúc ấy thánh nhân dự định đến nước Pháp,[310] và ghé qua thành Flơrentia, nơi Đức Hồng Y đang có mặt. Khi đó các ngài chưa phải là bạn tâm giao như sau này, nhưng đã quí mến nhau do tiếng tốt đời sống đạo đức của cả hai.

75. Thánh Phanxicơ vốn có thói quen đến trình diện vị giám mục hay các linh mục địa phương mỗi khi tới một thành hay một vùng nào. Vì vậy, khi được biết có một vị cao cấp như thế trong hàng giáo phẩm đang ở Flơrentia, ngài liền đến trình diện với lịng kính cẩn sâu xa. Đức Hồng Y tiếp đón ngài cách thành kính và khiêm tốn, như vẫn làm đối với mọi người tu hành, nhất là đối với những tu sĩ đã dấn thân dưới ngọn cờ vinh quang của thánh đức nghèo khó và đơn sơ. Vì hằng quan tâm giúp đỡ những kẻ nghèo khó,[311] và đặc biệt giải quyết các cơng việc của họ, Đức Hồng Y ân cần hỏi thánh nhân đến Flơrentia vì việc gì và lắng nghe cách rất nhân hậu ý định của Phanxicô. Vị hồng y nhận thấy thánh nhân là người hơn ai hết khinh chê mọi sự thế gian, và bừng cháy ngọn lửa do Chúa Giêsu đã đem xuống trần gian,[312] thì từ đấy tâm hồn ngài gắn bó keo sơn với

tâm hồn[313] thánh nhân. Ngài thành kính xin thánh nhân cầu nguyện cho mình, và rất quảng đại cam kết sẽ bảo trợ thánh nhân trong mọi hồn cảnh. Sau đó ngài khuyên can thánh nhân đừng tiếp tục cuộc hành trình, nhưng hãy cẩn trọng, lo

lắng bảo vệ[314] những người mà Thiên Chúa giao phó cho thánh nhân.

Thấy một chức sắc cao trọng trong hàng giáo phẩm bày tỏ thịnh tình ưu ái và có những nhận xét tinh tường như vậy, Thánh Phanxicơ hết sức vui mừng. Ngài sấp mình dưới chân Đức Hồng Y, và hết lòng gửi gắm bản thân cùng anh em của mình cho Đức Hồng Y.

Một phần của tài liệu eBookHanhThanhPhanxico1 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)