7. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường Đại học Khoa học
2.3.1. Công tác quy hoạch đội ngũ cố vấn học tập
Công tác quy hoạch đội ngũ CVHT giúp cho người quản lý và cơ quan quản lý biết được số lượng, cơ cấu tuổi, trình độ, cơ cấu chun mơn, cơ cấu giới… của đội ngũ làm công tác CVHT. Trên cơ sở đó, người quản lý lập kế hoạch cho sự cân đối trong tương lai bằng cách so sánh số lượng CVHT cần thiết với số lượng CVHT hiện có, phân tích độ tuổi, trình độ, năng lực, khả năng làm việc, thời gian công tác của từng người trong đội ngũ để ấn định số lượng cần thiết đưa vào quy hoạch. Để khảo sát “thực trạng công tác quy hoạch”, người nghiên cứu đưa ra 6 nội dung cơ bản và tiến hành khảo sát trên 2 nhóm đối tượng là CBQL và CVHT. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.9:
Bảng 2.11. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CVHT
TT Nội dung
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện
Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thứ bậc 1 Xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ CVHT 2,44 0,61 2 2,37 0,58 1
65 2 Xây dựng được kế hoạch phát triển
đội ngũ CVHT có tính khả thi 2,25 0,67 4 2,23 0,66 4 3 Dự kiến được các nguồn lực thực
hiện quy hoạch 2,00 0,70 6 1,92 0,64 6
4 Có dự báo về nhu cầu CVHT mỗi
năm 2,06 0,69 5 1,97 0,55 5
5 Bổ nhiệm đủ số lượng CVHT cho
sinh viên 2,35 0,56 3 2,28 0,48 2
6 Đảm bảo yêu cầu về chất lượng đội
ngũ CVHT 2,61 0,63 1 2,25 0,59 3
Theo kết quả khảo sát bảng 2.11, người nghiên cứu nhận thấy với 6 nội dung về thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ CVHT trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM mức độ đánh giá từ thỉnh thoảngđến thường xuyên(ĐTB: từ 2,00 đến 2,61) và mức độ hiệu quả được đánh giá từ đạt đến tốt (ĐTB: 1,92 – 2,37). Như vậy, đa số CBQL và CVHT đều có đánh giá thống nhất và tồn diện về cơng tác quy hoạch đội ngũ CVHT của Trường.
Việc “xác định đúng mục tiêu phát triển đội ngũ CVHT” có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của nhà trường với mức độ thực hiện là thường xuyên (ĐTB: 2,44) và mức độ hiệu quả là tốt (ĐTB: 2,37). Tuy nhiên trong kế hoạch chiến lược của nhà trường và các khoa/bộ môn lại chưa đề cập đến việc xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ CVHT có tính khả thi hoặc nếu có thì cũng rất sơ sài mang tính chất chung chung cùng với kế hoạch về nhân sự của đơn vị. Điều này khá chính xác với kết quả điều tra về mức độ thường xuyên là thỉnh thoảng (ĐTB: 2,25) và mức độ hiệu quả là đạt (ĐTB: 2,33). Xác định đúng mục tiêu và xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ về CVHT sẽ giúp các đơn vị trong nhà trường có cái nhìn đúng đắn về vai trị và tầm quan trọng cũng như những ảnh hưởng, thành quả mà đội ngũ này mang đến cho sinh viên.
Về công tác “dự kiến được các nguồn lực thực hiện quy hoạch và có dự báo về nhu cầu CVHT mỗi năm” cũng chỉ thực hiện ở mức độ thỉnh thoảng (ĐTB: 2,00 – 2,06) và hiệu
quả là chưa đạt (ĐTB: 1,92 – 1,97). Hiện nay, đội ngũ nhân sự ở các khoa/bộ môn là khá ổn định cho nên việc dự kiến, dự báo các nguồn lực để quy hoạch là khá thuận lợi. Tuy nhiên hoạt động này lại không được thực hiện thường xuyên. Nhà trường mới chỉ chú trọng quan tâm đến hoạt động của đội ngũ CVHT mà chưa chú ý tới đội ngũ những người tham gia làm công tác CVHT. Theo ý kiến của CBQL Q2 thì “tư vấn SV khơng phải là công việc của
66
riêng người cố vấn, tất cả giảng viên, khi SV có thắc mắc, có nhu cầu trao đổi đều phải có trách nhiệm lắng nghe và giải đáp. Có như thế cơng tác tư vấn mới đồng bộ, thống nhất. Trách nhiệm và uy tín của người giảng viên mới được nâng cao”. Do đó, nhà trường cần tập
trung bồi dưỡng năng lực và phẩm chất tư vấn, cố vấn không chỉ cho các CVHT đương nhiệm mà nên triển khai rộng rãi đối với toàn bộ cán bộ, giảng viên trong nhà trường.
Quy chế về công tác CVHT của nhà trường chưa đề cập cụ thể số lượng bao nhiêu SV/ CVHT. Do đó, mà ở mỗi khoa/bộ mơn cũng có sự khác nhau về số lượng những giảng viên tham gia làm cơng tác CVHT cho SV. Tiêu chí bổ nhiệm đủ số lượng CVHT cho SV chỉ có 39,2% CBQL và CVHT đánh giá là thường xuyên với mức độ hiệu quả là 29,1%. Qua điều tra thực tế tại các khoa/bộ môn, người nghiên cứu nhận thấy đối với SV năm nhất, năm hai khi chưa chia chuyên ngành thì số lượng SV/CVHT là khá đơng. Tuy nhiên tới năm thứ ba, thứ tư thì số lượng SV/CVHT là tương đối phù hợp, đặc biệt ở một số khoa ngoại ngữ số lượng SV/CVHT là khá ít, chỉ khoảng trên dưới 10 SV/CVHT. Thiết nghĩ, để công tác CVHT đạt hiệu quả cao, nhà trường nên quy định cụ thể số lượng SV/CVHT nhằm đảm bảo quyền lợi của SV, nhất là SV năm thứ nhất chưa có kinh nghiệm học tập ở bậc ĐH, đặc biệt hoàn toàn xa lạ với cách thức của HCTC.
Công tác quy hoạch để đảm bảo yêu cầu về chất lượng đội ngũ CVHT được đánh giá ở mức độ thường xuyên (ĐTB: 2,61) và hiệu quả ở mức đạt (ĐTB: 2,25). Số lượng giảng viên của nhà trường có học vị từ thạc sĩ trở lên khá cao với 98,42%. Trong khi đó, CVHT với u cầu phải là giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, có ít nhất 2 năm trực tiếp giảng dạy. Vì vậy mà cơng tác quy hoạch nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng đội ngũ CVHT của nhà trường khá hiệu quả.
Lợi ích từ việc chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang HCTC là không thể phủ nhận. Việc phân công người giảng viên làm công tác CVHT đối với sự thành công của SV trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua công tác quy hoạch đội ngũ CVHT nhà trường đã thực hiện nhưng chưa thực sự sâu sát. Theo ý kiến của Q1 thì “nhà trường chưa có quy định cụ thể nên việc đầu tư cho đội ngũ CVHT vẫn
còn gặp hạn chế”. Nhà trường chưa chủ động trong công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch
nhằm quản lý, phát triển đội ngũ này. Từ đó dẫn đến tình trạng, khoa/bộ mơn nào mạnh về nhân sự thì số lượng CVHT đơng, ngược lại thì chỉ có một hoặc hai giảng viên phụ trách cơng tác CVHT cho tồn khoa/bộ mơn. Do đó, rất cần có sự chỉ đạo từ ban giám hiệu nhà
67
trường để công tác quy hoạch đội ngũ cố vấn học tập được thống nhất và đồng bộ ở tất cả các khoa/bộ môn.