Tp .HCM
3.2.6. Nhóm giải pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CVHT
3.2.6.1. Mục đích
Với bất kỳ một hoạt động hay công tác nào việc cung ứng đầy đủ các công cụ hỗ trợ, động viên, khen thưởng kịp thời, việc tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ của cấp trên luôn là nguồn cổ vũ lớn lao, là động lực thúc đẩy cấp dưới vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Tư vấn, CVHT là một hoạt động khá mới mẻ, xuất hiện trong đào tạo theo HCTC, vì vậy, việc hỗ trợ về vật chất, tinh thần, động viên chia sẻ kịp thời đối với đội ngũ tham gia làm công tác tư vấn, CVHT ở trường Đại học là việc làm rất cần thiết và quan trọng.
3.2.6.2. Nội dung thực hiện
Biện pháp 1: Cung ứng những yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị cho đội ngũ cố vấn học tập
Đầu năm học, nhà trường, khoa/bộ môn cung ứng đầy đủ bộ công cụ dành cho CVHT bao gồm:
- Chương trình giáo dục của chuyên ngành - Kế hoạch đào tạo mỗi học kỳ
- Quy chế trường đại học và cao đẳng
- Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng theo học chế tín chỉ - Quy định về công tác quản lý sinh viên
- Sổ tay sinh viên, sổ tay cố vấn học tập
- Các văn bản về học bổng, học phí, đánh giá điểm rèn luyện sinh viên - Các biểu mẫu phục vụ cho việc đăng ký học phần, hủy học phần - Danh sách sinh viên của lớp
92
- Các biểu mẫu phục vụ công tác CVHT, bao gồm mẫu đăng ký lý lịch SV (để SV tự điền vào); mẫu ghi chép, biên bản về các cuộc gặp gỡ sinh viên,…
Biện pháp 2: Xây dựng quy chế quản lý đội ngũ cố vấn học tập gắn với công tác thi đua
Nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng là quản lý đội ngũ cán bộ giảng viên, cơng nhân viên nhà trường trong đó việc quản lý chặt chẽ đội ngũ giảng viên làm công tác cố vấn học tập có ý nghĩa hết sức quan trọng. Cố vấn học tập là nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động. Vì vậy làm tốt nhiệm vụ này cơ sở hiệu trưởng kiểm tra làm tốt công tác thi đua, ngược lại làm tốt cơng tác thi đua sẽ có tác động lớn đến cơng tác của cố vấn học tập. Do vậy có thể nói rằng quy chế quản lý đội ngũ giảng viên làm công tác cố vấn học tập gắn chặt với thi đua sẽ là điều kiện để hiệu trưởng thực hiện tốt các việc:
- Thiết lập được kỷ cương, nề nếp trong đào tạo, quản lý SV của nhà trường. - Đảm bảo tính bền vững trong sự phát triển giáo dục trong nhà trường. - Tạo sự tích cực tự giác, dân chủ và hợp tác với nhau trong tập thể sư phạm.
- Tạo bầu khơng khí lành mạnh và có sự thống nhất cao khi kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua; làm cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho hoạt động trong nhà trường sôi động, nhịp nhàng đạt hiệu quả cao.
Để thực hiện tốt cơng việc này thì nhà trường cần phải:
- Thống nhất những quy định riêng, những tiêu chí của cố vấn học tập giỏi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để làm cơ sở đánh giá thi đua cuối năm.
- Tổ chức cho đội ngũ CVHT thảo luận thống nhất các tiêu chí và nhiệm vụ kế hoạch của nhà trường trong năm học.
Biện pháp 3: Xây dựng và hoàn thiện quy chế phối hợp giữa cố vấn học tập với các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Cần nhận thức rằng giáo dục SV là nhiệm vụ chung của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngồi nhà trường. Vì vậy việc xây dựng quy chế phối hợp giữa cố vấn học tập với giảng viên các bộ môn, với tổ chức Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, với Hội Sinh viên Việt Nam, với các tổ chức kinh tế - văn hóa - xã hội, …là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm nâng cao vị thế của người CVHT. Tạo sự đồng thuận, đoàn kết cao giữa cố vấn học tập với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực trong thực hiện giáo dục tồn diện sinh viên.
93
- Thống nhất hình thức trao đổi thông tin giữa cố vấn học tập với giảng viên bộ mơn để việc theo dõi tình hình học tập của sinh viên được thuận lợi cũng như giúp giảng viên bộ môn hiểu rõ hơn về hoàn cảnh học tập của những sinh viên khó khăn, cũng như những nguyện vọng, mong muốn của sinh viên về mơn học trong q trình học tập.
- Thống nhất một số cách xử lý tình huống sư phạm có thể xảy ra theo điều kiện của lớp như việc xử lý sinh viên vi phạm, việc giúp đỡ sinh viên có hồn cảnh khó khăn,…
- Với các hoạt động tập thể do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức như:
+ Hoạt động văn hóa văn nghệ
+ Hoạt động thể dục thể thao vui chơi giải trí
+ Hoạt động xã hội: quyên góp ủng hộ, thăm hỏi động viên + Hoạt động cơng ích: dọn vệ sinh mơi trường…
Trong các hoạt động này, cố vấn học tập giữ vai trò cố vấn, giúp đỡ, quản lý, cịn Đồn, Hội đóng vai trị bao quát chỉ đạo, phối hợp chung với các lực lượng trong nhà trường. Điều quan trọng là cố vấn học tập phải tự có ý thức trách nhiệm giúp đỡ tổ chức Đồn Hội. Tơn trọng tính độc lập, tự quản của tổ chức Đồn Hội, khơng can thiệp q tầm hay thờ ơ với các hoạt động. Để tạo được sự nhất trí cao cùng nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, hiệu trưởng nhà trường hướng dẫn cố vấn học tập và Đoàn Hội nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp, chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi bên.
Biện pháp 4: Thực hiện chế độ chính sách và khen thưởng, động viên kịp thời đối với đội
ngũ cố vấn học tập
- Có cơ chế khuyến khích và đãi ngộ cố vấn học tập bằng chính sách tiền lương, thăng tiến, đào tạo và phúc lợi để đảm bảo cố vấn học tập tận tâm với công việc.
- Tiếp tục hoàn thiện quy chế thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong nhà trường, đưa công tác thi đua đi vào chiều sâu, mang ý nghĩa thiết thực và kích thích được đội ngũ CVHT tham gia tích cực.
- Các quy định về chế độ khen thưởng đối với CVHT phải thật cụ thể để đánh giá cơng bằng, chính xác, khen thưởng kịp thời, có như vậy mới động viên được đội ngũ CVHT và các thành viên trong nhà trường.