Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 124)

Tp .HCM

3.3. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp

Mục đích khảo nghiệm: Nhằm đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp đã được đề xuất.

Nội dung khảo nghiệm: Trưng cầu về tính cấp thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp.

Đối tượng trưng cầu ý kiến: Phiếu trưng cầu ý kiến được tiến hành trên các đối tượng là 5 cán bộ quản lý, 10 cố vấn học tập đang công tác tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (phụ lục 6).

95

Sau khi thu thập thông tin từ phiếu trưng cầu ý kiến của các CBQL và CVHT về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp, chúng tơi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Ý kiến của CBQL và CVHT về tính cấp thiết của các giải pháp

Nhóm các giải pháp

Các mức độ 1 2 3 4 5 6

Cần thiết (%) 17,8 23,3 15,5 23,3 16,6 20 Rất cần thiết (%) 82,2 76,7 84,5 76,7 83,4 80

Biểu đồ 3.1. Ý kiến của CBQL và CVHT về tính cấp thiết của các giải pháp

Qua đó, chúng tơi nhận thấy kết quả trả lời của các đối tượng như sau:

Về tính cấp thiết của các giải pháp: Các CBQL và CVHT ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM đều đánh giá với tỷ lệ phần trăm cao các giải pháp ở mức độ cần thiết và rất cần thiết. Trong đó chúng tơi nhận thấy các CBQL và CVHT đặc biệt có sự quan tâm sâu sắc và đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết ở các nhóm giải pháp sau:

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT cho các lực lượng GD trong nhà trường (82,2%); Quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ CVHT (84,5%);

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đội ngũ CVHT (83,4%). Như vậy, 6 nhóm giải pháp đề xuất trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM có thể áp dụng vào

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1 2 3 4 5 6 Nhóm các giải pháp Cần thiết Rất cần thiết

96

điều kiện thực tế của nhà trường ở quản lý đội ngũ CVHT một cách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất.

Bảng 3.2. Ý kiến của CBQL và CVHT về tính khả thi của các giải pháp

Nhóm các giải pháp

Các mức độ 1 2 3 4 5 6

Ít khả thi (%) 0 6,7 4,5 3,3 20 5

Khả thi (%) 33,3 55,0 37,8 60 53,3 43,3

Rất khả thi (%) 66,7 43,3 57,7 36,7 26,7 51,7

Biểu đồ 3.2. Ý kiến của CBQL và CVHT về tính khả thi của các giải pháp

Qua đó, chúng tơi nhận thấy kết quả trả lời của các đối tượng như sau:

Về tính khả thi của các giải pháp: Các CBQL và CVHT ở trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM đều đánh giá với tỷ lệ phần trăm cao các biện pháp. Trong đó chúng tơi nhận thấy nhóm biện pháp: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT cho các lực lượng GD trong nhà trườngđược các CBQL và CVHT đánh giá 100% khả thi và rất khả thi. Đặc biệt nhóm giải pháp: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đội ngũ CVHT còn nhiều ý kiến đánh giá ít khả thi (20%). Như vậy ở nhóm giải pháp này có thể cịn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khách quan tác động nên khả năng để thực hiện tốt khó hơn các nhóm giải pháp khác. 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 Nhóm các giải pháp Ít khả thi Khả thi Rất khả thi

97

Như vậy, trên cơ sở thống kê kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các nhóm giải pháp đã khẳng định các nhóm giải pháp đã đề xuất trong việc quản lý đội ngũ CVHT trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM là rất cần thiết trong đó cần đặc biệt lưu ý 3 nhóm biện pháp Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT cho các lực lượng GD trong nhà trường; Quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ CVHT; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đội ngũ CVHT. Việc vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các nhóm giải pháp chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình quản lý đội ngũ CVHT, giúp nhà trường hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ giáo dục của mình.

Tiểu kết chương 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, chúng tơi đã đề xuất 6 nhóm biện pháp quản lý đội ngũ CVHT trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM đó là:

1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường;

2. Tăng cường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng phẩm chất năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT;

3. Quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ CVHT;

4. Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ công tác CVHT của đội ngũ CVHT; 5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đội ngũ CVHT; 6. Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho cơng tác CVHT ở trường ĐH.

Các nhóm giải pháp người nghiên cứu đã đề xuất đều có tác động qua lại, hỗ trợ, chi phối nhau, là điều kiện của nhau, khơng có biện pháp nào đứng độc lập, riêng lẻ. Vì vậy, khi áp dụng khơng xem nhẹ một giải pháp nào. Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế lãnh đạo nhà trường có thể sử dụng các nhóm giải pháp phù hợp.

Các nhóm giải pháp trên khi được triển khai một cách đồng bộ, khoa học, sẽ tạo được sự chuyển biến tích cực, phát huy được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý đội ngũ CVHT tại trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM.

Qua khảo nghiệm và thực nghiệm tác động, người nghiên cứu nhận thấy các nhóm giải pháp có mức độ cần thiết và khả thi cao là:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT cho các lực lượng giáo dục trong nhà trường được đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi đều 100%.

98

- Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ công tác CVHT được đánh giá mức độ cần thiết là 100% và mức độ khả thi là 96.7%.

- Quy hoạch, tuyển chọn, phân cơng, bố trí đội ngũ CVHT được đánh giá mức độ cần thiết là 100% và mức độ khả thi là 95.5%.

Như vậy, người nghiên cứu thiết nghĩ nếu có sự quan tâm, đầu tư thích đáng của CBQL thì việc thực hiện các nhóm giải pháp quản lý trên sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đội ngũ CVHT trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM.

99

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đội ngũ cố vấn học tập là thành tố quan trọng trong đào tạo theo HCTC, có vai trị to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung thơng qua công tác tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên học tập và rèn luyện.

Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, cố vấn học tập trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung của công tác quản lý đội ngũ cố vấn học tập.

Việc nghiên cứu phần lý luận nói trên đã định hướng và xác lập nên cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu, khảo sát thực trạng và đề xuất các nhóm giải pháp quản lý đội ngũ CVHT nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đội ngũ CVHT trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM.

Luận văn đã thể hiện sự mô tả và đánh giá khá đầy đủ về thực trạng công tác cố vấn học tập và quản lý đội ngũ cố vấn học tập của trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM. Qua đó cho thấy cơng tác cố vấn học tập và quản lý đội ngũ CVHT của nhà trường đã có những điểm mạnh song vẫn cịn những nội dung hạn chế như: Chưa có quy trình đồng bộ chung cho việc thực hiện công tác cố vấn học tập, một số cố vấn học tập chưa chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng làm công tác cố vấn học tập nên trong công tác thực tế nhiều thầy, cơ cịn gặp lúng túng, khó khăn. Việc tổ chức bồi dưỡng cho cố vấn học tập, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động cố vấn học tập chưa được duy trì liên tục. Việc động viên khen thưởng cho cố vấn học tập cịn ít hoặc chưa kịp thời.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nghiên cứu về quản lý đội ngũ CVHT tại trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM, người nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ CVHT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CVHT của nhà trường gồm 6 nhóm giải pháp sau:

- Nhóm 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT cho các lực lượng GD trong nhà trường.

- Nhóm 2: Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT.

100

- Nhóm 4: Quản lý hoạt động thực hiện nhiệm vụ công tác CVHT của đội ngũ CVHT.

- Nhóm 5: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đội ngũ CVHT. - Nhóm 6: Quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác CVHT.

Giữa các nhóm giải pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên một hệ thống các giải pháp quản lý tác động tới quá trình quản lý đội ngũ CVHT của nhà trường.

Qua khảo nghiệm và thực nghiệm tác động, người nghiên cứu nhận thấy các nhóm giải pháp có mức độ cần thiết và khả thi cao.

Qua khảo nghiệm và thực nghiệm tác động ở CBQL và CVHT trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM, người nghiên cứu nhận thấy các nhóm giải pháp đề xuất nói trên là cần thiết, khả thi đối với cơng tác quản lý đội ngũ CVHT. Có thể khẳng định rằng nội dung luận văn đã hoàn thành được mục đích nghiên cứu và giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu đề ra.

Người nghiên cứu hy vọng rằng luận văn này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho CBQL, cố vấn học tập trước hết là cấp khoa/bộ môn trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Tp.HCM, tiếp đó là CBQL, cố vấn học tập các trường Đại học đang đào tạo theo HCTC nhằm định hướng chỉ đạo phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cố vấn học tập ở các trường ĐH hiện nay.

2. Một số kiến nghị

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần ban hành quy chế về công tác cố vấn học tập và quản lý hoạt động cố vấn học tập ở trường Đại học.

- Bộ nên có tài liệu chính thống về hướng dẫn quản lý đội ngũ cố vấn học tập trong trường ĐH, văn bản hướng dẫn, tiêu chí đánh giá hoạt động cố vấn học tập cho các trường ĐH làm tiêu chuẩn cho đội ngũ cố vấn học tập phấn đấu, để cố vấn học tập có cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Bộ nên ban hành chính sách về chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cố vấn học tập tương xứng với yêu cầu và trách nhiệm của họ để động viên đội ngũ cố vấn học tập hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Hàng năm nên tổ chức hội nghi rút kinh nghiệm, báo cáo điển hình về cơng tác cố vấn học tập trên phạm vi cả nước.

101

- Cần quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ CVHT về nghiệp vụ tư vấn, quy chế đào tạo, quy chế SV, các quy định, văn bản, thủ tục hành chính liên quan đến học tập và rèn luyện của SV, các bộ phận chức năng trong trường, … cho đội ngũ CVHT.

- Có hình thức khen thưởng, hỗ trợ động viên kịp thời đối với CVHT có thành tích xuất sắc trong cơng tác. Nâng cao chế độ bồi dưỡng đối với đội ngũ cố vấn học tập.

- Có kế hoạch chi tiết cơng tác CVHT và việc quản lý công tác CVHT.

Xây dựng quy trình, hướng dẫn triển khai , giám sát và đánh giá công tác CVHT để làm cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng; xây dựng hệ thống biểu mẫu, bộ công cụ cho đội ngũ CVHT.

- Nên hợp nhất chức danh giáo viên chủ nhiệm với CVHT (bỏ hẳn chế độ giáo viên chủ nhiệm), theo đó, mỗi khoa/bộ mơn sẽ có trưởng ban CVHT, thư ký và các ủy viên là các CVHT (giáo viên chủ nhiệm trước đây). Vị trí thư ký ban CVHT nên phân công cho giáo vụ, thư ký khoa hoặc cán bộ phụ trách công tác SV của khoa/bộ môn.

- Phát động phong trào thi đua phấn đấu trở thành CVHT giỏi, tổ chức hội thi CVHT giỏi cấp trường.

- Chỉ đạo các bộ phận, phịng ban trong trường hỗ trợ cơng tác của đội ngũ cố vấn học tập.

- Mỗi năm họp đội ngũ CVHT ít nhất là 1 lần nhằm kiểm tra hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm cũng như giải quyết những vướng mắc nảy sinh.

2.3. Đối với các khoa/bộ môn

- Quán triệt nhận thức công tác CVHT không phải là công việc của riêng người cố vấn mà tất cả mọi giảng viên khi SV có nhu cầu trao đổi, đều phải có trách nhiệm lắng nghe và giải đáp.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập. - Có chế độ đãi ngộ riêng, phù hợp với khoa/bộ môn.

102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Khắc Cường (2011), “Thực trạng và những yêu cầu cải tiến đối với công tác tư vấn học tập và quản lý học vụ”, Tập huấn công tác tư vấn học tập và quản lý học vụ, ĐH KHXH&NV – ĐHQG TpHCM.

2. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Giáo dục, 3. Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2009), Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Trường Đại

học Giáo dục - Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về đào tạo đại học và

cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội.

6. Chính phủ (2005), Nghị quyết 14/ 2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo

dục Đại học Việt Nam, giai đoạn 2006 -2020.

7. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp, Tp.HCM.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đại học Cần Thơ (2007), Quyết định về Công tác Cố vấn học tập. 10. Đại học Cần Thơ (2011), Hội nghị nâng cao vai trò Cố vấn học tập.

11. Đại học Công nghiệp thực phẩm (2010), Quyết định về Công tác Giáo viên chủ nhiệm, Cố vấn học tập.

12. Đaị học KHXH&NV (2009), Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ.

13. Đại học KHXH&NV (2010), Kế hoạch chiến lược phát triển trường ĐH KHXH&NV, giai đoạn 2011 – 2015.

14. Đại học KHXH&NV (2011), Quyết định về Công tác Cố vấn học tập. 15. Đại học KHXH&NV (2012), Báo cáo tổng kết công tác SV năm học

16. 2011 – 2012.

17. Đại học KHXH&NV (2013), Sổ tay sinh viên năm học 2013 – 2014.

18. Đại học Kinh tế quốc dân (2010), Quyết định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cố vấn học tập.

103

19. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Quyết định về việc ban hành quy chế Công tác Cố vấn học tập theo hệ thống tín chỉ.

20. Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Quyết định về Công tác Cố vấn học tập.

21. Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Quản trị nhân lực, Nxb Lao động Xã

hội, Hà Nội.

22. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

23. Nguyễn Duy Mộng Hà (2012), “Công tác cố vấn học tập trong trường đại học”, Tập san Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (54).

24. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Phạm Minh Hạc (1996), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đội ngũ cố vấn học tập tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn đại học quốc gia thành phố hồ chí minh (Trang 94 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)