phải trong 4 năm 2009-2012
4.2.3.1 Mức độ xảy ra rủi ro thị trường
Rủi ro thị trường bao gồm sự biến động giá cả các đầu vào (giống, TĂCN, thuốc thú y,…) và biến động giá đầu ra. Khi chăn nuôi lợn ở Đoan Hùng đang dần được phát triển theo hướng hàng hóa, nhiều trang trại quy mô lớn xuất hiện thì chăn nuôi càng ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào thức ăn chăn nuôi công nghiệp để thay thế các phụ phẩm của hoạt động trồng trọt. Theo tính toán thì trong chăn nuôi hàng hóa, thức ăn chăn nuôi chiếm 65-79% giá thành các loại sản phẩm động vật nếu xét trong cơ cấu đầu tư. Vì vậy, khi giá thức ăn chăn nuôi biến động sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chăn nuôi và sẽ trở thành mối lo ngại của người chăn nuôi nếu như giá đầu ra không thay đổi hoặc biến động giảm.
Trong những năm qua, giá cả của các hãng cám đều tăng nhanh trong khi giá bán lợn tăng rất chậm có thời điểm giảm mạnh gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Theo thống kê của Trung tâm thông tin Nông nghiệp và PTNT cho thấy, giá TĂCN tại Việt Nam luôn cao hơn 20% so với các nước khác trong
khu vực. Nghịch lý ở đây đó là, giá TĂCN đứng ở mức cao và luôn có xu hướng tăng trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn.
Đồ thị 4.5 Giá một số loại cám trên địa bàn huyện giai đoạn 2009-2012
Dựa vào đồ thị trên ta thấy, giá các loại TĂCN giành cho lợn con mới tập ăn đến 15 kg C14, cám cho lợn từ 15-30 kg C15 và cám cho lợn thịt từ 30 kg- xuất chuồng C16 của hãng cám Con Cò tăng liên tục trong 4 năm qua. Trong đó, đắt nhất là cám C14, hiện tại mỗi bao cám C14 25kg được các cửa hàng tư nhân bán ra với giá 465.000 đồng nếu trả tiền ngay. Ngược lại với sự tăng giá quá nhanh của TĂCN thì giá bán lợn lại có những biến động thất thường trong vòng 4 năm qua. Trong thời gian cuối năm 2011, giá bán lợn tăng rất cao, lên đến 73.000 đồng/kg lợn thịt hơi và giá lợn con là 90.000 đồng/kg làm cho các hộ chăn nuôi được lãi rất cao. Tuy nhiên, giá bán cao do ảnh hưởng của cả một quá trình mấy năm liền. Khác với thời điểm giá cao này, giá lợn những năm 2009- 2010 lại giảm mạnh. Đầu năm 2009 giá lợn trên địa bàn huyện Đoan Hùng ở mức 32-40 nghìn đồng/kg, cuối năm 2009 giá lợn sụt giảm mạnh 24-30 nghìn đồng/kg. Có thời điểm đầu năm 2010, dịch lở mồm long móng xuất hiện làm giá lợn xuống thấp 18-23 nghìn đồng/kg. Trong khi đó giá TĂCN vẫn liên tục tăng cao khiến người chăn nuôi thua lỗ từ 200-500 nghìn đồng/con lợn. Vì vậy, đàn
lợn của huyện trong thời gian này đã giảm xuống. Sự biến động ngược chiều của giá đầu vào và đầu ra đã gây khó khăn rất nhiều cho các hộ chăn nuôi, cộng thêm những rủi ro liên tiếp mà dịch bệnh gây ra là một trong những bất lợi mà người chăn nuôi đang phải đối mặt.
Đồ thị 4.6 Giá lợn trong 4 năm qua trên địa bàn huyện Đoan Hùng
Giá cả biến động như vậy khiến người chăn nuôi luôn trong tình trạng lo lắng phải đối mặt với kịch bản “ được mùa thì rớt giá”. Lúc có lợn bán thì giá lại xuống thấp và khi không có thì giá lại lên cao chót vót.
Đồ thị 4.7 Biên độ giao động giá đầu vào và đầu ra theo tháng (1000 đồng)
Xét về mặt tương đối, tương quan giữa giá đầu ra với giá đầu vào cũng như mức độ giao động của giá đầu ra là một dấu hiệu bất ổn đối với người chăn nuôi lợn. Trong khi giá đầu vào có biên độ giao động nhẹ nhưng lại có xu hướng tăng lên thì giá đầu ra lại giao động mạnh và biến động tăng giảm thất thường. Mức biến động thị trường đầu ra càng lớn thì rủi ro mà người chăn nuôi gặp phải càng cao do đó các hộ chăn nuôi chịu thiệt hại chủ yếu do giá lợn đầu ra nhất là đối với nhóm hộ QML.
4.2.3.2 Thiệt hại do rủi ro về thị trường gây ra đối với các hộ chăn nuôi lợn ở Đoan Hùng trong 4 năm qua (2009-2012)
Rủi ro thị trường là loại rủi ro gây thiệt hại lớn thứ hai sau rủi ro dịch bệnh mà các hộ chăn nuôi ở Đoan Hùng gặp phải trong những năm qua. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ các hộ chăn nuôi gặp thiệt hại do giá cả thị trường biến động tăng dần theo quy mô và mức độ thiệt hại ở các quy mô khác nhau cũng có sự khác nhau.
Bảng 4.11 Thiệt hại do sự biến động giá cả đầu vào gây ra cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong 4 năm (2009-2012)
Quy mô % hộ Thiệt hại
bq Giá trị Max Giá trị Min Độ lệch chuẩn (S) Hệ số CV QMN 61,54 946,88 3195 315 684,25 0,72 QMV 81,25 1620,92 2677,5 557,5 694,16 0,43 QML 83,33 6483,33 12625 2870 3304,79 0,51
Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ hộ gặp rủi ro về đầu vào trong chăn nuôi lợn là rất lớn. Tỷ lệ này tăng theo quy mô, tức càng chăn nuôi quy mô lớn thì tỷ lệ gặp rủi ro về đầu vào càng cao. Mức độ thiệt hại cũng tăng theo quy mô. Trong đó các hộ QML bị thiệt hại nhiều nhất (gần 6,5 triệu đồng/năm), hộ thiệt hại nhiều nhất là 12,6 triệu đồng/năm và thấp nhất là 2,8 triệu đồng nhưng vẫn cao hơn mức thiệt hại cao nhất mà hộ QMV gặp phải. Bình quân các hộ QMV thiệt hại 1,6 triệu đồng mỗi năm và hàng năm các hộ QMN thiệt hại gần 1 triệu đồng. Sự giao động chênh lệch về thiệt hại giữa các quy mô khác nhau cũng có sự khác nhau. Sự chênh lệch này do khả năng quản lý và liên kết giữa người chăn nuôi với nguồn cung cấp đầu vào. Hệ số biến động của các hộ QMN là cao nhất chứng tỏ các hộ này gặp rủi ro rất lớn về đầu vào. Các hộ QMV và QML có hệ số biến thiên thấp hơn nhưng mức thiệt hại cao hơn chứng tỏ những hộ này có khả năng ứng phó với rủi ro tốt hơn.
Bảng 4.12 Thiệt hại do sự biến động giá bán lợn gây ra cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Đoan Hùng trong 4 năm (2009-2012)
Quy mô % hộ Thiệt hại
bq Giá trị Max Giá trị Min Độ lệch chuẩn(S) Hệ số CV QMN 88,46 2217,60 7037,50 340 1624,66 0,73 QMV 87,5 3055,55 10908 575 2905,71 0,72 QML 88,87 9902,73 39352,5 1911,5 7335,39 0,71
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012
Tỷ lệ các hộ ở các quy mô khác nhau gặp phải rủi ro do biến động giá bán lợn là tương đương nhau. Chỉ số CV của các quy mô không có sự chênh lệch nhiều chứng tỏ các tất cả các quy mô đều gặp phải rủi ro thị trường như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ thiệt hại nhiều hay ít. Hàng năm, giá bán lợn thay đổi rất nhiều lần, lúc lên lúc xuống rất khó lường trước đã gây thiệt hại bình quân
khoảng 2,2 triệu đồng cho các hộ QMN. Các hộ QMV cũng gặp không ít khó khăn do những biến động của thị trường. Thiệt hại mỗi năm là hơn 4,6 triệu đồng, trong đó cũng chủ yếu là thiệt hại do giá bán lợn thay đổi. Các hộ QML vẫn chịu nhiều tổn thất nhất khi gặp rủi ro. Điều này phản ánh ngay trong độ lệch chuẩn cao tới 7335,39. Hằng năm, doanh thu của mỗi hộ QML giảm đi hơn 16 triệu đồng do giá cả thị trường biến động. Thông thường người chăn nuôi phải mất từ 3-5 tháng để nuôi được 1 lứa lợn. Vì thế các quyết định trong chăn nuôi của người dân đều có tính chậm muộn. Mặc dù xét về mặt tuyệt đối, mức thiệt hại đối với những quy mô lớn là rất lớn so với các quy mô còn lại tuy nhiên nếu xét về mặt tương đối so với doanh thu thì những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại bị thiệt hại nhiều hơn. Ở Đoan Hùng, hàng năm các hộ QMN thu được từ 15-25 triệu đồng từ chăn nuôi lợn. Nếu tính cụ thể tất cả các chi phí cộng với mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra thì hầu như các hộ QMN được lãi rất ít thậm chí có hộ bị lỗ. Nhưng ngược lại, tỷ lệ thiệt hại so với doanh thu hàng vài trăm triệu mỗi năm thì mức thiệt hại trên là không quá lớn đối với các hộ QML.
Những biện pháp giảm thiểu rủi ro thị trường
Để ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đoan Hùng phát triển hơn nữa cần có những biện pháp giảm thiểu rủi ro trong đó giảm rủi ro thị trường là rất quan trọng.
- Minh bạch hệ thống thông tin thị trường và đặc biệt là giá cả: Các thông tin liên quan cần được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng giúp người chăn nuôi tiếp cận được một cách dễ dàng nhất.
- Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin thị trường của người chăn nuôi: Cần phân tích, xác định và phân loại các thông tin mà người chăn nuôi tiếp cận được từ nhưng nguồn khác nhau. Cần phát huy lợi thế vị trí của huyện để giúp người chăn nuôi có lợi nhất.
- Liên kết các nhà chăn nuôi: Triển khai nhân rộng các liên kết đã hình thành ra phạm vi toàn huyện, hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật và thông tin để các hiệp
hội này hoạt động hiệu quả nhất. Các hiệp hội này sẽ dễ dàng tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tạo những mối quan hệ lâu dài tránh bị ép giá.
- Chăn nuôi theo hình thức hợp đồng: Cần tuyên truyền, phân tích cho người chăn nuôi hiểu được lợi ích của hình thức này để sớm được thực hiện trong tương lai.
- Hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi từ đầu vào đến đầu ra: Liên kết các tác nhân để hình thành nên chuỗi giá trị gắn lợi ích của các bên vào chuỗi, tạo sự cân bằng lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi.
- Quy hoạch vùng sản xuất TĂCN để chủ động về chất lượng, giá cả và cả số lượng giúp người chăn nuôi tránh được những rủi ro về đầu vào.
4.3 Giải pháp giảm thiểu rủi ro trong chăn nuôi lợn cho các hộ nông dân huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ