Tình hình sử dụng đầu vào của các hộ chăn nuôi lợn ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 69)

Hùng, tỉnh Phú Thọ

4.1.1.1 Tình hình con giống

Trong chăn nuôi lợn hiện nay, các hộ sản xuất bao gồm các hộ chăn nuôi lợn nái để bán lợn con, các hộ nuôi lợn gột (mua lợn sữa về nuôi một thời gian rồi bán cho các hộ nuôi lợn thịt), các hộ chăn nuôi lợn thịt và các hộ nuôi hỗn hợp. Trên địa bàn huyện Đoan Hùng chủ yếu tồn tại các hộ chăn nuôi lợn thịt và hộ nuôi hỗn hợp.

Ở Đoan Hùng hiện nay thịnh hành 2 giống lợn ngoại chủ yếu là Landrace và Yorkshire, giống nội chủ yếu là giống lợn Móng cái. Trên thực tế, lợn giống chưa được sản xuất tại địa phương mà các hộ phải mua từ các cơ sở giống ngoài huyện. Thậm chí, phải cần đến sự cung cấp giống từ Đông Anh (Hà Nội) và Ân Thi (Hưng Yên). Phần lớn các hộ QML và QMV đều đầu tư cả lợn nái và đực ngoại, nuôi toàn bộ số lợn con do lợn mẹ sinh ra. Hai giống này được người chăn nuôi tập trung sử dụng vì nó có những ưu việt như: Dạng hình dài, phía mông phát triển hơn phía đầu, tỷ lệ nạc cao, tiêu tốn thức ăn/đơn vị tăng trọng thấp và hệ số di truyền tỷ lệ nạc cao, khá ổn định. Ngược lại, các hộ chăn nuôi QMN chăn nuôi hỗn hợp là chủ yếu, họ sử dụng giống lợn Móng Cái và đực giống ngoại và chỉ giữ lại 1 phần đàn lợn con sinh ra để nuôi thịt còn lại bán lợn con là chủ yếu.

4.1.1.2 Thức ăn chăn nuôi và công tác thú y của các hộ nông dân

Trên địa bàn huyện, chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp đang tăng dần và giúp các hộ chăn nuôi hiệu quả, năng suất hơn rất nhiều. Tuy nhiên

vẫn có sự khác biệt về phương thức nuôi giữa các hộ ở các quy mô khác nhau. Có khoảng 88,89% các hộ QML chăn nuôi theo phương thức công nghiệp do đó thời gian nuôi 1 lứa của các hộ này thường ngắn hơn và lợn tăng trọng nhanh hơn so với các phương thức khác. Chỉ 11,11% số hộ chăn nuôi QML vẫn chăn nuôi bán công nghiệp và hầu như không có hộ QML nào chăn nuôi tận dụng. Các hộ QMV cũng chủ yếu chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, chỉ có 12,5% chăn nuôi tận dụng. Ngược lại, các hộ QMN chủ yếu chăn nuôi tận dụng (chiếm 46,15%) có 30,77% hộ chăn nuôi bán công nghiệp còn lại 23,08% chăn nuôi công nghiệp.

Phương thức chăn nuôi công nghiệp phát triển khiến cho các đại lý thức ăn chăn nuôi phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, chất lượng cũng như cách thức phục vụ. Các đại lý này chủ yếu là các đại lý cấp 1 của các công ty thức ăn chăn nuôi khá nổi tiếng như: CP, Dabaco, Con cò, Cagrill,…Các hãng lớn nhanh chóng xây dựng mạng lưới tiêu thụ đến tận xã, thông qua các cấp độ khác nhau. Trên địa bàn các xã điều tra có các đại lý TĂCN khá lớn như Đại lý Hồng Ngọc (xã Phương Trung), đại lý Liên Sơn (xã Chí Đám), đại lý Ông Lương (xã Vụ Quang) với khả năng tiêu thụ lên đến vài nghìn tấn cám một năm. Chủng loại thức ăn cũng ngày càng phong phú hơn: Cám đậm đặc cho lợn nái đang nuôi con, cám cho lợn con mới tập ăn, cám hỗn hợp cho lợn từ 15-30kg, cám hỗn hợp cho lợn từ 30- xuất chuồng,…Giá cám cũng có sự thay đổi theo loại cám và thời gian, nhiều khi còn có sự chệnh lệch ở các vùng khác nhau.

Bảng 4.1 Chuồng trại và phương thức chăn nuôi của các hộ điều tra

ĐVT: % hộ

Chuồng trại Kiên cố 50 56,25 83,33 Bán kiên cố 30,77 37,5 16,67 Tạm 19,23 6,25 0 Phương thức nuôi Công nghiệp 23,08 56,25 88,89 Bán CN 30,77 31,25 11,11 Tận dụng 46,15 12,5 0

Địa điểm CN tập chung 0 0 0

Liền kề KDC 23,08 25 33,33

Trong KDC 76,92 75 66,67

Nguồn : Số liệu điều tra năm 2012

Thời gian gần đây, các loại bệnh phổ biến ở lợn như dịch tả, thương hàn, phù đầu ở lợn con, bệnh bại liệt, suy giảm hệ sinh sản ở lợn nái, lợn thịt hay mắc dịch bệnh như lở mồm long móng, tai xanh, lepto, suyễn,…Mặc dù, công tác tiêm phòng dịch bệnh được triển khai đồng bộ, thường xuyên nhưng hiệu quả đạt được là chưa cao. Tỷ lệ hộ tiêm phòng theo quy định còn thấp (khoảng 81,67% số hộ điều tra tiêm phòng), đây là nguyên nhân chủ yếu cùng với các nguyên nhân khác làm cho dịch bệnh xảy ra liên tiếp trong 2 năm 2010, 2011 gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Hiện tại, mạng lưới cán bộ thú y cơ sở chưa được đồng bộ và rộng khắp. Trên địa bàn các xã điều tra chỉ có 1 cán bộ thú y có trình độ đại học nhưng là tại chức, trong khi đó số cửa hàng bán thuốc thú y đương đối nhiều (ít nhất 5 cửa hàng mỗi xã). Thuốc thú y hiện nay khá phong phú, nhiều chủng loại thuốc được sản xuất cả trong và ngoài nước. Các hộ QMV và QML có kinh nghiệm chủ yếu mua thuốc về tự tiêm còn các hộ QMN lại chủ yếu mời nhân viên thú y nên chi phí là khá cao.

4.1.1.3 Tình hình cơ sở hạ tầng phục vụ cho chăn nuôi của các hộ điều tra

Từ số liệu điều tra tổng hợp trên bảng 4.1 cho thấy đầu tư cho chăn nuôi lợn của các hộ ở các quy mô khác nhau là khác nhau. Chỉ có 50% số hộ QMN là

đầu tư xây dựng chuồng kiên cố, còn lại 30,77% xây chuồng bán kiên cố và 19,23% xây chuồng tạm. Ở các hộ QMV thì có 93,75% xây chuồng kiên cố và bán kiên cố, chỉ có 6,25 % xây chuồng tạm bợ. Chăn nuôi lợn là nguồn thu nhập chính của các hộ QML nên các hộ đầu tư vào chuồng trại lớn hơn, có đến 83,33% các hộ xây chuồng kiên cố và chỉ có 16,67% chuồng bán kiên cố. Không có 1 hộ QML nào xây chuồng tạm bợ.

Ở Đoan Hùng chưa có khu chăn nuôi tập trung, diện tích đất giành cho chăn nuôi lợn nói riêng và cho ngành chăn nuôi nói chung chủ yếu là tận dụng đất thổ cư tại các hộ gia đình, chỉ một tỷ lệ nhỏ các trang trại sử dụng đất nông nghiệp gần nhà để xây dựng chuồng trại phục vụ cho chăn nuôi. Đoan Hùng là một huyện miền núi có mật độ dân số khoảng 365 người/km2. Diện tích đất thổ cư cấp cho các hộ gia đình trong huyện là khá cao.

Bảng 4.2 Diện tích đất đai của các hộ điều tra

ĐVT: m2

Chỉ tiêu QMN QMV QML

Đất thổ cư 955,38 1170 1330

Đất sản xuất NN 2250 2070 2040

Diện tích chuồng trại 35,31 61,88 380,56

Nguồn: Số liệu điều tra

Theo số liệu điều tra thì các hộ QMN có diện tích đất thổ cư bình quân khoảng 2,6 sào, QMV khoảng 3,25 sào và QML khoảng 3,7 sào. Với diện tích đất thổ cư được cấp như vậy nhiều hộ chăn nuôi QML phải sử dụng đất sản xuất nông nghiệp gần nhà hoặc đi thuê để xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Đất sản xuất nông nghiệp không có sự khác biệt nhiều giữa các quy mô. Nhiều hộ QMV và các hộ QML thường không sử dụng hết đất sản xuất nông nghiệp họ thường cho các hộ khác thuê theo hình thức làm thầu để tập trung đầu tư nguồn lực cho chăn nuôi lợn. Các hộ QMN chỉ sử dụng một phần nhỏ diện tích đất thổ cư cho

chăn nuôi, diện tích chuồng trại của các hộ QMN khoảng 28,15 m2 phần diện tích đất thổ cư còn lại các hộ QMN dùng để trồng các loại cây ăn quả như bưởi, chuối, vải,... xen cả chè nên hiệu quả kinh thế không cao.Các hộ QMV và QML có sự đầu tư hơn rất nhiều, diện tích chuồng trại bình quần của các hộ lần lượt là 61,88 m2 và 380,56 m2.

4.1.1.4 Tình hình sử dụng vốn và lao động trong chăn nuôi của các hộ điều tra

Trong 60 hộ điều tra, có tới hơn một nửa số hộ (53,33% hộ) đang trong tình trạng thiếu vốn và có nhu cầu vay vốn để phát triển chăn nuôi. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều phải vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và tư nhân. Tuy nhiên, mức độ vay bình quân không lớn, các hộ thường trả ngay sau khi kết thúc một chu kỳ nuôi lợn, có sản phẩm để bán. Các hộ chủ yếu vay vốn từ ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện Đoan Hùng, ngân hàng Chính sách xã hộ và Quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi vay vốn từ những nguồn phi chính thống như : vay anh em/họ hàng, vay nóng của tư nhân, vay của các tổ chức xã hội như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân,… Ở mỗi kênh khác nhau thì mức lãi suất cho vay khác nhau và cũng có sự khác nhau giữa các đối tượng vay.

Bảng 4.3 Mức độ vay vốn của các hộ nông dân theo quy mô

Nguồn vốn NHNN& PTNT NHCS Qũy TDND Vay nóng Vay anh em 1. QMN % hộ vay 88,46 76,94 69,23 26,92 53,85 Thời hạn (tháng) 24 32 12 5 0 Lãi suất (%/tháng) 1,16 0,65 1,67 2,5 0

2. QMV % hộ vay 68,75 56,25 43,75 31,25 37,5 Thời hạn (tháng) 20 20 12 2 0 Lãi suất (%/tháng) 1,16 0,9 1,67 2,5 0,5 3. QML % hộ vay 66,67 38,89 33,33 11,11 50 Thời hạn (tháng) 20 24 24 3 0 Lãi suất (%/tháng) 1,16 0,9 1,67 2,5 0,65

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

Lao động bình quân của các hộ điều tra là 3 lao động/hộ. Tuy nhiên, không phải tất cả các lao động trong hộ đều tham gia vào chăn nuôi lợn. Với các hộ QMN chủ yếu chăn nuôi tận dụng và chăn nuôi không phải là nguồn thu chính thì hầu như chỉ có 1 lao động tham gia vào chăn nuôi và thời gian giành cho chăn nuôi cũng chỉ là tranh thủ. Ngược lại, với các hộ QMV và QML có sự đầu tư cho chăn nuôi lợn và coi đây là nguồn thu chủ yếu nên có sự đầu tư về lao động hơn. Theo điều tra thì bình quân các hộ QMV có 2 lao động, QML là 3 lao động tham gia thường xuyên vào công việc chăn nuôi. Điều tra về kinh nghiệm chăn nuôi của những lao động chính tham gia vào chăn nuôi của các hộ cho kết quả như sau:

Đồ thị 4.1 Kinh nghiệm chăn nuôi theo quy mô

Hầu hết những hộ có kinh nghiệm chăn nuôi lâu năm thì có khả năng phòng và chống rủi ro cao hơn so với những hộ có kinh nghiệm chăn nuôi ít. Tại huyện Đoan Hùng, các hộ có kinh nghiệm chủ yếu là từ 5-10 năm (chiếm 46,16% ở các hộ QMN, 37,5% các hộ QMV và 44,44% ở các hộ QML). Tỷ lệ hộ có kinh nghiệm trên 15 năm ở QMN là cao nhất với 26,92%, ở QMV và QML có tỷ lệ lần lượt là 18,75% và 16,67%. Ở QMN có 15,38% số hộ có kinh nghiệm chăn nuôi từ 1-5 năm, chủ của các hộ này thường có tuổi đời trẻ, mới tách hộ và làm kinh tế. Với QML thì tỷ lệ hộ có kinh nghiệm từ 1-5 năm chiếm 27,78%. Các chủ hộ của các hộ này cũng trẻ tuổi (từ 28-35) nhưng rất mạnh dạn và xác định chăn nuôi lợn là nghề mang lại thu nhập chính sau này nên có sự đầu tư và rất nhiệt tình học hỏi, tham gia các khóa tập huấn chăn nuôi để có thêm kinh nghiệm. Nếu xác định đúng hướng và có sự đầu tư phù hợp thì trong tương lai những hộ này sẽ rất phát triển và đóng góp nhiều cho sự phát triển ngành chăn nuôi lợn ở địa phương.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w