Thực trạng chăn nuôi lợn trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

2.2.1.1 Số đầu con và sản lượng thịt

Đến nay chăn nuôi lợn đã trở thành nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước chăn nuôi lợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Trung Quốc, Mỹ, Brazin, Pháp,…Các nước phát triển có nền chăn nuôi lợn phát triển theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao. Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đều ở các châu lục: Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở Châu Á và Châu Âu, khoảng 30% ở các châu lục khác.

Theo thống kê của FAO, 2010 về quy mô đàn lợn ở một số quốc gia Châu Á và toàn thế giới cho thấy:

Số đầu lợn nuôi trên toàn thế giới tăng không nhiều trong giai đoạn 2005- 2009 (tăng từ 907.773 nghìn con lên 941.213 nghìn con) và phân bố không đều giữa các châu lục. Châu Á luôn là châu lục có số lượng đàn lợn cao nhất thế giới. Theo thống kê của FAO, năm 2007 Châu Á có 535,773 triệu con, Châu Âu đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 198,039 triệu con, ít nhất là Châu Đại Dương với 5,511 triệu con. Nước có đầu lợn cao nhất thế giới là Trung Quốc với 501,582 triệu con, chiếm 46,36% số lượng lợn toàn thế giới. Việt Nam đứng thứ năm thế giới với 26,500 triệu con chiếm 2,89% đàn lợn toàn thế giới. Số lượng lợn của Trung Quốc gấp 16 lần Việt Nam.

ĐVT: triệu con

Tên quốc gia 2004 Tên quốc gia 2007 Tên quốc gia 2009

Toàn thế giới 907,773 Toàn thế giới 921,935 Toàn thế giới 941,213

Châu Á 534,615 Châu Á 535,773 Châu Á 560,425 Trung Quốc 472,895 Trung Quốc 501,582 Trung Quốc 451,178 Mỹ 60,388 USA 61,860 Mỹ 67,148 Brazin 33,000 Brail 34,080 Brazin 37,000 Đức 26,495 Đức 26,530 Việt Nam (4) 27,628

Tây Ban Nha 23,990 Việt Nam (5) 26,500 Tây Ban Nha 26.290

Việt Nam (6) 23,500 Tây Ban Nha 26,034 LB Nga 16.162

Nguồn: Tổng hợp dữ liệu của FAO, 2010

Trong vòng 10 năm (1998-2007), mức tăng trưởng hàng năm đàn lợn toàn thế giới tăng không nhiều chỉ đạt 2,52%. Tùy theo nhu cầu của từng nước mà có mức tăng giảm khác nhau. Riêng nhu cầu về các loại thịt thì đều tăng ở hầu hết các nước trên thế giới.

Xét về vị trí chăn nuôi lợn của Việt Nam trên thế giới, nước ta có đàn lợn đứng thứ 7 vào năm 1998, thứ 6 vào năm 2000, thứ 5 vào năm 2007 và thứ 4 vào năm 2009, luôn là nước đứng đầu khu vực ASEAN. Việc tăng bậc liên tục trong bảng xếp hạng thể hiện một quyết tâm rất lớn của nước ta trong việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trong đó có chăn nuôi lợn. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nước ta hoàn toàn có điều kiện để tăng trưởng đàn lợn, đặc biệt là lợn có chất lượng cao. Nếu tính bình quân đầu người, sản lượng thịt lợn đã tăng từ 22,3kg/đầu người năm 2003 lên 30,7 kg/đầu người năm 2007 và xu hướng sẽ tiếp tục tăng (Đinh Xuân Tùng, 2008). Do vậy, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần cải thiện cuộc sống và hướng tới xuất khẩu, định hướng tăng trưởng đàn lợn cả về quy mô, chất lượng, sản lượng trong những năm tới như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, một số bộ, ban, ngành là hoàn toàn đúng hướng. Chúng ta hoàn toàn không sợ cung vượt quá cầu trong tương lai gần.

Theo tài liệu của Sở Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng thịt lợn trên toàn thế giới tăng liên tục từ năm 1993 đến năm 2007, sau đó tốc độ tăng chậm dần, từ năm 2007 đến 2010 tăng rất ít và dừng lại ở con số trên 95 triệu tấn/năm (năm 2010). Một số dự báo gần đây cũng cho rằng, nhu cầu về thịt lợn vẫn không giảm trong khi đó dân số thế giới tiếp tục tăng, bên cạnh vấn đề an ninh lương thực thì an ninh thực phẩm cũng đang được chú trọng. Muốn giải được bài toán chung của thế giới cần sự nỗ lực của nhiều quốc gia có lợi thế trong lĩnh vực này.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt ở một số nước trên thế giới

Trung Quốc

Trung Quốc là nước có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất trên thế giới. Số lượng đàn lợn ở Trung Quốc năm 2009 đạt 451,178 triệu con, sản lượng thịt đạt 48,5 triệu tấn. Số lượng người nuôi lợn trên quy mô lớn ở Trung Quốc ngày một tăng, góp phần quan trọng vào tăng sản lượng của nước này. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, những nông trại nuôi trên 50 con lợn đóng góp 56% số lượng lợn giết mổ ở nước này tính tới thời điểm cuối năm 2008, tăng 8% so với năm trước. Những nông trại này được kiểm soát tốt về dịch bệnh và có hệ thống giết mổ tập trung hiện đại nên có lợi nhuân cao.

Với dân số 1,2 tỷ người, nhu cầu tiêu dùng trong nước là vô cùng lớn. Tiêu thụ thịt lợn tại Trung Quốc năm 2010 đạt 50,2 triệu tấn. Nguyên nhân bởi giá thịt lợn giảm mạnh so với các năm trước. Những yếu tố khác làm tăng tiêu thụ thịt lợn là việc phân phối thịt lợn tới các siêu thị tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người mua bởi thịt được giữ lạnh, bảo đảm chất lượng. Dịch cúm lợn đã làm giảm tiêu thụ thịt lợn ở nhiều nơi trong giai đoạn tháng 4 và tháng 5 năm 2009, nhưng sau quyết định của Tổ chức Y tế thế giới chuyển từ gọi là “cúm lợn” sang ‘cúm A H1N1” khiến cho tiêu thụ thịt lợn nhanh chóng hồi phục.

Tuy là nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới nhưng Trung Quốc vẫn thường xuyên phải nhập khẩu thịt lợn. Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc tăng đã làm giảm 66% nhập khẩu thịt lợn vào nước này trong năm 2009 so với năm 2008, xuống 150.000 tấn. Đồng thời, giá lợn sống và thịt lợn của Trung Quốc giảm sẽ tạo điều kiện tăng mạnh xuất khẩu từ nước này.

Chương trình trợ cấp của Chính phủ Trung Quốc dành cho ngành chăn nuôi lợn sau dịch tai xanh năm 2007 cũng góp phần đẩy mạnh hoạt động chăn nuôi lợn. Chính phủ nước này đã tăng trợ cấp dành cho hầu hết các khu vực cho tới giữa năm 2009. Ngoài ra khoản trợ cấp bảo hiểm tới 60 NDT (8,80 USD) dành cho mỗi con lợn sẽ được thực hiện.

Khi lượng cung thịt lợn tăng, tạo dư cung sẽ làm giảm đáng kể giá bán lẻ thịt lợn tại Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành mua thịt lợn theo chương trình can thiệp bình ổn giá thị trường làm cho giá thịt lợn tại Trung Quốc hồi phục trở lại. Đó là những biện pháp bình ổn giá cả hữu hiệu và đồng thời giúp người chăn nuôi giảm các rủi ro thị trường.

Mỹ

Mỹ là nước đứng thứ hai trên thế giới về số đầu lợn nuôi. Ngành chăn nuôi lợn của Mỹ đã phát triển từ rất lâu và ổn định số lượng trong gần 10 năm nay ở mức 60 triệu con lợn. Chăn nuôi lợn ở Mỹ chủ yếu tập trung trong các trang trại lớn. Chăn nuôi và chế biến gần như khép kín theo một quy trình mà ở đó mỗi con lợn đều có mã số riêng để có thể quản lý chất lượng. Khi con lợn được đưa vào lò mổ ở đầu này thì cuối dây truyền thịt đã được cắt thành từng phần theo quy cách nhất định hoặc thành sản phẩm sẵn sàng cho tiêu dùng.

Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ năm 2007 đạt mức kỷ lục trên 1,4 triệu tấn. Năm 2005, xuất khẩu chiếm 12,8% tổng sản lượng thịt lợn của Mỹ và năm 2007 con số này tăng lên đến 14,3%. Các sản phẩm thịt lợn của Mỹ chiếm thị phần

cao trên thế giới với giá trị xuất khẩu đạt gần 5 tỷ USD mỗi năm.

Nghiên cứu về ngành chăn nuôi lợn của Mỹ thấy nổi bật lên là công tác phòng chống dịch bệnh và việc Mỹ đối phó khi có dịch xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi. Phản ứng trước dịch cúm lợn đang lây lan nhanh chóng, các nhà sản xuất thịt lợn của Mỹ khẳng định sản phẩm của họ là an toàn và khách hàng không thể nhiễm bệnh khi ăn đồ ăn chín. Hội đồng Thịt lợn quốc gia Mỹ cho biết họ mong muốn bảo đảm với công chúng rằng thịt lợn là an toàn và sẽ tiếp tục an toàn cho người tiêu dùng. Thông báo trên được đưa ra sau khi hàng loạt quốc gia bắt đầu thắt chặt khâu kiểm tra hoặc cấm các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ. Hội đồng thịt lợn Quốc gia Mỹ viện dẫn một thông báo của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ rằng các loại virus cúm lợn không lây lan qua thực phẩm và rằng ăn thịt lợn đã qua xử lý và các sản phẩm thịt lợn đã chín là an toàn vì virus chết ở 700C hoặc cao hơn. Hội đồng này cũng nhấn mạnh, các quan chức y tế tin rằng virus cúm lây lan từ người sang người chứ chưa có bằng chứng bất cứ ca nhiễm bệnh nào do tiếp xúc với lợn. Tập đoàn Smithfield Foods Inc có trụ sở tại Virginia, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất nước Mỹ, khẳng định họ không thấy có dấu hiệu hay triệu chúng cúm nào trong đàn lợn hay nhân viên tại các chi nhánh liên doanh của mình ở Mehico, Smithfield Foods Inc. cho biết các cơ sở của hãng sẽ gửi các mẫu lợn cúm tới trường Đại học Mehico để làm xét nghiệm. Chủ tịch hội đồng Thịt lợn quốc gia Mỹ, Steve Weaver cho biết hội đồng đã kêu gọi các nhà sản xuất thịt lợn thực hiện các biện pháp an toàn sinh học để “bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho đàn gia súc và cho tất cả những ai chăn nuôi gia súc”.

Pháp

Ưu điểm lớn nhất của thịt lợn Pháp, quốc gia xuất khẩu thịt lợn lớn nhất Châu Âu là tính an toàn. Hệ thống sản xuất từ đầu tới cuối đều quản lý lý lịch lợn chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ. Pháp mỗi năm giết mổ 24 triệu con lợn

thịt. Là quốc gia đứng thứ 3 về số lượng lợn giết mổ, sản xuất tại Châu Âu. 95% lợn được sản xuất từ các trang trại có cổ phần trọng hiệp hội chăn nuôi. Hiệp hội chăn nuôi còn đầu tư và quản lý các công ty sản xuất thức ăn gia súc, công ty giết mổ, chế biến. Các nông trại sản xuất hoàn toàn độc lập, quy mô bình quân khoảng 250 con lợn nái. Nông trại trên 500 con lợn nái chiếm 17%.

Trên thế giới, thịt lợn là loại thịt được sử dụng nhiều nhất trong các loại thịt. Nước Pháp cũng vậy, bình quân lượng thịt tiêu thụ trên đầu người một năm là 35 kg. Do bị ảnh hưởng bởi tình hình vệ sinh, dịch bệnh, an toàn thực phẩm nên sau năm 2011 lượng tiêu thụ thịt lợn, thịt bò sẽ giảm và lượng tiêu thụ thịt gà tăng.

Kể từ sau năm 2006, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng làm ảnh hưởng đến giá thịt lợn, cuối năm 2007 giá thức ăn chăn nuôi tăng đột biến khiến ngành chăn nuôi lao đao. Nếu xét chi phí sản xuất lợn năm 2008 là 100% thì giá cám chiếm 66%, nhân công chiếm 12%, tiền nợ chiếm 6%, vệ sinh 4% và các chi phí khác chiếm 12%.

Một phần của tài liệu Phân tích rủi ro trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w