1.4.3 .Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.2. Khái quát tình hình giáo dục trung cấp chuyên nghiệp tại TP.HCM
2.2.1. Quy mô đào tạo
Năm học 2010 – 2011, thành phố có 32 trường TCCN trong đó có 26 trường TCCN tư thục, 6 trường TCCN công lập và 10 cơ sở đại học, cao đẳng có đào tạo TCCN thuộc thành phố quản lý. Tính đến tháng 12 năm 2011, toàn ngành giáo dục chuyên nghiệp thành phố có 87.617 học sinh (trong đó có 78.559 học sinh hệ chính quy), góp phần đáng kể vào việc cung ứng nguồn nhân lực có trình độ chun mơn nghiệp vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của thành phố và khu vực.
2.2.2. Chất lượng đào tạo TCCN
- Giáo dục TCCN có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong việc cung ứng nhân lực trình độ TCCN có tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp tốt để phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, vì vậy cơng tác đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo luôn được các trường quan tâm thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Trong năm học 2010 – 2011, nhiều biện pháp tích cực nhằm tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo như việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học … đã được các trường tổ chức thực hiện và đạt được nhiều kết quả.
2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, năm học 2010-2011 đội ngũ CBQL, nhân viên và Giáo viên của các trường chuyên nghiệp do thành phố quản lý như sau:
Đội ngũ CBQL và nhân viên nghiệp vụ: Tổng số 1.348 người (593 nữ): - Trình độ chun mơn: Giáo sư, Phó Giáo sư: 12 người (chiếm 0,89%); Tiến sĩ: 21 người (chiếm 1,56%); Thạc sĩ: 131 người (chiếm 9,72%); Đại học: 561 người (chiếm 41,62%); trình độ khác: 623 người (chiếm 46,66%).
- Trình độ chính trị: Số người đạt trình độ sơ cấp: 424, chiếm tỉ lệ: 31,45%; Số người đạt trình độ trung cấp: 106, chiếm tỉ lệ: 7,86%; Số người đạt trình độ cao cấp: 30, chiếm tỉ lệ: 2,22%; Số người đạt trình độ cử nhân: 15, chiếm tỉ lệ: 1,11%.
Đội ngũ giáo viên: Tổng số 6.062 giáo viên (cơ hữu 2.823 giáo viên):
- Trình độ chun mơn: Có 5.699 giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên chiếm tỉ lệ 94% (năm 2009 là 93.5%). Trong đó Tiến sĩ: 228 GV, tỉ lệ: 3,76%; Thạc sĩ: 1.345 GV, tỉ lệ: 22,18%; Đại học: 4.052 GV, tỉ lệ: 66,8%.
- Trình độ sư phạm: Số giáo viên đạt yêu cầu về trình độ sư phạm chiếm tỉ lệ: 81,8% (năm 2009 là 77%).
- Trình độ ngoại ngữ và tin học: Số giáo viên đạt trình độ ngoại ngữ A trở lên chiếm tỉ lệ: 73,4%; đạt trình độ tin học A trở lên chiếm tỉ lệ: 83,3%.
- Trình độ chính trị: Số giáo viên đạt trình độ sơ cấp trở lên chiếm tỉ lệ: 62,53% (năm 2009 là 89,6%).[30]