1.4.3 .Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý việc sinh hoạt chuyên môn của Khoa,
Khoa, tổ bộ môn
Khoa, tổ bộ môn là nơi triển khai thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của cấp trên, đồng thời là đơn vị quản lý trực tiếp hoạt động của giáo viên.
Sinh hoạt chuyên môn của Khoa, tổ bộ môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm cho giáo viên.
Mục tiêu
- Xây dựng được một tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
- Xây dựng được một mơi trường sư phạm trong đó giáo viên có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Nội dung
- Tổ chức thảo luận thống nhất lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp cho từng học phần.
- Tổ chức biên soạn giáo trình các học phần cho các ngành học của trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức các hội thảo khoa học nhằm chia sẻ các sáng kiến kinh nghiệm để GV học hỏi lẫn nhau.
- Tổ chức hội thi GV dạy giỏi hàng năm.
Cách thức thực hiện
Tổ chức thảo luận thống nhất lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp cho
từng học phần.
- Căn cứ vào số lượng, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của GV trong tổ bộ môn và nội dung các bài học trong học phần, từ đó phân cơng GV trong tổ bộ môn biên soạn giáo án, thiết kế bài giảng cho các nội dung trong học phần.
- Tổ chức các buổi thao giảng trong tổ bộ môn, Khoa để GV thảo luận, thống nhất phương pháp dạy học phù hợp cho từng học phần.
Tổ chức biên soạn giáo trình các học phần cho các ngành học của trường theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Trên cơ sở đề nghị của các Bộ môn, Khoa, Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức biên soạn giáo trình để phục vụ cho hoạt động dạy học các học phần trong chương trình đào tạo của Khoa.
- Các Bộ môn, Khoa đề xuất với Hiệu trưởng thành lập Ban biên soạn giáo trình hoặc giao nhiệm vụ trực tiếp cho cá nhân giáo viên có trình độ, đúng chun mơn và kinh nghiệm biên soạn giáo trình.
- Ban biên soạn giáo trình hoặc cá nhân giáo viên chịu trách nhiệm biên soạn giáo trình theo đúng đề cương học phần đã được duyệt.
- Hiệu trưởng quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình. Hội đồng thẩm định giáo trình tổ chức thẩm định giáo trình đã biên soạn, báo cáo ý kiến đánh giá của Hội đồng lên Hiệu trưởng.
- Căn cứ vào ý kiến của Hội đồng thẩm định, Hiệu trưởng xem xét, quyết định đưa giáo trình in ấn, xuất bản.
- Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của các Bộ môn, Khoa, Hiệu trưởng xem xét, quyết định việc chỉnh sửa lại giáo trình đang sử dụng cho phù hợp với thực tiễn.
Tổ chức các hội thảo khoa học nhằm chia sẻ các sáng kiến kinh nghiệm để GV
học hỏi lẫn nhau.
- Tập trung lựa chọn các sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá cao, qua đó đề xuất đưa vào các buổi hội thảo.
- GV có những sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả nên được mời trình bày nội dung sáng kiến để CBQL và GV trong Khoa học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Tổ chức hội thi GV dạy giỏi hàng năm.
- Căn cứ vào số lượng và trình độ chun mơn, nghiệp vụ của GV các Khoa, tổ bộ môn trực thuộc trường, Hiệu trưởng đưa ra chỉ tiêu về số lượng tham dự và ra quyết định thành lập Ban tổ chức Hội thi GV dạy giỏi hàng năm.
- Căn cứ vào chỉ tiêu được giao, Trưởng Khoa, tổ trưởng bộ môn đề xuất danh sách GV dự thi gởi Ban tổ chức.
- Căn cứ vào số lượng GV dự thi, Ban tổ chức lập kế hoạch tổ chức hội thi GV dạy giỏi trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Tổ chức hội thi GV dạy giỏi theo kế hoạch đã duyệt.
- Đánh giá, tổng kết và rút kinh nghiệm để năm sau tổ chức tốt hơn.