Tỉnh Bình Dương đã sớm quy hoạch các khu-cụm công nghiệp, từ các khu-cụm ở phía Nam tỉnh trong giai đoạn đầu, đến khu vực phía Bắc cho giai đoạn phát triển "đưa công nghiệp về nông thôn” khi các khu công nghiệp (KCN) phía Nam lấp kín. Các KCN, cụm công nghiệp được quy hoạch dọc các trục lộ đường giao thông thuận lợi, nhất là dọc theo Đại lộ Bình Dương - đường huyết mạch của tỉnh nối các tỉnh Tây Nguyên xuống TP. Hồ Chí Minh hay đường cao tốc Mỹ Phước-Tân Vạn nối liền Đại lộ Bình Dương sang các cảng sông Thạnh Phước, cảng biển Thị Vải, sân bay Long Thành (Đồng Nai). Tỉnh đã quy hoạch và được phê duyệt 28 KCN với diện tích 9.073 ha và 8
cụm công nghiệp với diện tích 600 ha trong đó có 26 KCN hoạt động trải rộng ở 5 huyện, thị, thành phố.
Từ mô hình KCN Việt Nam-Singapore 1 (VSIP 1) do Công ty liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam và Singapore được xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, đến nay nhiều KCN khác cũng được đầu tư hoàn chỉnh và đồng bộ. Tỉnh cũng đảm bảo xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào phục vụ các KCN như hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước...Nhiều KCN như Mỹ Phước 1, 2, 3, VSIP 1, 2, Bàu Bàng... có diện tích lớn trở thành điểm lựa chọn của các nhà đầu tư. Các KCN hoạt động đã đạt tỷ lệ lấp kín bình quân 65% diện tích, nhiều KCN đã lấp kín 100% diện tích như VSIP 1, VSIP 2, Mỹ Phước, Sóng Thần 1,2... Các cụm công nghiệp cũng đã lấp kín bình quân 41% diện tích, trong đó có 3 cụm lấp đầy.
Theo Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu: Hiệu quả các KCN Bình Dương có sức lan tỏa lớn
Bình Dương có hạ tầng KCN được đầu tư bài bản để phục vụ thu hút đầu tư. Chính vì thế cho nên các KCN Bình Dương đều có thành công và thu hút rất nhiều dự án vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần đưa CN tỉnh phát triển nhanh và ổn định, đây là bài học quý báu của tỉnh trong thực hiện những chủ trương và định hướng phát triển CN. Chính từ hạ tầng các KCN tốt đã đưa Bình Dương trở thành điểm sáng trong tốp đầu thu hút đầu tư, hơn 10 năm trở lại đây vốn FDI vào tỉnh ngày còn gia tăng, trở thành địa phương hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặt biệt là các nhà đầu tư từ Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore... Tính hiệu quả này có sức lan tỏa thiết thực trong bài học phát triển CN.
Từ năm 2008 tỉnh đó ban hành chính sách ưu tiên cho những nhà đầu tư đầu tiên vào khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố nhằm thu hút đầu tư vào khu vực này.
Theo đó, 5 nhà đầu tư đầu tiên vào khu công nghệ cao sẽ được ưu tiên chọn khu đất thuận lợi, phù hợp với quy hoạch chi tiết. Các dự án của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào khu nông nghiệp và công nghệ cao phải thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hoặc lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, công nghệ cao
- Đa dạng hình thức thu hút đầu tư
Công tác tiếp thị, xúc tiến, kêu gọi đầu tư đã được tỉnh tổ chức có bài bản mà đơn vị tiên phong là Tổng Công ty Becamex IDC. Công tác này không “khoán trắng” cho từng chủ đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN “tự bơi” mà được lãnh đạo tỉnh quan tâm tạo điều kiện thuận lợi. Lãnh đạo tỉnh thông qua các cuộc gỡ với các Tổng lãnh sự quán, Hiệp hội, Chi hội doanh nghiệp các nước…làm công tác tiếp thị, xúc tiến đầu tư, hay thông qua các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại tỉnh hoạt động có hiệu quả để giới thiệu “tình hình môi trường đầu tư thực tế của Bình Dương”. Đặc biệt Tổng Công ty Becamex IDC còn tổ chức được mạng lưới người nước sở tại làm công tác tiếp thị đầu tư cho mình. Với cách làm này, Bình Dương vừa chọn được các nhà đầu tư tiềm năng là các tập đoàn mạnh, vừa chọn được các án đầu tư công nghiệp có công nghệ hiện đại, dự án đầu tư thương mại-dịch vụ-đô thị... theo định hướng phát triển bền vững của tỉnh, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế trong công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư nước ngoài.
- Hiệu quả thiết thực
Bình Dươngđã tận dụng được lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, cùng những kinh nghiệm rút ra từ những địa phương khác. Chiến lược phát triển
xác định công nghiệp là ngành kinh tế chủ lực để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà; trong đó các KCN tiếp tục đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tập trung thu hút đầu tư. Vì vậy, họ đã đề ra mục tiêu phát triển các KCN theo hướng hình thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa của tỉnh một cách đồng bộ. Bên cạnh đó, quy hoạch các KCN phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển... trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm và chỉ đạo các KCN tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít sử dụng lao động, ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao...
KẾT LUẬN
Tỉnh Hà Nam có thể được coi là tân binh trong lĩnh vực thu hút FDI với khoảng 14 năm tham gia, kể từ năm 2000 sau khi Luật ĐTNN của Việt Nam ra đời, nhưng chỉ tới luật đầu tư 2005 có hiệu lực, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh mới thực sự có những chuyển biến rõ rệt. Nguồn vốn FDI đã mang lại hiệu quả rất to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh như giúp bổ sung nguồn vốn để đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao... nhưng bên cạnh cũng mang lại một số tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, gia tăng dân số, mất cân đối trong cơ cấu ngành kinh tế, nảy sinh nhiều vấn đề tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, gia tăng khoảng cách giàu nghèo,...
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả đã đưa ra những đánh giá về thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000-2013, các vai trò và hạn chế của FDI đối với kinh tế xã hội toàn tỉnh. Trên cơ sở đó tác giả đã đề ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại nhằm nâng caohiệu quả thu hút vốn FDI và phát huy hơn nữa vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn mới chỉ đưa ra các giải pháp có tính tổng quan và sơ lược. Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2.39&aID=1128 (website: Bộ kế hoạch và đầu tư cục đầu tư nước ngoài)
http://vafie.org.vn/index.php?mod=article&cat=tintucdautu&article=57 (website: Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài)
http://hanam.gov.vn (website tỉnh Hà Nam)
Niên giám thông kê tỉnh Hà Nam 2012
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội của tỉnh Hà Nam năm 2013
Luận văn các giải pháp thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Hải Dương 2008 – Bùi Anh Tuấn